Thứ năm 09/05/2024 06:08
Tự chủ Đại học: Khi những nút thắt dần được xóa bỏ:

Kỳ cuối: Nỗ lực tự chủ để thích ứng với biến cố bất thường

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Cuối năm 2019, và 6 tháng đầu của năm 2020, thế giới đứng trước biến cố khó ai ngờ tới là sự lây lan nhanh chóng của dịch bệnh Covid-19. Đại dịch khiến cả thế giới “đảo chiều”, lệnh giãn cách ở khắp các nơi và bất cứ lĩnh vực nào cũng bị ảnh hưởng. Nhưng giáo dục nói chung, GDĐH nói riêng đã có một cuộc chuyển đổi ngoạn mục “từ nguy thành cơ”, vừa đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số trong đào tạo vừa chủ động tuyển sinh cho phù hợp tình hình, đó chính là minh chứng rõ ràng nhất của việc phát huy quyền tự chủ.

Khối GDĐH có đầy đủ các điều kiện để chuyển đổi hình thức học trực tuyến một cách nhanh và hiệu quả nhất để ứng phó với tình hình dịch bệnh: Điều kiện hạ tầng thông tin tốt, giảng viên, sinh viên có kỹ năng và trình độ về CNTT, quyền tự chủ của các trường ĐH trong việc sắp xếp giờ học, tín chỉ và thậm chí là Hiệu trưởng các trường được quyền xem xét công nhận kết quả học online. Vì thế mà, khi Chính phủ áp dụng giãn cách xã hội, các trường học đóng cửa phòng ngừa lây lan Covid-19, rất nhiều trường học đã gần như ngay lập tức chuyển đổi học trực tuyến.

Tính đến hết tháng 3-2020, cả hệ thống giáo dục ĐH có 98/116 cơ sở đào tạo (không tính khối an ninh quốc phòng) tổ chức giảng dạy trực tuyến. Việc dạy học trực tuyến đã được nhiều trường ĐH triển khai như một hình thức bắt buộc trong thời gian sinh viên nghỉ học tập trung để phòng chống dịch bệnh Covid-19 ví dụ như: Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP HCM, trường ĐH GTVT TP HCM, Trường ĐH Bách khoa…

Ứng phó với dịch bệnh, Bộ GD&ĐT có văn bản gửi các cơ sở đào tạo ĐH, trường CĐ và TC sư phạm triển khai công tác đào tạo từ xa ứng phó với dịch Covid-19. Để thống nhất thực hiện, Bộ yêu cầu các trường sử dụng phương thức đào tạo từ xa với một số học phần phù hợp, áp dụng cho các khóa đào tạo chính quy, vừa làm vừa học trong thời gian sinh viên không học tập trung do dịch Covid-19.

ky cuoi no luc tu chu de thich ung voi bien co bat thuong

Các trường ĐH đã phát huy tự chủ trong đào tạo và tuyển sinh, đặc biệt là sau những biến cố bất thường từ dịch bênh covid-19. Ảnh: Khánh Huy

Bản thân các trường ĐH cũng tự chủ trong việc công nhận kết quả học trực tuyến, đây là một phần của cơ chế tự chủ đào tạo mà các trường đã được trao quyền.

Trong việc ứng phó với dịch bệnh, ngành giáo dục và các trường đã nhanh chóng chuyển đổi như Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ nói: “Ngành giáo dục coi đây là cơ hội để quyết tâm đẩy nhanh chuyển đổi số. Quá trình triển khai dạy và học trực tuyến vừa qua khẳng định ngành giáo dục có nhiều tiềm năng, thế mạnh để tiên phong ứng dụng công nghệ. Đồng thời, khẳng định phương thức dạy học trực tuyến không chỉ là giải pháp tạm thời trong mùa dịch mà còn là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng giáo dục từ mầm non đến ĐH; qua đó giải phóng năng lượng lớn cho giáo viên, giảm tải các thủ tục hành chính, nhiều kiến thức, kinh nghiệm được chia sẻ, nâng lên”.

Một năm biến động vì dịch bệnh, học sinh, sinh viên không đến trường nhưng không ngừng việc học. Cộng với việc lùi thời điểm thi tốt nghiệp THPT sau khi Luật Giáo dục năm 2019 chính thức có hiệu lực (từ ngày 1-7-2020), Bộ GD&ĐT đã tính đến phương án thi cho phù hợp. Kỳ thi THPT quốc gia được đổi thành tốt nghiệp THPT, giao về cho các địa phương, không có lực lượng của các trường ĐH tham gia tổ chức thi nhưng 6.300 giảng viên ĐH sẽ tham gia vào lực lượng thanh tra ủy quyền cấp Bộ tại tất cả các khâu của kỳ thi. Các trường ĐH cũng rất sẵn sàng cử lực lượng thanh tra ủy quyền để phối hợp với Bộ.

Nhìn vào phương án tuyển sinh của các trường ĐH năm nay, thấy rằng tính tự chủ tiếp tục được phát huy bằng các phương án tuyển sinh đa dạng. Hầu hết các trường đều áp dụng nhiều phương thức tuyển: Căn cứ kết quả thi tốt nghiệp THPT, xét học bạ, kết hợp kết quả thi và xét tuyển học bạ, các trường hợp tuyển thẳng và có không ít trường tổ chức thêm một kỳ thi riêng Đánh giá năng lực như ĐHQG TP.HCM, ĐH Bách khoa Hà Nội... Tuy nhiên, Bộ cũng có những quy định với trường tổ chức thi tuyển sinh riêng để đảm bảo tăng cường công tác quản lý cũng như đảm bảo chất lượng các kỳ thi.

Ngay tại thời điểm khi kỳ thi tốt nghiệp THPT chưa diễn ra, rất nhiều ĐH trong đó có ĐH Thương Mại, ĐH Ngoại thương… đã công bố ngưỡng điểm sàn tối thiểu để thí sinh được xét vào trường. Đó là sự tự chủ của các trường để vừa chủ động nguồn tuyển, vừa đảm bảo chất lượng đầu vào, vừa cam kết đầu ra để khẳng định uy tín đào tạo.

Thực tế là như nhận xét, nếu không tự chủ, ĐH rất khó để đổi mới phát triển được. Tự chủ là một quá trình, với lộ trình và bước đi thích hợp. Và chính trong những biến cố bất thường của dịch bệnh năm nay, hoặc có thể là những dự liệu khó báo trước, nhưng khi thích ứng và có thời gian nhìn lại, chúng ta mới thấy rằng các bước đi của GDĐH trong quá trình thực hiện tự chủ đã dài, rộng hơn. Trong quá trình vừa làm vừa điều chỉnh, những nút thắt của tự chủ đã dần được xóa bỏ.

ky cuoi no luc tu chu de thich ung voi bien co bat thuong Kỳ 2: Những xếp hạng thế giới được cải thiện trong nỗ lực của tinh thần tự chủ

Liên tiếp những năm gần đây, các bảng xếp hạng ĐH thế giới, trong đó có cả những bảng xếp hạng “khó tính” như THE ...

ky cuoi no luc tu chu de thich ung voi bien co bat thuong Kỳ 1: Khi tự chủ không còn là vấn đề riêng về tài chính

Lúc đầu, nói đến tự chủ, nhiều trường đều cho rằng đó là tự chủ tài chính, cắt ngân sách. Nhưng thực tế của thí ...

Phan Thủy
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động