Làm gì khi thực phẩm bẩn vẫn “đe dọa” trẻ hàng ngày?
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênThực phẩm bẩn, nguy hại vẫn đang "rình rập" tới sức khỏe các em mỗi ngày. Cần nâng cao cảnh giác, tăng cường trách nhiệm với bếp ăn bán trú... |
Những vụ việc báo động
Dư luận mới đây không khỏi bàng hoàng về vụ việc ngộ độc thực phẩm xảy ra tại tỉnh Khánh Hòa khiến 1 học sinh lớp 1 tử vong, hàng trăm em khác sức khỏe bị ảnh hưởng. Theo đó, sau bữa ăn trưa (17/11) tại trường iSchool Nha Trang đã có hơn 640 học sinh tới các bệnh viện thăm khám, kiểm tra vì nghi bị ngộ độc thực phẩm, trong đó hơn 260 em được cho về nhà theo dõi, 380 em nhập viện điều trị nội trú.
Báo cáo kết quả điều tra ban đầu của Đội điều tra ngộ độc thực phẩm TP. Nha Trang về vụ việc này cho thấy, bữa ăn trưa ngày 17/11 gồm suất ăn lúc 10 giờ 30 phút dành cho học sinh tiểu học; suất ăn lúc 11 giờ 30 phút dành cho học sinh THCS, THPT và lúc 12 giờ 30 phút cho công nhân viên, giáo viên, trong đó món cánh gà chiên là thực phẩm gây ngộ độc với vi khuẩn Salmonella. Khi làm việc với cơ quan chức năng, những người trong bếp khai nguyên liệu cánh gà (thực phẩm gây ngộ độc) được nhập vào chiều 16/11. Sau khi nhập hàng, thực phẩm còn nguyên thùng được để trên bàn trong khu vực bếp đến sáng ngày hôm sau thì chế biến món ăn.
Hàng đồ chơi hình súng được một phụ huynh mua gần trường Lê Mao, TP Vinh cho con, khi chơi với các bạn phát ra khói trắng nghi là thủ phạm gây nên khó thở... |
Mới đây, chiều 7/12, sau buổi ngoại khóa và ăn uống tại một cơ sở trên địa bàn huyện Mộc Châu, 40 học sinh lớp 4 của trường Tiểu học Mộc Lỵ có biểu hiện ngộ độc thực phẩm và được đưa vào bệnh viện cấp cứu.
Còn tại Nghệ An, ngày 8/12, nhiều học sinh ở trường Tiểu học Lê Mao (TP Vinh) cũng đã kiểm tra sức khỏe tại bệnh viện khi hít phải một loại khí trong túi ni lon hình khẩu súng đồ chơi. Vào giờ ra chơi, một em học sinh lớp 5 mang một mô hình đồ chơi giống khẩu súng ra chơi với các bạn, quá trình chơi khí trong khẩu súng xì ra khiến các em khó thở...Qua xác minh ban đầu từ nhà trường thì món trò chơi nghi là “thủ phạm” gây hại này được phụ huynh mua cho con gần cổng trường học.
Làm gì để bảo vệ trẻ trước thực phẩm bẩn?
Những vụ việc trẻ bị ngộ độc thực phẩm liên tiếp đã khiến dư luận hết sức lo lắng. Ngành chức năng các địa phương cũng đã rốt ráo vào cuộc nhằm kiểm soát tối đa “sự tấn công” của thực phẩm bẩn tới sức khỏe của học sinh.
Như tại Nghệ An, mới đây ngành y tế và ngành giáo dục cũng như các đơn vị liên quan đã tiến hành tổ chức kiểm tra bếp ăn, thực phẩm tại tất cả các trường học trên địa bàn. Yêu cầu bếp ăn của các trường học phải thực hiện đúng các quy định của pháp luật về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với vệ sinh cơ sở, trang thiết bị, dụng cụ, thực hành của người tham gia chế biến thực phẩm. Đồng thời, nghiêm túc thực hiện các quy định về kiểm thực 3 bước, lưu mẫu thức ăn, kiểm soát chặt chẽ nguồn nguyên liệu đầu vào.
Nhà trường cũng cần thường xuyên tổ chức kiểm tra, giám sát công tác đảm bảo an toàn thực phẩm tại bếp ăn tập thể. Ngoài ra, chính quyền địa phương, cơ quan chức năng cũng cần chủ trì tổ chức kiểm tra, giám sát các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố tại khu vực xung quanh trường học. Cảnh báo kịp thời các sản phẩm, cơ sở không đảm bảo an toàn thực phẩm để nhà trường thông tin đến phụ huynh và học sinh.
Yêu cầu các trường học kiểm soát chặt chẽ các sản phẩm, thực phẩm được tặng miễn phí hoặc trong chương trình giới thiệu sản phẩm, quảng cáo, quà tặng được các tổ chức, cá nhân thực hiện trong nhà trường và khu vực xung quanh nhà trường. Nếu có sự cố an toàn thực phẩm và ngộ độc thực phẩm cần phối hợp với ngành Y tế trên địa bàn xây dựng kế hoạch, các biện pháp để xử lý nhanh, có hiệu quả.
Để trẻ em luôn có những bữa ăn dinh dưỡng, bảo đảm VSATTP hàng ngày với bếp ăn bán trú thì cần nêu cao trách nhiệm, kiểm soát đầu vào thực phẩm, quy trình chế biến, gia vị... |
Về câu chuyện kiểm soát, phòng chống thực phẩm bẩn xâm nhập vào bếp ăn nhà trường, cô Nguyễn Thị Bích Nga - Hiệu trưởng mầm non Hưng Dũng 2 chia sẻ: “Trong tư thế sẵn sàng, trường luôn chủ động kiểm soát dù đã có nguồn thực phẩm đầu vào ổn định, rõ ràng. Từ kiểm soát đầu vào, đến khâu chế biến, người chế biến, dụng cụ, gia vị... đều được chú ý mỗi ngày. Trước nguy cơ cao, chúng ta không thể nhìn được bằng mắt thường, nhưng với sự trách nhiệm, kiểm soát hết mức có thể thì rõ ràng chúng ta sẽ duy trì được bữa ăn ổn định, dinh dưỡng, an toàn cho trẻ trong bữa ăn bán trú hàng ngày. Đối với bếp ăn bán trú tuyệt đối tuân thủ qui trình bếp 1 chiều, đồ dùng phục vụ bán trú đảm bảo tiêu chuẩn VSATTP, nhân viên nấu ăn được khám sức khỏe định kỳ. Đảm bảo kiểm thực 3 bước theo qui định”.
Cùng với sự quyết liệt của cơ quan chức năng, phụ huynh cũng cần phối hợp, luôn quan tâm, dặn trẻ tránh xa những thực phẩm lạ, đồ chơi lạ không rõ nguồn gốc, bánh trái ăn vặt trước các trường học với những nguy cơ gây hại sức khỏe. Nhà trường cần tuyên truyền nhiều hơn tới trẻ việc nói không với ăn vặt, sử dụng những thực phẩm ăn nhanh bày bán ở vỉa hè, cổng trường, tuyên truyền sự ảnh hưởng của thực phẩm với sức khỏe thông qua những hình ảnh sinh động trong trường học.
Sở Y tế Nghệ An vừa có báo cáo kết quả giám sát bếp ăn bán trú trường học tại các địa phương Hưng Nguyên, Nam Đàn, Đô Lương, Thanh Chương, Diễn Châu, Yên Thành, Nghi Lộc, Quế Phong, Nghĩa Đàn, Quỳ Hợp, Quỳnh Lưu, thị xã Thái Hòa, TX. Cửa Lò, TX. Hoàng Mai và thành phố Vinh. Qua đó cho thấy, trong 44 bếp ăn bán trú trường học được giám sát thì có 22/44 cơ sở đạt (chiếm tỷ lệ 50%). 22 cơ sở còn lại đang tồn tại một số điều kiện chưa đảm bảo ATTP. |
Nghệ An: Thông tin cảnh báo xả lũ vẫn còn những “khoảng trống” | |
Chánh án TAND Nghệ An: Án liên quan tới đất đai chiếm tỷ lệ tương đối lớn | |
Vì sao gần 150 cán bộ y tế tại Nghệ An xin nghỉ việc? |
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại