Tuyên tuyền pháp luật hiệu quả thông qua hoạt động trợ giúp pháp lý
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênUBND TP Hà Nội tổng kết 10 năm thực hiện Luật PBGDPL |
Những con số ấn tượng
Từ năm 2014 đến nay, Trung tâm trợ giúp pháp lý Nhà nước TP Hà Nội đã tổ chức tư vấn pháp luật trực tiếp cho 64.668 lượt người trong 64.974 vụ, việc. Cử trợ giúp viên pháp lý và luật sư cộng tác viên tham gia tố tụng bảo vệ, bào chữa cho 5.754 người trong 5.685 vụ việc đảm bảo 100% những người có yêu cầu được trợ giúp pháp lý.
Số vụ việc do trợ giúp viên pháp lý thực hiện tăng dần cả về số lượng và chất lượng qua các năm. Năm 2014 số vụ việc do trợ giúp viên pháp lý thực hiện là 126 vụ việc (chiếm 35,7%); năm 2016, trợ giúp viên pháp lý thực hiện 213 vụ (chiếm 54,3%); năm 2017, trợ giúp viên pháp lý thực hiện 351 vụ (chiếm 75,48%); năm 2018, trợ giúp viên pháp lý thực hiện 474 vụ (chiếm 83,6%).
Từ năm 2019 các vụ việc tham gia tố tụng hoàn toàn do các trợ giúp viên pháp lý thực hiện chiếm tỷ lệ 100%. Theo đó, năm 2019, trợ giúp viên pháp lý thực hiện 610 vụ; năm 2020, trợ giúp viên pháp lý thực hiện 1.080 vụ; năm 2021, trợ giúp viên pháp lý thực hiện 1.148 vụ; 6 tháng đầu năm 2022, trợ giúp viên pháp lý thực hiện 734 vụ (chiếm 100%).
Trong 10 năm, Hội Luật gia TP Hà Nội đã tư vấn pháp luật phổ thông hơn 30.672 vụ việc, tư vấn qua điện thoại 1088 được 17.980 cuộc gọi với 118.185 phút đàm thoại; tư vấn 80 cuộc phổ biển pháp luật lưu động tại trại giam, trại tạm giam có 10.400 lượt phạm nhân được phổ biến pháp luật, 400 phạm nhân được trợ giúp pháp lý. Các Chi hội luật gia xã, phường, thị trấn tư vấn pháp luật miễn phí cho Nhân dân ở địa phương tập trung vào các vấn đề đất đai, hôn nhân và gia đình, thừa kế, chính sách với người có công, xây dựng, quản lý đô thị.
Đoàn Luật sư TP Hà Nội thường xuyên tổ chức các hoạt động tuyên truyền, tư vấn pháp luật, đặc biệt quan tâm đến các vấn đề có tính thời sự, đang đuợc dư luận xã hội quan tâm trong từng giai đoạn như Luật Đất đai, Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo... hoặc tập trung tuyên truyền những vấn đề có tính cấp thiết trong xã hội như pháp luật về phòng, chống dịch bệnh Covid-19, góp phần phòng chống, kiểm soát đẩy lùi dịch bệnh trong cộng đồng.
Mỗi năm Đoàn Luật sư Hà Nội đã thực hiện trên dưới 10.000 lượt tuyên truyền PBGDPL, tư vấn pháp luật miễn phí và trợ giúp pháp lý cho các tổ chức, cá nhân, đơn vị, DN, cán bộ, công nhân viên chức, Nhân dân các địa phương.
Tuyên truyền thông qua hoạt động hòa giải ở cơ sở: Hàng năm từ TP đến quận, huyện, thị xã luôn quan tâm bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho đội ngũ hòa giải viên ở cơ sở, trung bình khoảng 80% số hòa giải viên được bồi dưỡng kiến thức pháp luật trực tiếp. TP quan tâm chỉ đạo phát Ấn phẩm Pháp luật và Xã hội thuộc Báo Kinh tế và Đô thị cho 100% tổ hòa giải trên địa bàn TP. Đồng thời, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, PBGDPL gắn với hoạt động hòa giải ở cơ sở. Kết quả cho thấy số vụ việc mâu thuẫn ngày càng giảm, tỷ lệ hòa giải tăng.
Việc tuyên truyền qua công tác xét xử lưu động được TP quan tâm và chỉ đạo đẩy mạnh. Các quận, huyện, thị xã thường xuyên tổ chức phiên tòa xét xử lưu động thu hút nhiều người tham dự.
Triển khai hiệu quả nhiều mô hình tuyên truyền pháp luật
Ngoài các hình thức tuyên truyền nói trên thì các mô hình lồng ghép trong hoạt động của các tổ chức đoàn thể, CLB, tủ sách pháp luật... cũng được TP triển khai đến cơ sở. Cụ thể, UBMTTQ Việt Nam TP xây dựng mô hình nhóm nòng cốt tại khu dân cư, thôn, tổ dân phố. Đến nay đã có hơn 5.000 nhóm nòng cốt với khoảng trên 35.000 thành viên. Các nhóm nòng cốt tích cực phối hợp tổ hòa giải trong cộng đồng dân cư thực hiện tuyên truyển PBGDPL với nhiều hình thức đa dạng, phong phú.
Hội Nông dân TP và cấp Hội phát triển mô hình CLB “Nông dân với pháp luật”, tính đến nay, các cấp Hội đã xây dựng 227 mô hình CLB “Nông dân với pháp luật” với 6.531 thành viên tham gia. CLB sinh hoạt định kỳ 01 lần/tháng để nắm bắt tâm tư, nguyện vọng và nguyên nhân vụ việc phát sinh ngay tại cơ sở, chủ động hòa giải ngay từ cơ sở.
Hội LHPN TP và các cấp Hội đã xây dựng và nhân rộng nhiều mô hình tuyên truyền PBGDPL hiệu quả tại cơ sở như: Duy trì và nâng cao chất lượng hoạt động của 1947 mô hình địa chỉ tin cậy tại cộng đồng, trực tiếp tư vấn, hỗ trợ 580 vụ việc liên quan đến bạo lực gia đình, hôn nhân gia đình, mâu thuẫn láng giềng...; 123 CLB “Phụ nữ với pháp luật”, 15 CLB “Phòng chống buôn bán phụ nữ, trẻ em”, 21 CLB “Phụ nữ và gia đình thực hiện ATGT”, 161 “Nhóm phụ nữ nòng cốt tuyên truyền pháp luật”, 635 CLB “Xây dựng gia đình hạnh phúc”, 24 CLB “Trợ giúp pháp lý”, 25 CLB “Nuôi dạy con tốf”; tổ phụ nữ “Hai không, một có”...
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại