Thứ tư 09/04/2025 16:53
Cải tạo sông Tô Lịch thành công viên văn hoá, du lịch, tâm linh

Từ ý tưởng mong thành hiện thực

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Dự án cải tạo sông Tô Lịch thành Công viên lịch sử-văn hóa-tâm linh đang nhận được nhiều kỳ vọng của người dân Hà Nội. Tuy nhiên, vấn đề mà các chuyên gia quan tâm là làm như thế nào? Triển khai ra sao để “sạch hóa” dòng sông nhưng vẫn giữ được hồn cốt của nó.
Đề xuất cải tạo sông Tô Lịch thành không gia văn hoá - tâm linh. (Ảnh: JVE Group)
Đề xuất cải tạo sông Tô Lịch thành không gia văn hoá - tâm linh. (Ảnh: JVE Group)

Biến dòng sông ô nhiễm thành công viên?

Mới đây, Liên hiệp các Hội Khoa học và kỹ thuật Việt Nam phối hợp UBND TP Hà Nội, Cty CP Tập đoàn môi trường Nhật Việt (JVE Group) và Trung tâm dịch thuật, dịch vụ văn hóa và khoa học-công nghệ tổ chức Hội thảo khoa học tìm kiếm giải pháp tổng thể cải tạo sông Tô Lịch, nhằm từng bước cải tạo môi trường nước ô nhiễm tại các dòng sông ở Hà Nội.

Theo JVE, để có thể khiến sông Tô Lịch trở lại như xưa, cần phải giải quyết các vấn đề về thu gom nước thải và cấp nước bổ cập cho sông sau khi thu gom hết nước thải; xử lý triệt để nguồn gốc gây ra mùi hôi; xử lý bùn đáy, tầng nước đã bị ô nhiễm trong lòng sông; thoát nước chống ngập khi mưa bão… Tại đề xuất lần này, quy mô dự án sẽ bao gồm hai hạng mục: Hợp phần hệ thống hầm ngầm chống ngập kết hợp cao tốc ngầm (phía dưới mặt đất) và cải tạo sông Tô Lịch thành “Công viên lịch sử-văn hóa-tâm linh” (phía trên sông Tô Lịch).

Ông Nguyễn Tuấn Anh, Chủ tịch HĐQT JVE Group cho biết, dự án sẽ không tác động đến khi dân cư sống ở hai bên sông, không phải giải phóng mặt bằng trong quá trình thực hiện dự án; không thu hẹp lòng sông, không bê-tông hóa, cứng hóa đáy sông… Ngoài ra, dự án sẽ giải quyết dứt điểm mùi hôi và các nguồn gây ô nhiễm cả trong và ngoài sông; góp phần giải quyết tình trạng ngập úng của Hà Nội và vấn đề giao thông đô thị… vốn gây nhiều bức xúc trong những năm qua. Phương án tài chính là sẽ sử dụng nguồn vốn vay ưu đãi ODA, một phần vốn đối ứng trong nước và một số nguồn tài chính khác.

Cần nghiên cứu kỹ

Theo kiến trúc sư Đào Ngọc Nghiêm, dự án Công viên lịch sử-văn hóa-tâm linh Tô Lịch cần kế thừa những điểm mạnh, điểm yếu của các công trình trước đó để rút ra kinh nghiệm và thích ứng với hoàn cảnh hiện tại, đặc biệt là vấn đề biến đổi khí hậu.

Ông Nghiêm cũng đánh giá, ý tưởng xây đường cao tốc ngầm và hầm chống ngập dọc sông Tô Lịch chưa nên bàn vội mà phải xác định mục tiêu và nguồn vốn cụ thể. Ngoài ra, lãnh đạo TP Hà Nội phải tính đến việc kết nối sông Tô Lịch với các hệ thống sông hồ khác trên địa bàn để tăng khả năng thoát nước, giải quyết vấn đề úng ngập một cách triệt để. Về các thiết chế văn hóa trong công viên, ông Nghiêm cho rằng cần lấy ý kiến nhiều chuyên gia văn hóa, lịch sử, dân tộc học để xây dựng các hạng mục đảm bảo thẩm mỹ.

Đánh giá về Dự án cải tạo sông Tô Lịch thành hầm ngầm chống ngập kết hợp cao tốc, Công viên văn hóa, tâm linh, họa sĩ, nhà điêu khắc, nhà nghiên cứu tâm linh Trịnh Yên - Ủy viên thường vụ, Trưởng Ban Văn hóa Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam cho rằng, đây là một việc làm rất tốt, cần nhìn nhận bằng con mắt thời đại, quá khứ, hiện tại và tương lai, phục vụ xã hội cấp tiến, hiện đại. Nếu công trình này được xây dựng thành công, nó sẽ mang lại quan niệm khác, quan điểm khác và tiêu chí khác…

Không riêng các chuyên gia, nhà khoa học, nhiều người dân Thủ đô cũng rất quan tâm đến đề xuất này. Anh Đặng Văn Tú (ở Nguyễn Khang, quận Cầu Giấy) chia sẻ, đây là ý tưởng táo bạo, đột phá. Anh rất đồng tình và kỳ vọng, nếu đề xuất này được triển khai bài bản sẽ là cơ hội để hồi sinh dòng sông lịch sử. Tuy nhiên, điều anh Ngân băn khoăn, đó là kinh phí để triển khai dự án. Đặc biệt, đây là dự án phức hợp, đa mục tiêu, vừa giải quyết bài toán giao thông đô thị - ngập úng, vừa bảo vệ cảnh quan, môi trường và xây dựng một không gian văn hóa chưa từng có trên bề mặt một dòng sông.

Mục tiêu đặt ra rất lớn đồng nghĩa với nguồn kinh phí khổng lồ. Nếu giải quyết được bài toán kinh tế, phương án thiết kế - thi công, tôi mong muốn dự án này sẽ được triển khai đúng tiến độ, đừng bao giờ là một dự án “lầy lội” về thời gian thi công. Bởi, nếu nó là một công trường chậm tiến độ kéo dài từ năm này sang năm khác sẽ ảnh hưởng tới hàng triệu người dân thuộc các quận/huyện mà dòng sông đi qua.

Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Dương Đức Tuấn cho biết, TP luôn quan tâm, tìm kiếm những biện pháp hữu hiệu nhất để cải tạo nguồn nước ô nhiễm tại các sông, hồ Hà Nội. Những nội dung của đề xuất này khá mới và cần được các Sở, ngành của TP nghiên cứu, tiếp cận có định hướng, có sự tham khảo ý kiến của các chuyên gia và nhà khoa học. Hơn nữa, đây là dự án lớn, cần thời gian dài chuẩn bị, nghiên cứu kỹ lưỡng bởi nguồn lực để thực hiện là rất lớn, do đó cần có phương án tính toán kinh phí xây dựng, hình thức đầu tư để xem xét tính khả thi của đề xuất.

Theo Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, toàn tuyến sông Tô Lịch có hơn 280 cửa xả nước thải, mỗi ngày tiếp nhận khoảng 150 nghìn m3 nước thải sinh hoạt chưa qua xử lý mà xả trực tiếp xuống dòng sông và đây được coi là tác nhân chính gây ô nhiễm môi trường nước trên địa bàn thành phố. Ngoài ra, vẫn có một số người dân còn vứt các loại rác xuống dòng sông như túi nylon, xác động vật, chai nhựa, thùng xốp… gây tắc nghẽn, cản trở dòng chảy và làm tăng mức độ ô nhiễm.
Đề xuất phương án dẫn nước sông Hồng bổ cập cho sông Tô Lịch
Hà Nội phê duyệt chỉ giới đường đỏ tuyến đường ven sông Tô Lịch
Hà Nội: Đề xuất tạm dừng khai thác tuyến đường đi bộ ven sông Tô Lịch
Triệu Tâm
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Bình luận
Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»
Cảnh sát giao thông Hà Nội trao trả ví tiền, điện thoại cho người dân

Cảnh sát giao thông Hà Nội trao trả ví tiền, điện thoại cho người dân

Thông tin Đội Cảnh sát giao thông (CSGT) đường bộ số 4 - Phòng CSGT Công an TP Hà Nội, đơn vị đã hoàn tất thủ tục trao trả tài sản thất lạc cho người dân bị đánh rơi.
Ngày Sức khỏe thế giới năm 2025: chung tay vì sức khỏe bà mẹ và trẻ em

Ngày Sức khỏe thế giới năm 2025: chung tay vì sức khỏe bà mẹ và trẻ em

Ngày 7/4 hàng năm là một dịp quan trọng để các quốc gia trên thế giới cùng nhau tập trung vào việc nâng cao sức khỏe cộng đồng. Năm 2025, Ngày Sức khỏe thế giới 7/4 có chủ đề: "Khởi đầu khỏe mạnh, tương lai tươi sáng".
Phát hiện chiếc ví cầm tay có rất nhiều tiền, người đàn ông có hành động bất ngờ

Phát hiện chiếc ví cầm tay có rất nhiều tiền, người đàn ông có hành động bất ngờ

Công an phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai, Hà Nội cho biết, đơn vị đã trao trả tài sản cho người dân bị thất lạc trên địa bàn.
Hà Nội: lên lộ trình, chuẩn bị hạ tầng phát triển xe buýt sử dụng điện

Hà Nội: lên lộ trình, chuẩn bị hạ tầng phát triển xe buýt sử dụng điện

Ngày 8/4, Văn phòng UBND TP Hà Nội đã ban hành thông báo kết luận của Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền tại cuộc họp về kế hoạch phát triển xe buýt điện, xe buýt sử dụng năng lượng xanh trên địa bàn TP và cơ chế, chính sách liên quan.
Hà Nội triển khai cao điểm tuyên truyền phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ

Hà Nội triển khai cao điểm tuyên truyền phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ

UBND Thành phố Hà Nội vừa có Công văn số 1290/UBND-NC triển khai phong trào thực hiện cao điểm tuyên truyền, hướng dẫn an toàn phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (PCCC&CNCH) đối với cơ sở, khu dân cư trên địa bàn Thành phố.
Huyện Mê Linh quy hoạch phân khu đô thị mới phía Tây đường Vành đai 4

Huyện Mê Linh quy hoạch phân khu đô thị mới phía Tây đường Vành đai 4

Ngày 8/4, UBND huyện Mê Linh phối hợp với Sở Quy hoạch - Kiến trúc Hà Nội đã tổ chức hội nghị lấy ý kiến các cơ quan, đơn vị và cộng đồng dân cư về nhiệm vụ quy hoạch phân khu đô thị phía Tây đường Vành đai 4 – phân đoạn 1 (phía Bắc sông Hồng), tỷ lệ 1/2000.
Dự báo thời tiết 9/4: Bắc Bộ trưa chiều có nắng, gió nhẹ; miền Đông Nam Bộ nắng nóng

Dự báo thời tiết 9/4: Bắc Bộ trưa chiều có nắng, gió nhẹ; miền Đông Nam Bộ nắng nóng

Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia vừa phát đi dự báo thời tiết cho Hà Nội và các vùng trên cả nước, bao gồm vùng biển ngày 9/4.
Dự báo thời tiết 8/4: Bắc Bộ, Trung Bộ mưa phùn, gió nhẹ; miền Đông Nam Bộ nắng nóng

Dự báo thời tiết 8/4: Bắc Bộ, Trung Bộ mưa phùn, gió nhẹ; miền Đông Nam Bộ nắng nóng

Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia vừa phát đi dự báo thời tiết cho Hà Nội và các vùng trên cả nước, bao gồm vùng biển ngày 8/4.
Dự báo thời tiết 7/4: Bắc Bộ, Trung Bộ mưa rào nhẹ rải rác; Nam Bộ nắng nóng

Dự báo thời tiết 7/4: Bắc Bộ, Trung Bộ mưa rào nhẹ rải rác; Nam Bộ nắng nóng

Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia vừa phát đi dự báo thời tiết cho Hà Nội và các vùng trên cả nước, bao gồm vùng biển ngày 7/4.
Hà Nội công bố kết quả khảo sát lớp 12: tỷ lệ điểm dưới trung bình cao

Hà Nội công bố kết quả khảo sát lớp 12: tỷ lệ điểm dưới trung bình cao

Chiều 8/4, Sở Giáo dục và Đào tạo TP Hà Nội công bố kết quả kiểm tra khảo sát chất lượng lớp 12 toàn Thành phố năm học 2024 - 2025.
Hà Nội dự kiến tăng tỷ lệ học sinh vào lớp 10 THPT công lập năm học 2025 - 2026

Hà Nội dự kiến tăng tỷ lệ học sinh vào lớp 10 THPT công lập năm học 2025 - 2026

Ngày 8/4, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội Trần Thế Cương cho biết, năm học 2025 - 2026, Hà Nội dự kiến tăng tỷ lệ học sinh trúng tuyển vào lớp 10 trung học phổ thông (THPT) công lập với mức 64%, cao hơn các năm học trước.
Chỉ tiêu tuyển sinh phải phù hợp với số phòng học, ưu tiên phòng học 2 buổi/ngày

Chỉ tiêu tuyển sinh phải phù hợp với số phòng học, ưu tiên phòng học 2 buổi/ngày

Theo kế hoạch đã được UBND Thành phố Hà Nội phê duyệt, năm học 2025-2026, Hà Nội thực hiện phương thức xét tuyển theo tuyến tuyển sinh do UBND quận, huyện, thị xã quy định để tuyển học sinh mầm non, lớp 1, lớp 6 vào các trường công lập.

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động