Chủ nhật 12/05/2024 01:23

Xử phạt hành vi giả mạo giấy tờ yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Anh N nộp hồ sơ  xin cấp phiếu lí lịch tư pháp. Tại bộ phận tiếp nhận hồ sơ phát hiện hồ sơ của anh N có giấy tờ giả mạo, không phải của anh N. Xin hỏi anh N sẽ bị xử lý như thế nào?
xu phat hanh vi gia mao giay to yeu cau cap phieu ly lich tu phap
Ảnh minh họa

Trả lời:

Tại Điều 8 Luật lý lịch tư pháp quy định Các hành vi bị cấm như sau:

“1. Khai thác, sử dụng trái phép, làm sai lệch, hủy hoại dữ liệu lý lịch tư pháp.

2. Cung cấp thông tin lý lịch tư pháp sai sự thật.

3. Giả mạo giấy tờ yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp.

4. Tẩy xoá, sửa chữa, giả mạo Phiếu lý lịch tư pháp.

5. Cấp Phiếu lý lịch tư pháp có nội dung sai sự thật, trái thẩm quyền, không đúng đối tượng.

6. Sử dụng Phiếu lý lịch tư pháp của người khác trái pháp luật, xâm phạm bí mật đời tư của cá nhân.”

Hành vi giả mạo giấy tờ yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp của anh N đã vi phạm điều cấm của Luật lý lịch tư pháp quy định tại khoản 3 Điều 8. Anh N sẽ bị xử lý vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định 110/2013/NĐ-CP ngày 24 tháng 09 năm 2013 Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình, thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã; cụ thể:

“Điều 38. Hành vi vi phạm quy định về quản lý, sử dụng và khai thác cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp; yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp; sử dụng phiếu lý lịch tư pháp

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng giấy tờ giả để yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp.

2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Khai thác, sử dụng trái phép, làm sai lệch, hủy hoại hồ sơ lý lịch tư pháp bằng giấy, dữ liệu lý lịch tư pháp điện tử;

b) Sửa chữa, tẩy xóa, làm sai lệch nội dung phiếu lý lịch tư pháp;

c) Sử dụng phiếu lý lịch tư pháp giả.

3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Làm giả phiếu lý lịch tư pháp;

b) Sử dụng phiếu lý lịch tư pháp của người khác.

4. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Hủy bỏ giấy tờ giả đối với hành vi quy định tại Khoản 1, Điểm c Khoản 2, Điểm a Khoản 3 Điều này.”

Hành vi của anh N bị xử phạt vi phạm hành chính theo khoản 1 Điều 38 Nghị định 110/2013/NĐ-CP. Áp dụng Khoản 1 Điều 4 Nghị định 110/2013/NĐ-CP quy định mức phạt tiền tại Điều 38 là mức áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân, và Điều 23 Luật xử lý vi phạm hành chính quy định “Mức tiền phạt cụ thể đối với một hành vi vi phạm hành chính là mức trung bình của khung tiền phạt được quy định đối với hành vi đó; nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt có thể giảm xuống nhưng không được giảm quá mức tối thiểu của khung tiền phạt; nếu có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt có thể tăng lên nhưng không được vượt quá mức tiền phạt tối đa của khung tiền phạt”, xác định mức trung bình khung tiền phạt đối với anh N là 2.000.000 đồng.

Ngoài ra anh N còn phải áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả “Hủy bỏ giấy tờ giả đối với hành vi quy định” theo quy định tại khoản 4 Điều 38 Nghị định 110/2013/NĐ-CP.

Bình An
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động