Vụ án thay đổi thế nào nếu giám định tâm thần bà Nguyễn Phương Hằng?
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênBị can Nguyễn Phương Hằng. |
Theo đó, trong đơn ông Tuấn không đồng ý giám định và cho rằng, mẹ mình hoàn toàn đủ năng lực hành vi. Trong đơn, ông Tuấn cho hay nghe thông tin ông Huỳnh Uy Dũng (chồng bà Hằng) cùng luật sư nhiều lần gửi đơn đến các cơ quan chức năng yêu cầu GĐTT cho mẹ ông. Ông Tuấn nói rằng ông Huỳnh Uy Dũng làm điều này với lý do là tình tiết bảo lãnh, giảm nhẹ hình phạt cho mẹ ông. Trong đơn, ông Tuấn đưa ra 4 lý do để không GĐTT vì ông cho rằng mẹ ông hoàn toàn bình thường.
Mặc dù trước khi bị bắt, bà Hằng có uống thuốc để điều trị bệnh cao huyết áp, bệnh rối loạn lipid, u xơ tử cung, rối loạn lo âu, trong đó bệnh rối loạn lo âu là một trong những bệnh lý về thần kinh nhưng không phải là loại bệnh lý làm ảnh hưởng đến khả năng nhận thức và làm chủ hành vi, làm ảnh hưởng đến năng lực chịu trách nhiệm. Việc uống thuốc điều trị rối loạn lo âu theo toa của bác sĩ không phải căn cứ để giám định tình trạng tâm thần đối với bà Hằng, mà cần phải đánh giá qua quá trình bà Hằng làm việc với cơ quan điều tra qua các buổi hỏi cung, làm việc có được tỉnh táo, bình thường hay không.
Hơn nữa, theo ông Tuấn, hậu quả của việc GĐTT không chỉ dùng ở việc đánh giá có tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự hay không mà còn ảnh hưởng đến rất nhiều vấn đề khác về quan hệ pháp luật về hôn nhân gia đình, quan hệ pháp luật dân sự về quyền sở hữu tài sản, quản lý phần vốn góp trong các DN quy định trong pháp luật về kinh doanh.
"Vì vậy, tôi nghi ngờ việc yêu cầu GĐTT đối với mẹ tôi (có lẽ) không phải nhằm bảo lãnh và thu thập tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho mẹ, mà có thể nhằm thực hiện âm mưu muốn kiểm soát, định đoạt toàn bộ đối với quyền tài sản, quyền quản lý phần vốn góp trong các DN của mẹ tôi. Việc này nếu diễn ra sẽ rất bất lợi cho mẹ tôi vì hiện tại mẹ tôi đang bị tạm giam, bị cách ly không được liên lạc với người thân, không được quyền kiểm soát đối với tài sản, vốn góp DN của mình" - ông Tuấn viết trong đơn.
Trước đó, ngày 30/1, CA TP HCM đã hoàn tất kết luận điều tra, chuyển hồ sơ sang VKSND TP HCM đề nghị truy tố Nguyễn Phương Hằng (SN 1971, ngụ TP HCM, Tổng GĐ Cty CP Đại Nam, Bình Dương), Nguyễn Thị Mai Nhi (trợ lý của Nguyễn Phương Hằng), Lê Thị Thu Hà (nhân viên Cty CP Đại Nam), Huỳnh Công Tân (Trưởng phòng Truyền thông Cty CP Đại Nam) về tội "Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân".
Theo kết luận điều tra, từ tháng 3/2021, bị can Nguyễn Phương Hằng thông qua các tài khoản mạng xã hội YouTube và TikTok, tổ chức nhiều buổi livestream qua mạng internet tại TP HCM để xâm phạm bí mật đời tư, ảnh hưởng uy tín, danh dự của nhiều người như: ông Võ Nguyễn Hoài Linh (nghệ sĩ Hoài Linh), bà Nguyễn Thị Mỹ Oanh (ca sĩ Vy Oanh), bà Đặng Thị Hàn Ni (nhà báo Hàn Ni)...
Qua đấu tranh, bị can Nguyễn Phương Hằng thừa nhận các thông tin mà bà phát ngôn về các cá nhân này là do bà đọc trên internet, đọc báo và... nằm mơ chứ chưa được kiểm chứng và không có căn cứ chứng minh. Tại cơ quan điều tra, 3 bị can Nhi, Hà và Tân đều khai nhận không có mâu thuẫn với những người mà bà Hằng livestream xúc phạm. Do là nhân viên được bà Hằng trả lương nên làm theo chỉ đạo của bà Hằng, bằng cách giúp sức cho bà Hằng livestream, liên tục đăng tải các bài viết lên mạng xã hội Facebook để xúc phạm những cá nhân nêu trên.
Ngày 2/2, VKSND TP HCM đã ra Quyết định trả hồ sơ vụ án "Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân" với bị can Nguyễn Phương Hằng đề nghị điều tra bổ sung vai trò khách mời của tiến sĩ luật Đặng Anh Quân trong các buổi tham gia livestream của bà Nguyễn Phương Hằng. Vậy cơ quan có chức năng sẽ giám định hay không giám định trong trường hợp này.
Theo khoản 1 Điều 206 Bộ Luật tố tụng Hình sự thì bắt buộc phải trưng cầu giám định khi cần xác định: Tình trạng tâm thần của người bị buộc tội khi có sự nghi ngờ về năng lực trách nhiệm hình sự của họ; tình trạng tâm thần của người làm chứng hoặc bị hại khi có sự nghi ngờ về khả năng nhận thức, khả năng khai báo đúng đắn về những tình tiết vụ án…
Căn cứ theo quy định trên, việc trưng cầu giám định được tiến hành khi thuộc một trong các trường hợp bắt buộc phải trưng cầu giám định được đã được quy định hoặc khi xét thấy cần thiết thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng sẽ ra quyết định trưng cầu giám định. Và cụ thể trong việc bà Hằng, việc cơ quan tiến hành tố tụng có nghi ngờ hay không để quyết định việc GĐTT sẽ phụ thuộc vào các tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án.
Như vậy, việc người nhà bà Hằng, cụ thể là ông Dũng hay ông Tuấn yêu cầu giám định hay không giám định chỉ là một kênh để cơ quan tiến hành tố tụng tham khảo. Còn quyền đánh giá và quyết định lại thuốc về cơ quan tiến hành tố tụng.
Vậy câu hỏi đặt ra trong trường hợp này, nếu trong trường hợp bà Hằng thuộc diện phải trưng cầu giám định theo quy định, không theo ý muốn chủ quan của bất cứ ai thì vụ án sẽ thay đổi theo hướng nào. Bởi lẽ, nếu trường hợp kết quả giám định chứng minh bà Hằng hoàn toàn bình thường, có hành vi, nhận thức bình thường thì càng làm sáng tỏ, minh bạch các kết luận điều tra của cơ quan chức năng thông tin đến báo chí trong thời gian qua. Còn nếu trường hợp kết quả giám định của bà Hằng có dấu hiệu tâm thần thì vụ án sẽ thay đổi ra sao? Các lời khai, tài liệu, chứng cứ… có còn hợp pháp nữa hay không?
Bà Nguyễn Phương Hằng tiếp tục bị tạm giam | |
Tiếp tục tạm giam bà Nguyễn Phương Hằng để điều tra bổ sung | |
Khởi tố 3 trợ lý của bà Nguyễn Phương Hằng |
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại