Thứ sáu 22/11/2024 10:46
Góp ý dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi)

Chế độ hỗ trợ cho các nghệ nhân là nền tảng quan trọng để phát triển du lịch văn hoá Thủ đô

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Góp ý vào dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) tại Hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách, Quốc hội khóa XV cuối tháng 3/2024, đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga – Phó Trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hải Dương cho rằng, chế độ hỗ trợ cho các nghệ nhân là nền tảng quan trọng để phát triển du lịch văn hoá tại Thủ đô.
Chế độ hỗ trợ cho các nghệ nhân là nền tảng quan trọng để phát triển du lịch văn hoá tại Thủ đô
Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga - Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hải Dương. Ảnh: Quốc hội

Theo đó, đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga hoàn toàn tán đồng với các quan điểm phát triển văn hoá, thể thao và ưu tiên các nguồn lực cho bảo vệ, phát triển văn hoá và thể thao trên địa bàn Thủ đô trong dự thảo.

Nhất là việc HĐND TP Hà Nội quy định nội dung, mức hỗ trợ cao hơn mức quy định hoặc chưa có trong quy định của cơ quan Nhà nước cấp trên theo khả năng cân đối ngân sách thành phố đối với nhiều trường hợp được quy định cụ thể trong khoản 4 Điều 21. Trong đó có nghệ nhân, người thực hành di sản văn hoá phi vật thể, việc truyền dạy, thực hành và phát huy giá trị di sản văn hoá phi vật thể.

Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga cho rằng, với gần 2.000 di sản văn hoá phi vật thể các loại hình đang hiện hữu, Hà Nội là nơi tập trung nhiều di sản văn hoá phi vật thể nhất cả nước. Và thành phố cũng có hàng trăm nghệ nhân được phong tặng danh hiệu nghệ nhân Nhân dân, nghệ nhân ưu tú.

Tuy nhiên, theo đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga, hiện nay, chế độ đãi ngộ nói chung cho các nghệ nhân được phong tặng danh hiệu còn khá ít ỏi, mang tính chất động viên tinh thần là chính. Như thế, việc đãi ngộ xứng đáng sẽ động viên, khích lệ các nghệ nhân tiếp tục gìn giữ, bảo vệ, trao truyền, quảng bá và phát huy giá trị các di sản đang nắm giữ. Điều này góp phần quan trọng làm nên giá trị ngàn năm văn hiến của Thủ đô.

Bên cạnh đó, Hà Nội cũng có nhiều di sản văn hoá phi vật thể cần được ưu tiên bảo vệ khẩn cấp, đặc biệt là các di sản thuộc loại hình diễn xướng dân gian (như hát tuồng cổ, hát trống quân, hát ví, ca trù…).

“Đây là các di sản không được thực hành thường xuyên, những người nắm giữ di sản tuổi đã cao và hiếm đối tượng trao truyền, rất ít không gian và điều kiện để thực hành do môi trường sống có nhiều thay đổi. Bởi vậy, việc quan tâm đến chế độ hỗ trợ cho các nghệ nhân, người thực hành di sản văn hoá phi vật thể và việc truyền dạy, thực hành, phát huy giá trị di sản văn hoá phi vật thể là vô cùng cần thiết, ý nghĩa và hiệu quả trong việc bảo vệ, phát triển văn hoá Thủ đô xứng tầm với truyền thống nghìn năm Thăng Long – Hà Nội, cũng là nền tảng quan trọng để phát triển du lịch văn hoá tại Thủ đô” – đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga phát biểu.

Tuy nhiên, đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga cũng cho rằng, điểm a khoản 4 của Điều 21 dự thảo Luật quy định đối tượng được hưởng mức hỗ trợ cao hơn mức quy định hoặc chưa có trong quy định của cơ quan Nhà nước cấp trên là: “Người hoạt động trong lĩnh vực văn hoá, nghệ thuật” còn quá chung chung nên sẽ khó xác định.

“Ví dụ với những công chức hưởng lương từ ngân sách làm việc trong ngành văn hoá (Sở văn hoá, phòng văn hoá, công chức văn hoá xã/phường) có được coi là người hoạt động trong lĩnh vực văn hoá hay không. Hoặc những người hoạt động văn hoá nghệ thuật nhưng không có hành tích nổi trội, đóng góp cho sự phát triển của văn hoá, nghệ thuật Thủ đô cũng như của đất nước thì có được hưởng hỗ trợ không khi mà mức hỗ trợ đó chưa có trong quy định của cơ quan Nhà nước cấp trên” – bà Nga nêu vấn đề.

Từ đó, đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga đề nghị nên có quy định rõ ràng, cụ thể hơn về đối tượng này, hoặc bổ sung như sau: HĐND TP Hà Nội quy định cụ thể đối tượng hoạt động trong lĩnh vực văn hoá nghệ thuật được hưởng ưu đãi đặc thù.

Chế độ hỗ trợ cho các nghệ nhân là nền tảng quan trọng để phát triển du lịch văn hoá tại Thủ đô
Ảnh minh họa: N.T

Vấn đề thứ hai theo đại biểu Nguyễn Việt Nga, về các khu vực di tích và di sản được tập trung nguồn lực để bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá, tại khoản 3 Điều 21, điểm g có nêu là “biệt thự cũ, công trình kiến trúc có giá trị”.

“Tôi thấy, biệt thự cũ và công trình kiến trúc có giá trị không phải là khu vực, không phải là di tích và cũng chưa phải là di sản văn hoá” – đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga nói.

Theo khoản 2 Điều 4 Luật Di sản văn hoá 2001, sửa đổi 2009 thì di sản văn hoá vật thể là sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học bao gồm: di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.

Các biệt thự cũ, công trình kiến trúc có giá trị tại Thủ đô Hà Nội khá nhiều và có giá trị văn hoá khá đặc biệt, cần thiết để tập trung nguồn lực để bảo tồn và phát huy giá trị.

“Tuy nhiên, để chặt chẽ và chính xác hơn, tôi đề nghị bổ sung cụm từ “và công trình kiến trúc” vào khoản 3 Điều 21 dự thảo Luật, là “Các khu vực, di tích di sản và công trình kiến trúc sau đây được tập trung nguồn lực để bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá” – theo đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga.

Ưu tiên phát triển đường sắt đô thị theo hướng giao thông công cộng
Quy định thẩm quyền đặc thù đảm bảo chủ động, linh hoạt
Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi): cần có khung tối đa của cơ quan chuyên môn
Duy Linh
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»
Công dân Việt Nam không nên đến Ucraina trừ trường hợp thực sự cần thiết

Công dân Việt Nam không nên đến Ucraina trừ trường hợp thực sự cần thiết

Trước diễn biến xung đột giữa Nga và Ucraina, trong đó có nguy cơ leo thang và lan rộng đến một số thành phố lớn của Ucraina, Bộ Ngoại giao Việt Nam khuyến cáo công dân Việt Nam...
Tổng Bí thư Tô Lâm: thực hiện thắng lợi cách mạng về tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị

Tổng Bí thư Tô Lâm: thực hiện thắng lợi cách mạng về tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị

Ngày 19/11, Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII.
Bài phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Bài phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tổng Bí thư cho biết ngành giáo dục Việt Nam cần phấn đấu tăng hạng trên bản đồ giáo dục khu vực và quốc tế, đến năm 2030 Việt Nam trong 3 nước đứng đầu ASEAN.
Việt Nam và Malaysia chính thức nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện

Việt Nam và Malaysia chính thức nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện

Chiều 21/11, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức của Tổng Bí thư Tô Lâm tới Malaysia, cả hai bên đã nhất trí nâng cấp quan hệ Việt Nam-Malaysia lên Đối tác Chiến lược toàn diện.
Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý, bằng chứng lịch sử khẳng định chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa

Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý, bằng chứng lịch sử khẳng định chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa

Việt Nam kiên quyết, kiên trì thực hiện các biện pháp phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có UNCLOS 1982, để thực thi chủ quyền đối với quần đảo Trường Sa của Việt Nam...
Xây dựng Thủ đô phát triển xứng tầm trong kỷ nguyên vươn mình của đất nước

Xây dựng Thủ đô phát triển xứng tầm trong kỷ nguyên vươn mình của đất nước

Ngày 21/11, Thành ủy - HĐND - UBND - Ủy ban MTTQ TP Hà Nội tổ chức Hội nghị tổng kết các hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô.
Tạo đột phá cho ứng dụng “Công dân Thủ đô số” - iHanoi

Tạo đột phá cho ứng dụng “Công dân Thủ đô số” - iHanoi

Sau gần 5 tháng triển khai, ứng dụng “Công dân Thủ đô số” - iHanoi đã trở thành kênh tương tác trực tuyến trên môi trường số giữa công dân, doanh nghiệp và chính quyền các cấp trên địa bàn TP Hà Nội. Hàng nghìn phản ánh, kiến nghị được xử lý nhanh chóng, đem lại sự hài lòng cho người dân.
Kỳ 3: Lan tỏa mô hình hay, mang lại lợi ích cho cộng đồng

Kỳ 3: Lan tỏa mô hình hay, mang lại lợi ích cho cộng đồng

Thời gian qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ TP Hà Nội đã tích cực triển khai, lan tỏa nhiều mô hình hay, mang lại lợi ích cho cộng đồng. Một trong những mô hình tiêu biểu là “Chi hội phụ nữ văn minh trong việc cưới, việc tang”, góp phần quan trọng vào công tác tuyên truyền thực hiện Chỉ thị 11 của Thành ủy Hà Nội về thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, trật tự văn minh đô thị.
Hội thảo Khoa học Quốc gia: Kỷ nguyên mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam

Hội thảo Khoa học Quốc gia: Kỷ nguyên mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam

Ngày 15/11, Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương và Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản đã tổ chức Hội thảo Khoa học Quốc gia với chủ đề "Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn".

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động