Đảm bảo an toàn thực phẩm trước, trong và sau Tết Quý Mão 2023
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênKiểm tra công tác đảm bảo An toàn vệ sinh thực phẩm tại cơ sở sản xuất rau trên đại bàn Vĩnh Phúc (ảnh minh họa) |
Tích cực ngăn chặn các hành vi vi phạm an toàn vệ sinh thực phẩm
Từ đầu năm 2022, lực lượng chức năng triển khai nhiệm vụ đảm bảo ATTP, đã tiến hành các cuộc thanh kiểm tra, tập trung vào các mặt hàng được sử dụng nhiều như bánh kẹo, bia, rượu, nước giải khát, các sản phẩm từ thịt, rau, quả..., các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống. Trong đó chú trọng những cơ sở có dấu hiệu vi phạm, kịp thời ngăn chặn.
Những thời điểm quan trọng như Tết cổ truyền, Trung thu, các dịp nghỉ lễ dài ngày 30/4; Quốc Khánh 2/9... người dân bên cạnh việc vui chơi, giải trí, thì nhu cầu sử dụng thực phẩm trong xã hội tăng mạnh. Đây cũng là dịp các hành vi gian lận, vi phạm trong kinh doanh dịch vụ ăn uống, lương thực thực phẩm có dấu hiệu tăng so với thời điểm bình thường. Đặt ra yêu cầu cho cơ quan quản lý tích cực triển khai các biện pháp để đảm bảo an toàn, ngăn chặn vi phạm, không để tình trạng thực phẩm kém chất lượng ảnh hưởng đến sức khỏe người dân.
Lực lượng chức năng phối hợp kiểm tra nhằm ngăn chặn các hành vi buôn bán hàng kém chất lượng nhằm bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng. |
“Các đoàn kiểm tra về an toàn vệ sinh thực phẩm của tỉnh tập trung kiểm tra những cơ sở sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu thực phẩm với số lượng lớn, các chợ đầu mối, siêu thị, trung tâm thương mại, các đại lý. Đối với các cơ sở thực phẩm vừa và nhỏ, cơ sở giết mổ, hộ gia đình nấu rượu thủ công, cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố, chủ yếu do cấp huyện, xã thực hiện kiểm tra. Nhằm phát hiện các hành vi vi phạm đe dọa sức khỏe người dân, để tiến hành xử phạt nghiêm khắc.” - ông Trần Văn Chung, Chi cục trưởng Chi cục An toàn Vệ sinh Thực phẩm tỉnh Vĩnh Phúc cho biết.
Đã có những trường hợp vi phạm quy định bị xử lý, như trường hợp hộ kinh doanh Trần Tiến Mạnh (Ngọc Mỹ, huyện Lập Thạch), bị cơ quan chức năng ra Quyết định số 87/QĐ- ATVSTP ngày 02/8/2022 xử phạt 6,000,000 đồng về hành vi vi phạm: Khu vực chứa đựng, kho bảo quản không đầy đủ giá kệ, biển tên, nội quy, quy trình, chế độ vệ sinh.
Đặc biệt, Quyết định số 95/QĐ- ATVSTP ngày 29/8/2022 xử phạt hộ kinh doanh Hoàng Thị Vân (thành phố Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc) số tiền 17,500,000 đồng về hành vi vi phạm: Sản xuất sản phẩm nước uống đóng chai, đóng bình thuộc diện tự công bố sản phẩm, không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng QCVN 6-1:210/BYT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với nước khoáng thiên nhiên và nước uống đóng chai (chỉ tiêu Pseudomonas aeruginosa: 1,4x104 vi khuẩn/ 250 mL không phù hợp với giới hạn cho phép tại QCVN 6-1:210/BYT). Ngoài việc bị phạt tiền, cơ sở vi phạm còn bị áp dụng hình thức phạt bổ sung: đình chỉ toàn bộ hoạt động sản xuất nước uống đóng bình, đóng chai, nước đá viên dùng liền của cơ sở 01 tháng.
Tăng cường kiểm tra ATTP tại các đơn vị cung cấp suất ăn cho công nhân |
Đảm bảo an toàn thực phẩm trường học
Đối với lĩnh vực đảm bảo ATTP trường học lực lượng chức năng đã tăng cường công tác y tế, vệ sinh môi trường trường học để phòng, chống và ngăn chặn các bệnh lây truyền do nguồn nước không đảm bảo; huy động đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục, học sinh, sinh viên tham gia vệ sinh khuôn viên sân trường, khơi thông cống rãnh, thu gom rác thải xung quanh sân trường, vệ sinh khử khuẩn lớp học. Lập kế hoạch duy trì các hoạt động bảo hành, bảo dưỡng các công trình nước sạch, vệ sinh trong các cơ sở giáo dục.
Tăng cường phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chức năng với nhà trường, gia đình trong việc giáo dục, hướng dẫn trẻ em, học sinh thực hiện các quy định về an toàn thực phẩm, vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường. Đảm bảo dinh dưỡng hợp lý kết hợp với tăng cường hoạt động thể lực phù hợp với độ tuổi, thể trạng của trẻ em, học sinh và điều kiện của gia đình trẻ em, học sinh để nâng cao sức khỏe, phòng, chống dịch bệnh và các bệnh không lây nhiễm.
Đặc biệt, tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, giáo dục kiến thức, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ quản lý giáo dục (nhấn mạnh vai trò, trách nhiệm người đứng đầu cơ sở giáo dục), giáo viên, nhân viên nhà trường, học sinh và cha mẹ học sinh về việc đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm, phòng chống các dịch bệnh lây truyền qua thực phẩm và ngộ độc thực phẩm; tuyên truyền thực 2 hiện “05 chìa khóa để có thực phẩm an toàn ” theo hướng dẫn của Tổ chức Y tế thế giới, sử dụng thực phẩm đã được nấu chín và nước đã đun sôi.
Thực hiện nghiêm nguyên tắc 05 chìa khoá để có thực phẩm an toàn. Chìa khóa 1: Giữ sạch sẽ (đề phòng các vi khuẩn, vi-rút phát triển và lan truyền); Chìa khóa 2: Để riêng thực phẩm sống và đã nấu chín (đề phòng sự lây lan vi sinh vật); Chìa khóa 3: Nấu nướng thật kỹ (giết chết các vi sinh vật nguy hiểm); Chìa khóa 4: Giữ thực phẩm ở nhiệt độ an toàn (ngăn ngừa sự phát triển vi sinh vật); Chìa khóa 5: Dùng nước và thực phẩm ban đầu sạch, an toàn.
Phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm về an toàn thực phẩm, điều kiện vệ sinh trong trường học để đảm bảo sức khỏe cho trẻ em, học sinh. Tuyệt đối không để các cơ sở không đầy đủ các quy định về an toàn thực phẩm được phép hoạt động.
Trong quá trình kiểm tra, các tổ công tác có sự phối hợp làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục kiến thức pháp luật về ATTP, nâng cao ý thức chấp hành của người dân. |
Nâng cao ý thức trách nhiệm của chủ cơ sở kinh doanh dịch vụ
Dịp Tết Quý Mão 2023 đang đến gần, Chi cục ATVS Thực phẩm Vĩnh Phúc yêu cầu các đơn vị trực thuộc, phối hợp cùng các đơn vị liên quan tiếp tục tiến hành một số nội dung sau: Thực hiện nghiêm các chỉ đạo của Ban Bí thư, Thủ tướng Chính phủ, lãnh đạo UBND tỉnh Vĩnh Phúc, và các văn bản hiện hành khác có liên quan về đảm bảo vệ sinh, ATTP trên địa bàn.
Tăng cường công tác kiểm soát chặt chẽ nguồn gốc thực phẩm và các khâu: chế biến, bảo quản, vận chuyển thực phẩm, chia thức ăn của các cơ sở kinh doanh cung cấp dịch vụ ăn uống; tuân thủ quy trình giao nhận, kiểm thực ba bước, lưu mẫu thức ăn theo đúng quy định; kiên quyết không sử dụng nguyên liệu, sản phẩm không rõ nguồn gốc hoặc nghi ngờ không đảm bảo ATTP.
Nghiêm cấm không để các cơ sở sản xuất, cung cấp thực phẩm không đáp ứng đầy đủ các quy định về ATTP, không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP (đối với các đối tượng thuộc diện phải cấp) cung cấp thực phẩm hoặc suất ăn cho các trường học, hoặc suất ăn cho công nhân các khu công nghiệp.
Ngoài việc phát hiện và xử lý nghiêm khắc các hành vi vi phạm, lực lượng chức năng làm nhiệm vụ cần tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, giáo dục kiến thức, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của người dân (nhấn mạnh vai trò, trách nhiệm người đứng đầu, chủ các cơ sở kinh doanh dịch vụ), về việc đảm bảo vệ sinh, ATTP, phòng chống các dịch bệnh lây truyền qua thực phẩm và ngộ độc thực phẩm.
Trong quá trình kiểm tra, các đoàn kiểm tra của tuyến trên làm việc với Ban Chỉ đạo liên ngành an toàn thực phẩm của tuyến dưới để nắm bắt tình hình công tác an toàn vệ sinh thực phẩm tại địa phương; nắm bắt việc triển khai các biện pháp quản lý ATTP, trên mỗi địa bàn.
Làm gì khi thực phẩm bẩn vẫn “đe dọa” trẻ hàng ngày? | |
Lại chuyện thực phẩm bẩn dịp cuối năm | |
Hà Nội thành lập 4 đoàn kiểm tra liên ngành an toàn thực phẩm dịp Tết Nguyên đán 2023 |
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại