Thứ bảy 29/06/2024 10:32

Chủ động triển khai các biện pháp ứng phó với nguy cơ nắng nóng, hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa có công điện chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương chủ động triển khai biện pháp cấp bách ứng phó với nguy cơ nắng nóng, hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn.
Chủ động triển khai các biện pháp ứng phó với nguy cơ nắng nóng, hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn
Chủ động triển khai các biện pháp ứng phó với nguy cơ nắng nóng, hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn.

Theo báo cáo của Bộ Tài nguyên và Môi trường, từ đầu năm đến nay, tổng lượng mưa trên toàn quốc phổ biến ở mức thấp hơn trung bình nhiều năm; hiện nay, mực nước tại nhiều hồ chứa lớn ở mức rất thấp; một số hồ chứa lớn lượng nước trữ trong các hồ chứa thiếu hụt từ vài chục đến hàng trăm triệu m3, cá biệt hồ Bản Vẽ (Nghệ An) thiếu hụt tới 389 triệu m3.

Cơ quan Khí tượng Vương quốc Anh dự báo năm 2023 là một trong những năm nóng kỷ lục. Với tình trạng thiếu hụt nguồn nước tại các hồ chứa lớn, đồng thời khả năng cao ảnh hưởng của hiện tượng El Nino vào nửa cuối năm 2023, nguy cơ xảy ra nắng nóng, hạn hán, thiếu nước nghiêm trọng trong thời gian tới, nhất là tại các khu vực Trung Bộ, Tây Nguyên và Đông Nam Bộ.

Trước tình hình trên, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ trưởng và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố chủ động chỉ đạo, triển khai quyết liệt các giải pháp cấp bách phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn, không để thiếu nước cho sinh hoạt, thủy điện và ảnh hưởng tới sản xuất, nhất là đối với các lĩnh vực trọng yếu, tập trung một số nhiệm vụ cụ thể sau:

Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố, nhất là các tỉnh, thành phố khu vực Trung Bộ, Tây Nguyên và Đông Nam Bộ tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn người dân chủ động tích trữ nước ngọt, sử dụng hiệu quả, tiết kiệm nước, điện, triệt để chống thất thoát, lãng phí nước.

Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn kiểm kê, đánh giá nguồn nước dự trữ tại các hồ chứa nước, công trình thủy lợi trên địa bàn, tính toán cân bằng nước để có kế hoạch vận hành từng hệ thống thủy lợi, hồ chứa thủy lợi, thủy điện, điều chỉnh, bổ sung phương án sử dụng nước, trong đó trước hết ưu tiên nguồn nước cấp nước cho sinh hoạt, chăm lo sức khỏe cho người dân, chăn nuôi gia súc và các lĩnh vực sản xuất trọng yếu.

Triển khai các biện pháp cần thiết để trữ nước, ngăn mặn; đẩy nhanh tiến độ thi công sớm hoàn thành, đưa vào sử dụng các công trình thủy lợi, cấp nước sinh hoạt; lắp đặt và vận hành trạm bơm dã chiến; kéo dài đường ống dẫn nước để kết nối nguồn nước từ đô thị phục vụ cho nông thôn; vận chuyển nước sinh hoạt cho các khu dân cư, trường học, bệnh viện, cơ sở y tế tại các khu vực không đảm bảo nguồn nước.

Chủ động thực hiện giải pháp cung cấp nước, không để thiếu nước cho sinh hoạt và chăn nuôi, ảnh hưởng đến sức khỏe, đời sống của nhân dân, nhất là đối với vùng núi, vùng ven biển thường xảy ra thiếu nước sinh hoạt.

Căn cứ tình hình cụ thể về nguồn nước và khả năng cấp nước, điều chỉnh mùa vụ, cơ cấu cây trồng phù hợp, chuyển đổi diện tích trồng lúa ở vùng hạn hán, chưa bảo đảm cấp nước sang cây trồng cạn.

Chủ động bố trí ngân sách địa phương để triển khai thực hiện các giải pháp cấp bách phòng, chống hạn hán, xâm nhập mặn; ưu tiên bố trí kinh phí đầu tư xây dựng, sửa chữa, nâng cấp công trình cấp nước tập trung.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phân công 1 đồng chí lãnh đạo Bộ trực tiếp theo dõi, chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc các địa phương xây dựng và thực hiện phương án phòng, chống hạn hán, xâm nhập mặn; tổ chức dự báo chuyên ngành, chỉ đạo, hướng dẫn điều chỉnh thời vụ, cơ cấu cây trồng và thực hiện các giải pháp phòng, chống hạn hán, thiếu nước.

Theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết, nguồn nước, hướng dẫn điều tiết nước tại các hồ chứa thủy lợi, quản lý nguồn nước trong các hệ thống công trình thủy lợi; thường xuyên kiểm tra, đánh giá cân đối nguồn nước để điều chỉnh kế hoạch sử dụng nước phù hợp đáp ứng tốt nhất nhu cầu nước sinh hoạt và sản xuất.

Chỉ đạo các cơ quan chức năng tính toán, lập kế hoạch lấy nước cụ thể phục vụ sản xuất vụ Hè Thu năm 2023; chủ trì, thống nhất với các cơ quan liên quan về thời gian cụ thể và phương án điều tiết nước cho hạ du theo hướng linh hoạt phù hợp khả năng lấy nước hiệu quả của công trình thủy lợi; hướng dẫn các địa phương về mùa vụ, thời gian lấy nước phù hợp với thời gian xả nước gia tăng của các hồ chứa theo kế hoạch, không để kéo dài thời gian lấy nước.

Phối hợp với các địa phương rà soát, xác định các vùng có thể chủ động được nguồn nước, vùng có nguy cơ cao bị hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn, trên cơ sở đó hướng dẫn chuyển đổi cây trồng, sản xuất phù hợp, hạn chế nguy cơ bị thiệt hại do hạn hán, thiếu nước.

Tổng hợp tình hình hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn ở các địa phương, chủ động phối hợp với các bộ, ngành đề xuất Thủ tướng Chính phủ xem xét, hỗ trợ các địa phương, nhất là các tỉnh khu vực Trung Bộ và Tây Nguyên thực hiện các giải pháp phòng, chống hạn hán, xâm nhập mặn theo quy định của pháp luật.

Bộ Tài nguyên và Môi trường theo dõi sát diễn biến thời tiết, tăng cường dự báo, cảnh báo, nhận định về tình hình khí tượng thủy văn, kịp thời cung cấp thông tin phục vụ chỉ đạo sản xuất phù hợp với điều kiện nguồn nước và chủ động thực hiện các biện pháp phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn; phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương và các địa phương thống nhất kế hoạch vận hành linh hoạt, điều tiết nước các hồ chứa thủy lợi, thủy điện lớn để chủ động phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn và khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên nước trong cả mùa lũ, mùa cạn.

Bộ Công Thương chỉ đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam rà soát phương án sản xuất điện trong bối cảnh xảy ra thiếu nước tại các hồ thủy điện để có phương án chủ động bảo đảm cung ứng điện cho sản xuất, sinh hoạt của nhân dân; tăng cường sử dụng các nguồn điện, ưu tiên dành nước của các hồ thủy điện phục vụ phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn; phối hợp với các cơ quan truyền thông làm tốt công tác phổ biến, tuyên truyền ý thức sử dụng tiết kiệm điện, đặc biệt là trong các tháng cao điểm nắng nóng; tính toán, đề xuất vận hành linh hoạt các hồ chứa thủy điện lớn gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường thẩm định, trình cấp thẩm quyền xem xét, quyết định nhằm khai thác hiệu quả, tiết kiệm nguồn nước.

Phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài nguyên và Môi trường và các địa phương thống nhất kế hoạch điều tiết nước các hồ chứa thủy điện để bảo đảm cân đối nguồn nước phục vụ sinh hoạt và sản xuất phù hợp, bổ sung nước phòng, chống hạn hán, thiếu nước cho hạ du với ưu tiên trước hết phải bảo đảm nguồn nước phục vụ sinh hoạt, bảo đảm sức khỏe của nhân dân, sau đó là phục vụ các nhu cầu thiết yếu khác.

Bộ Y tế chủ động hướng dẫn người dân các kỹ năng để bảo vệ sức khỏe khi nắng nóng gay gắt kéo dài; chỉ đạo lực lượng y tế cơ sở hướng dẫn nhân dân bảo đảm an toàn môi trường, tránh bùng phát dịch bệnh do nắng nóng kéo dài, hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn.

Bộ Xây dựng chỉ đạo các cơ quan chức năng, các đơn vị quản lý, vận hành các Nhà máy nước lớn rà soát, nâng cao năng lực, hiệu quả lấy nước phù hợp với điều kiện nguồn nước các hồ chứa và trên các lưu vực sông, bảo đảm cấp nước an toàn cho sinh hoạt và sản xuất của nhân dân ở hạ du.

Bộ Thông tin và Truyền thông, Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam, Báo Nhân dân và các cơ quan truyền thông tiếp tục làm tốt công tác thông tin, truyền thông, nâng cao nhận thức của các cấp, ngành, tổ chức, đơn vị và người dân để thay đổi, nhận thức, chủ động sử dụng tiết kiệm điện, nước, chủ động ứng phó với tình trạng hạn hán, thiếu nước.

Các Bộ, ngành khác chủ động chỉ đạo, phối hợp, hỗ trợ địa phương triển khai công tác phòng, chống, khắc phục tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn theo chức năng quản lý nhà nước được phân công.

Chủ động ứng phó thời tiết nguy hiểm trên biển
Các biện pháp để giảm thiểu úng ngập tại Hà Nội
Pháp đối mặt với nguy cơ thiếu điện trong mùa Đông
T.Quang
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»
Thủ tướng Phạm Minh Chính biểu dương Hà Nội vận hành một số nền tảng ứng dụng Đề án 06

Thủ tướng Phạm Minh Chính biểu dương Hà Nội vận hành một số nền tảng ứng dụng Đề án 06

Tại Hội nghị sơ kết 06 tháng đầu năm 2024 thực hiện Đề án 06 Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính ghi nhận và đánh giá cao UBND thành phố Hà Nội trong vai trò tiên phong chuyển đổi số Quốc gia, thực hiện Đề án 06.
Bộ trưởng Công an đánh giá cao Hà Nội về phương pháp triển khai Đề án 06 Chính phủ

Bộ trưởng Công an đánh giá cao Hà Nội về phương pháp triển khai Đề án 06 Chính phủ

Tại Hội nghị sơ kết 06 tháng đầu năm 2024 thực hiện Đề án 06 Chính phủ, Thượng tướng Lương Tam Quang, Bộ trưởng Bộ Công an đã có những chia sẻ về kết quả mà Hà Nội đạt được cũng như việc phối hợp thực hiện trong quá trình chuyển đối số.
Đề xuất tạo cơ chế phát triển giáo dục chất lượng cao

Đề xuất tạo cơ chế phát triển giáo dục chất lượng cao

Đại biểu Nguyễn Thị Tuyết Nga – Đoàn Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Quảng Bình cho biết, cần có những cơ chế, chính sách mạnh hơn, đặc biệt hơn để thúc đẩy xã hội hóa giáo dục, tạo không gian phát triển bình đẳng công tư. Nhà nước ưu tiên đầu tư và thu hút các nguồn lực đầu tư cho giáo dục, khuyến khích phát triển cơ sở giáo dục dân lập, tư thục, đáp ứng nhu cầu xã hội về giáo dục chất lượng cao.
Luật Bảo hiểm Xã hội (sửa đổi) được Quốc hội thông qua: Mở rộng quyền lợi cho người tham gia

Luật Bảo hiểm Xã hội (sửa đổi) được Quốc hội thông qua: Mở rộng quyền lợi cho người tham gia

Với 454/465 ( chiếm 93,42%) đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội đã thông Luật Bảo hiểm Xã hội (sửa đổi).
Luật Thủ đô (sửa đổi) mở ra cơ hội thúc đẩy phát triển đường sắt đô thị

Luật Thủ đô (sửa đổi) mở ra cơ hội thúc đẩy phát triển đường sắt đô thị

Ông Lê Trung Hiếu, Phó Giám đốc Sở KH&ĐT Hà Nội - thành viên Tổ soạn thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) cho biết, Luật Thủ đô 2024 với nhiều điểm mới kỳ vọng mở ra "kỷ nguyên mới" cho Hà Nội, trong đó, có nhiều điểm mới trong phát triển hạ tầng giao thông, đặc biệt là đường sắt đô thị (ĐSĐT).
Đại biểu Quốc hội bày tỏ khi Luật Thủ đô (sửa đổi) được thông qua

Đại biểu Quốc hội bày tỏ khi Luật Thủ đô (sửa đổi) được thông qua

Một trong những điều mà các ĐBQH đánh giá rất cao, rất tích cực trong Luật Thủ đô (sửa đổi), đó là những quy định về văn hóa…
Người dân phấn khởi khi thông qua Luật Thủ đô (sửa đổi)

Người dân phấn khởi khi thông qua Luật Thủ đô (sửa đổi)

Sáng nay (28/6), với tỷ lệ đồng thuận rất cao (462/470 đại biểu có mặt tán thành, tỷ lệ 95,06% tổng số đại biểu), Quốc hội khóa XV đã chính thức thông qua dự án Luật Thủ đô (sửa đổi). Đây là tin vui với không chỉ người dân Thủ đô mà với cả nước, bởi Luật Thủ đô 2024 với nhiều điểm mới kỳ vọng mở ra "kỷ nguyên mới" cho Hà Nội. Dưới đây là ghi nhận của PV chuyên trang Pháp luật và Xã hội, Báo Kinh tế và Đô thị về ý kiến của người dân, chuyên gia, cán bộ... khi Luật Thủ đô (sửa đổi) được thông qua.
Nâng cao ý thức cá nhân trong sử dụng mạng xã hội

Nâng cao ý thức cá nhân trong sử dụng mạng xã hội

YouTube, nền tảng chia sẻ video trực tuyến ra đời năm 2005 và đến nay là trang được truy cập nhiều thứ hai trên thế giới, chỉ sau trang tìm kiếm của Google.
Chuyển đổi số đã mang lại tiện ích gì cho người dân Hà Nội?

Chuyển đổi số đã mang lại tiện ích gì cho người dân Hà Nội?

Thời gian qua, công tác chuyển đổi số tại Hà Nội đã đạt được nhiều kết quả tích cực, người dân bước đầu thụ hưởng các kết quả, lợi ích thiết thực của chuyển đổi số. Thành quả từ chuyển đổi số tại Hà Nội giúp tăng chất lượng phục vụ người dân từ các cơ quan, đơn vị; tăng công khai - minh bạch trong quản lý thu, chi; tăng sự hài lòng của người dân đối với cơ quan nhà nước. Vậy, những giải pháp, ứng dụng nào đã được triển khai mang lại lợi ích thiết thực cho người dân?

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động