Thứ bảy 27/04/2024 11:26

Tự chủ tài chính trong GDĐH: Sớm hoàn thiện cơ chế để sử dụng nguồn lực hiệu quả

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Tại Toạ đàm trực tuyến “Cơ chế tài chính cho các cơ sở giáo dục đại học thực hiện tự chủ” do Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Hoàng Minh Sơn chủ trì, những nội dung về một số cơ chế, chính sách then chốt trong tài chính giáo dục đại học (GDĐH) đối với các trường ĐH thực hiện tự chủ đã được thảo luận.

Xây dựng học phí theo cơ chế tính đúng, tính đủ chi phí là một lộ trình khó khăn

Theo PGS.TS Đinh Văn Hải, Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, việc xác định mức thu học phí căn cứ vào định mức kinh tế - kỹ thuật theo lộ trình tính đúng, tính đủ chi phí đào tạo là một công việc khó khăn. Do đó, nhà trường đã tập trung xây dựng một chính sách xác định học phí khoa học và tường minh. Nhà trường cũng công bố rộng rãi chính sách và dự kiến học phí giai đoạn 2021-2025 của tất cả các ngành đào tạo. Nhờ đó, trong năm 2020, trường đã thu được các phản hồi tích cực của xã hội, giúp cho công tác tuyển sinh năm 2019-2020 đạt kết quả tốt.

Chia sẻ cụ thể về chính sách hỗ trợ người học, đại diện Trường ĐH Bách khoa Hà Nội khẳng định: “Nhà trường tìm mọi giải pháp để sử dụng nguồn kinh phí học phí nhằm cải thiện các điều kiện học tập cho người học một cách có hiệu quả nhất”.

Về phía Trường ĐH Kinh tế Quốc dân, PGS.TS Vũ Cương cho rằng, công khai là điều kiện đảm bảo minh bạch tài chính. Cơ sở pháp lý về công khai, minh bạch tài chính ở các cơ sở GDĐH hiện tương đối đầy đủ, các trường nhận thức được sự cần thiết. Tuy nhiên, các yêu cầu nằm trong nhiều văn bản nên khó theo dõi, giám sát, hạn chế khả năng tiếp cận của công chúng. Bên cạnh đó, các trường chú trọng đến công khai, minh bạch trong nội bộ nhiều hơn là bên ngoài; một số trường còn e ngại.

Mặt bằng kinh tế của Việt Nam chênh lệch cao, trong khi đa số sinh viên ở nông thôn, vì vậy, theo PGS.TS Đỗ Văn Dũng, Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM, cơ chế học bổng, hỗ trợ học tập cần lưu ý để không bị cào bằng.

Giám đốc ĐH Thái Nguyên, GS.TS Phạm Hồng Quang đề xuất cần có chính sách tổng thể để đảm bảo công bằng trong tiếp cận GDĐH. Ngoài học phí, học bổng, các trường cần cơ sở pháp lý thuận lợi để giải quyết việc sử dụng cơ sở vật chất, xã hội hoá tiềm lực, nguồn lực mạnh mẽ hơn.

Về đặt hàng đào tạo giáo viên, theo GS.TS Nguyễn Văn Minh, Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Hà Nội, rất cần một đầu mối, đại diện điều phối, điều tiết, đảm bảo hiệu quả. Cơ chế học phí phải tường minh, đồng thời, muốn tạo đột phá phải tính đúng, tính đủ.

Tự chủ tài chính trong GDĐH: Sớm hoàn thiện cơ chế để sử dụng nguồn lực hiệu quả
Tự chủ ĐH cần gắn liền chất lượng, hiệu quả và công bằng, kèm theo công bằng là điều kiện công khai, minh bạch (Ảnh tư liệu)

Sử dụng các nguồn lực hiệu quả nhất

Đại diện Bộ Tài chính cho rằng: Quá trình hoàn thiện chính sách cho tự chủ ĐH đang và sẽ lồng ghép để tháo gỡ những vướng mắc trong giai đoạn vừa qua và phương hướng cho giai đoạn tiếp theo; đồng thời, tạo hành lang pháp lý cho tạo nguồn, trong đó có tạo nguồn khoa học công nghệ.

Cởi trói trong tự chủ là không can thiệp sâu, nhưng phải tuân thủ những vấn đề hoạch định vĩ mô và khuôn khổ pháp luật. Tuy nhiên, hiện chưa có một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh, theo đó, các trường hoạt động tự chủ (như doanh nghiệp) phải chịu toàn bộ trách nhiệm về vốn, đầu vào, đầu ra trước thị trường, trước Nhà nước.

Chia sẻ với những đề xuất, trăn trở của đại diện các cơ sở đào tạo về cơ chế tài chính, ông Đoàn Ngọc Xuân, Vụ trưởng Vụ Xã hội, Ban Kinh tế Trung ương cho rằng, đây là vấn đề tác động rất lớn đến xã hội. Khẳng định Đảng và Chính phủ rất mong muốn một sự cởi mở, sự phát triển, thấy tiềm năng cũng như thấy nhiệm vụ của mình, ông Đoàn Ngọc Xuân khuyến nghị: Tự chủ đại học, bản chất là tự chủ trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ sự nghiệp công, vì vậy, rất cần một hệ thống pháp luật đồng bộ. Thứ hai, cần nghiên cứu Luật về cung cấp dịch vụ sự nghiệp công, nhằm đảm bảo trách nhiệm của các bên liên quan.

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Hoàng Minh Sơn nhấn mạnh, hai vấn đề được coi là trụ cột của tự chủ đại học là: Quản trị đại học, quản lý Nhà nước và Tài chính cho GDĐH. Trong quá trình đổi mới, GDĐH chuyển từ cơ chế tập trung, bao cấp sang phân tán rồi tự chủ đứng trước những thách thức lớn. Riêng tài chính là vấn đề rộng, liên quan đến cơ chế chính sách nhà nước và những vấn đề thuộc về phía nhà trường.

Các đại biểu thống nhất, muốn nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, rõ ràng phải tăng đầu tư cho giáo dục nói chung và GDĐH nói riêng, tăng chi phí cho từng sinh viên.

Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn nhấn mạnh các từ khoá: Chất lượng, hiệu quả và công bằng; kèm theo công bằng là điều kiện công khai, minh bạch. Trong bối cảnh ngân sách có hạn, Thứ trưởng lưu ý, tăng đầu tư cho giáo dục bao gồm cả cơ chế chính sách tăng đầu tư tài chính; cơ chế chính sách tạo động lực đẩy mạnh nguồn lực xã hội hoá; sử dụng ngân sách cùng các nguồn lực đạt hiệu quả cao nhất và đảm bảo công bằng.

Phát huy vai trò tự chủ, các cơ sở GDĐH cần xây dựng văn bản chính sách nội bộ để sử dụng các nguồn lực hiệu quả, trên cơ sở công bằng, minh bạch, công khai. Trong đó, lưu ý cơ chế về hỗ trợ học tập, hỗ trợ vay vốn, tại công ăn việc làm,... để các em sinh viên hoàn cảnh khó khăn có cơ hội học tập; tạo ra lợi ích lâu dài cho xã hội.

Cũng theo Thứ trưởng, cần phân rõ trách nhiệm đầu tư giữa các bên: Nhà nước, người học và xã hội theo tư duy thị trường và quan hệ lợi ích, giá trị mang lại.

Tới đây, Bộ GD&ĐT sẽ có đề xuất kiến nghị để các cơ quan quản lý Nhà nước quan tâm, từng bước hoàn chỉnh cơ chế chính sách, văn bản quy phạm pháp luật nhằm huy động nhiều nguồn lực xã hội, phân cấp và trao quyền tự chủ cho các cơ sở GDĐH sử dụng kinh phí hiệu quả, phù hợp với đa dạng của các trường.

Tự chủ đại học đi kèm với kiểm định chất lượng và cơ chế giải trình Tự chủ đại học đi kèm với kiểm định chất lượng và cơ chế giải trình

Theo GS Đặng Ứng Vận, Trường Đại học Hòa Bình và TS Tạ Thị Thu Hiền Trường Đại học Giáo dục - ĐH Quốc gia ...

Tự chủ đại học – từ chính sách đến thực tiễn Tự chủ đại học – từ chính sách đến thực tiễn

Sáng nay (27-11), Hội thảo giáo dục 2020 với chủ đề “Tự chủ đại học – từ chính sách đến thực tiễn” chính thức được ...

Kỳ cuối: Nỗ lực tự chủ để thích ứng với biến cố bất thường Kỳ cuối: Nỗ lực tự chủ để thích ứng với biến cố bất thường

Cuối năm 2019, và 6 tháng đầu của năm 2020, thế giới đứng trước biến cố khó ai ngờ tới là sự lây lan nhanh ...

Kỳ 2: Những xếp hạng thế giới được cải thiện trong nỗ lực của tinh thần tự chủ Kỳ 2: Những xếp hạng thế giới được cải thiện trong nỗ lực của tinh thần tự chủ

Liên tiếp những năm gần đây, các bảng xếp hạng ĐH thế giới, trong đó có cả những bảng xếp hạng “khó tính” như THE ...

Kỳ 1: Khi tự chủ không còn là vấn đề riêng về tài chính Kỳ 1: Khi tự chủ không còn là vấn đề riêng về tài chính

Lúc đầu, nói đến tự chủ, nhiều trường đều cho rằng đó là tự chủ tài chính, cắt ngân sách. Nhưng thực tế của thí ...

T.Fan
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động