Thứ bảy 27/04/2024 10:56

Dấu hiệu nhận biết bệnh Parkinson

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Hiện nay, người cao tuổi mắc bệnh Parkinson ngày càng có xu hướng gia tăng. Vậy dấu hiệu nhận biết bệnh Parkinson là gì?

Parkinson là bệnh gì?

Thực tế ngoài bệnh Parkinson còn nhiều bệnh nhân có biểu hiện giống bệnh Parkinson người ta gọi là hội chứng Parkinson. Hội chứng Parkinson thì có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau như: Thoái hóa thần kinh, do nhiễm khuẩn (viêm não), do nhiễm độc (trong đó có một số thuốc an thần kinh…), do chấn thương, do tổn thương mạch máu não (đột quỵ, đái tháo đường, vữa xơ mạch não, tăng huyết áp)...

Ở giai đoạn đầu các triệu chứng của bệnh Parkinson hay gặp có thể là: Mệt mỏi, đau cơ, vụng về khi thực hiện các động tác đơn giản (đi tất, đi giầy, tra chìa khóa…), rối loạn chữ viết (chữ viết nhỏ dần), táo bón, trầm cảm, kéo lê một chân hoặc giảm hoạt động một tay khi vận động, bong vảy da ở mặt, đầu gối. Cũng có khi triệu chứng sớm là run khi nghỉ không liên tục, kín đáo.

Dấu hiệu nhận biết bệnh Parkinson

Khi mới bắt đầu, dấu hiệu nhận biết bệnh Parkinson là mỏi mệt, đau nhức cơ, vụng về khi thao tác các động tác đơn giản hằng ngày, hay làm rơi, đổ vỡ, viết chữ khó khăn… Có thể gặp triệu chứng run khi nghỉ, nhưng thường không rõ rệt nên ít khi được phát hiện ra sớm.

Ở giai đoạn kế tiếp, dấu hiệu nhận biết bệnh Parkinson là nhóm triệu chứng vận động: Run khi nghỉ, cứng đờ, giảm vận động. Bệnh nhân có tư thế khom gấp, hiện tượng uốn sáp và mất phản xạ tư thế.

Đặc điểm run của bệnh parkinson thường run ở đầu ngón tay như vê thuốc lào, cũng có thể cả ở mặt nhất là môi và lưỡi, có khi run cả hàm dưới và cằm. Run ở tư thế nghỉ, khi bệnh nhân làm động tác cố ý thường không run hoặc run giảm.

Ngoài các dấu hiệu nhận biết bệnh Parkinson cơ bản trên còn có các biểu hiện khác gồm các nhóm triệu chứng ngoài vận động như bệnh nhân cảm thấy đau đớn khắp người (do căng cứng cơ). Các triệu chứng rối loạn thần kinh thực vật chịu được nóng bức, có thể thấy ra nhiều mồ hôi, táo bón…

Các chức năng trí tuệ vẫn tốt và không có biểu hiện gì của sa sút. Tuy nhiên hoạt động tâm lý thường chậm chạp, có khi xảy ra rối loạn cảm xúc lo âu, hoang tưởng, nhất là những phản ứng trầm cảm. Hội chứng chân không yên.

Biến chứng có thể gặp khi mắc bệnh Parkinson

Các biến chứng thường xảy ra ở những bệnh nhân Parkinson giai đoạn muộn, bao gồm:

-Té ngã: Rất thường gặp, gây chấn thương, gãy xương, đặc biệt gãy cổ xương đùi ở người lớn tuổi.

-Sa sút trí tuệ (suy giảm trí nhớ)

-Nhiễm trùng phổi, đường tiểu

-Sụt cân, suy kiệt

Ngoài ra còn xuất hiện các biến chứng do điều trị thuốc levodopa như dao động vận động, loạn động. Biến chứng này thường khó tránh vì hầu hết bệnh nhân đều cần điều trị levodopa trong một thời gian dài.

Bệnh Parkinson ảnh hưởng đến cuộc sống của người bệnh như thế nào?

Bệnh Parkinson là bệnh mạn tính, tiến triển và không chữa khỏi nên khiến người mắc hay có cảm giác lo lắng, buồn, sợ, bi quan. Tuy nhiên, cần nhớ rằng:

- Không ai có thể biết bệnh của mình tiến triển như thế nào cả, nhưng thường là tiến triển chậm, nhiều người trải qua nhiều năm chỉ với triệu chứng rất nhẹ như run ở 1 tay.

- Nhiều người bệnh Parkinson có thể tiếp tục làm công việc hiện tại nhiều năm. Khi bệnh tiến triển nặng hơn, người bệnh cần thay đổi công việc và được giúp đỡ để học cách thích nghi.

- Điều quan trọng là người bệnh nên chủ động trong việc chăm sóc sức khỏe của mình, và nên học mọi thứ về bệnh của mình.

- Người bệnh nên liên lạc và tham gia vào các hội nhóm bệnh nhân bị bệnh này để trao đổi kinh nghiệm.

Gia Huy
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động