Thứ bảy 27/04/2024 18:34

Sử dụng bột ngọt để đảm bảo chế độ ăn giảm muối, đảm bảo sức khỏe cho cả nhà

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Trước những tin đồn về tác hại của bột ngọt, giới chuyên môn đã khẳng định đây là loại gia vị an toàn với mọi đối tượng, không những giúp món ăn trở nên đậm vị, ngon miệng hơn mà còn hỗ trợ thực hành chế độ ăn giảm muối.
GS. Kikunae Ikeda - cha đẻ phát minh ra bột ngọt bằng cách chiết xuất glutamate từ tảo bẹ kombu.
GS. Kikunae Ikeda - cha đẻ phát minh ra bột ngọt bằng cách chiết xuất glutamate từ tảo bẹ kombu.

Bột ngọt có thành phần chính là glutamate - axit amin tạo nên chất đạm có trong cơ thể người, và có trong hầu hết các thực phẩm tự nhiên như các loại thịt, các loại thủy hải sản, rau củ quả, sữa… Nêm bột ngọt vào món ăn sẽ mang lại vị umami hay vị ngon, vị ngọt thịt, giúp làm hài hòa các vị cơ bản (ngọt, chua, mặn, đắng) để món ăn ngon hơn.

Bột ngọt an toàn cho mọi đối tượng

Các tổ chức y tế, sức khỏe uy tín trên thế giới đều khẳng định “Bột ngọt là gia vị an toàn cho mọi đối tượng”, bao gồm: JECFA (Ủy ban các Chuyên gia về Phụ gia Thực phẩm thuộc Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc và Tổ chức Y tế Thế giới); EC/SCF (Ủy ban Khoa học về Thực phẩm của Cộng đồng chung Châu Âu); FDA (Cơ quan Quản lý Thuốc và Thực phẩm Hoa Kỳ); Bộ Y tế, Lao động, Phúc lợi Nhật Bản.

Bộ Y tế Việt Nam cũng đưa bột ngọt vào danh mục các phụ gia được phép sử dụng trong chế biến thực phẩm. Trái với lầm tưởng bột ngọt có thể biến đổi thành chất có hại trong quá trình chế biến, thực tế, ở ngưỡng nhiệt nấu ăn thông thường 270 °C, bột ngọt không bị biến đổi thành chất gây hại cho sức khỏe. Vì vậy, người nội trợ có thể thoải mái nêm bột ngọt vào bất kỳ lúc nào trong khi nấu ăn.

Với trẻ em ở tất cả giai đoạn, bột ngọt được chứng minh là thành phần an toàn. Ở tuần thai 16, em bé đã có thể nếm các vị khác nhau từ nước ối của người mẹ, trong đó có vị “umami”. Cụ thể, nước ối rất giàu axit amin tự do và trong số đó, glutamate là axit amin có nồng độ cao nhất. Không những cảm nhận vị umami trong bụng mẹ, trẻ đến giai đoạn bú mẹ được cung cấp lượng đáng kể glutamate thông qua sữa mẹ vì nó chứa hàm lượng cân đối các axit amin, trong đó có glutamate chiếm một tỉ lệ cao vượt trội. Việc mẹ sử dụng bột ngọt trong thời kỳ cho con bú đã được Hội Nhi Khoa Hoa Kỳ khẳng định không tác động đến việc tiết sữa và an toàn cho trẻ bú sữa.

Bột ngọt đã được chứng minh an toàn đối với trẻ em.
Bột ngọt đã được chứng minh an toàn đối với trẻ em.

Thêm vào đó, Ủy ban các Chuyên gia về Phụ gia Thực phẩm thuộc Tổ chức Lương nông Liên Hiệp Quốc (FAO) và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cũng đưa ra kết luận: “Quá trình chuyển hóa bột ngọt trong cơ thể trẻ em và người lớn là như nhau và không có bất kỳ mối nguy nào đối với trẻ em được chỉ ra khi sử dụng bột ngọt”.

TS.BS Nguyễn Trọng Hưng (Trưởng khoa Khám Tư vấn Dinh dưỡng người lớn - Trung tâm Khám Tư vấn, phục hồi dinh dưỡng & kiểm soát béo phì - Viện Dinh Dưỡng Quốc Gia) đã lý giải rằng hầu hết glutamate từ bột ngọt được tiêu thụ qua đường tiêu hóa sẽ chuyển hóa thành năng lượng cho hoạt động của ruột, đồng thời hàng rào máu - não trong não bộ sẽ ngăn cản glutamate trong máu đi vào não. Do đó bột ngọt không thể ảnh hưởng đến não bộ và không gây mất trí nhớ như lời đồn.

Bột ngọt hỗ trợ chế độ ăn giảm muối

Không chỉ là bí kíp bỏ túi của nhiều bà nội trợ trong nấu nướng, bột ngọt còn hỗ trợ chế độ ăn giảm muối, chế độ ăn lành mạnh tốt cho sức khỏe với khả năng giảm lượng natri tiêu thụ mà vẫn duy trì vị ngon của món ăn.

Sử dụng bột ngọt kết hợp với muối ăn có thể giúp giảm lượng natri tiêu thụ, góp phần vào chế độ ăn giảm muối.
Sử dụng bột ngọt kết hợp với muối ăn có thể giúp giảm lượng natri tiêu thụ, góp phần vào chế độ ăn giảm muối.

TS.BS Nguyễn Trọng Hưng lý giải, so với muối ăn, lượng Natri trong bột ngọt chỉ bằng ⅓, nghĩa là rất thấp. Ngoài ra, trong nấu nướng, bột ngọt chỉ thường được nêm một lượng rất nhỏ so với muối ăn, nên lượng Natri nạp vào cơ thể cũng thấp hơn nhiều so với khi nêm muối.

Cùng với đó, bột ngọt có thể điều hòa các vị cơ bản, lại có hậu vị kéo dài, tạo cảm giác thỏa mãn sau khi ăn, từ đó nâng vị ngon tổng thể của món ăn nên dù giảm muối, vị ngon của món ăn vẫn đảm bảo.

Công thức nấu ăn giảm muối, thay thế một phần bằng bột ngọt.
Công thức nấu ăn giảm muối, thay thế một phần bằng bột ngọt.

Bác sĩ Nguyễn Trọng Hưng hướng dẫn, thay vì nêm 8g muối cho 1 lít nước dùng, bạn có thể nêm 4g muối và 4,8g bột ngọt, từ đó có thể giảm đến 31% lượng natri tiêu thụ, nhưng món ăn vẫn ngon và vừa miệng.

PV
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động