Thứ sáu 22/11/2024 16:01
Thanh Hoá:

Sẽ không còn cảnh người dân phải sống lênh đênh trên sông nước

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
“Việc cấp đất ở và hỗ trợ kinh phí xây dựng nhà ở cho đồng bào sinh sống trên sông phải làm bằng tình cảm, trách nhiệm, lương tâm và một “trái tim nóng” để lo cho dân, làm cho dân, vì Nhân dân”, đây là tinh thần chỉ đạo của Bí thư tỉnh ủy Thanh Hóa Đỗ Trọng Hưng.
Bí thư tỉnh uỷ Thanh Hoá cho rằng, : “Việc cấp đất và hỗ trợ kinh phí xây nhà cho đồng bào sinh sống trên sông phải làm bằng tình cảm, trách nhiệm và “trái tim nóng”
Bí thư tỉnh uỷ Thanh Hoá lưu ý các địa phương đặc biệt quan tâm đến việc cấp đất và hỗ trợ kinh phí xây nhà cho đồng bào sinh sống trên sông, quyết tâm trong 2 năm 2022 và 2023 phải thực hiện xong

“Mệnh lệnh trái tim nóng”

Nhằm đẩy nhanh việc hiện thực hóa mục tiêu đưa toàn bộ dân sông nước lên bờ ổn định cuộc sống, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa đã chỉ đạo các địa phương đang có dân sống trên sông tập trung đẩy nhanh tiến độ giao đất, bố trí tái định cư, hỗ trợ tiền xây nhà.

Tỉnh Thanh Hóa xác định việc bố trí đất và hỗ trợ kinh phí cho đồng bào đang sinh sống trên sông là nhiệm vụ trọng tâm của địa phương trong 2 năm (2022-2023), đồng thời phấn đấu trong khoảng thời gian trên sẽ hoàn thành việc cấp đất ở và hỗ trợ xây dựng xong nhà ở cho các hộ trong diện được thụ hưởng chính sách.

Làng chài Thuỷ Cơ, xã Thiệu Vũ, huyện Thiệu Hoá
Làng chài Thuỷ Cơ, xã Thiệu Vũ, huyện Thiệu Hoá

Để thực hiện được kế hoạch đề ra, ông Đỗ Trọng Hưng, Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa yêu cầu Ban Thường vụ Thành ủy Thành phố Thanh Hóa, huyện ủy các huyện Thiệu Hóa, Vĩnh lộc, Yên Định, Thọ Xuân, Cẩm Thủy lãnh đạo việc tập trung đẩy nhanh tiến độ giao đất, bố trí tái định cư, hỗ trợ kinh phí xây nhà ở cho các hộ dân đang sinh sống trên sông, hoàn thành trước ngày 30/6/2023. Riêng thành phố Thanh Hóa hoàn thành trước ngày 31/12/2023. Địa phương nào không hoàn thành công việc được giao theo tiến độ nêu trên, thì Bí thư, Chủ tịch UBND huyện, thành phố chịu trách nhiệm trước Ban Thường vụ Tỉnh ủy, UBND tỉnh.

Ông Đỗ Trọng Hưng đặc biệt nhấn mạnh: “Việc cấp đất và hỗ trợ kinh phí xây nhà cho đồng bào sinh sống trên sông phải làm bằng tình cảm, trách nhiệm và “trái tim nóng” để lo cho dân, làm cho dân, vì nhân dân. Phải lo từ sớm, từ xa nhằm đảm bảo an toàn tính mạng cho bà con nhân dân đang sống lênh đênh trên sông nước. Nếu để đồng bào sinh sống trên sông bị thiệt hại đến tính mạng do thiên tai gây ra chúng ta sẽ có lỗi với nhân dân”.

Tạo sinh kế bền vững cho bà con dân chài

Hàng trăm hộ dân sông nước sống trên khắp các con sông của tỉnh Thanh Hóa rất vui mừng, phấn khởi khi được quan tâm hỗ trợ cấp đất, xây nhà. Bởi hầu hết những cư dân sống đời du ngư đều có cuộc sống vô cùng khó khăn, chủ yếu dựa vào sông nước, công việc bấp bênh. Nhiều gia đình gom góp mua được miếng đất nhưng lại không đủ tiền xây nhà, nên họ vẫn gắn cuộc đời trên những dòng sông, con cái vì thế mà học hành không đến nơi đến chốn, đói nghèo cứ thế theo vòng luẩn quẩn bủa vây.

Một góc làng chài giữa lòng TP Thanh Hoá
Một góc làng chài giữa lòng TP Thanh Hoá

Bà Phạm Thị Thanh Thủy - Trưởng Ban Dân vận, Chủ tịch MTTQ tỉnh Thanh Hóa - cho biết sau gần 20 năm triển khai cuộc vận động, đã vận động 812 đồng bào sinh sống trên sông lên bờ ổn định cuộc sống. Hiện toàn tỉnh còn 240 hộ dân sống trên sông chưa được cấp đất ở, 273 hộ chưa được hỗ trợ tiền xây nhà ở.

"Xuất phát từ thực tiễn đó, tháng 3-2022, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa tiếp tục ban hành văn bản để lãnh đạo, chỉ đạo cấp ủy, chính quyền, MTTQ và hệ thống chính trị thực hiện việc rà soát để bố trí, sắp xếp ổn định đời sống cho đồng bào trên sông lên bờ ổn định cuộc sống. Đây là chương trình rất lớn mà Ban Thường vụ Tỉnh ủy lãnh đạo, chỉ đạo và quyết tâm trong 2 năm 2022 và 2023 phải thực hiện xong" - bà Thủy nhấn mạnh.

Bên cạnh đó, Tỉnh Thanh Hóa rất quan tâm việc người dân sau khi lên bờ có công ăn việc làm ổn định, bền vững vì vậy đã chỉ đạo các huyện rà soát những hộ có người trong độ tuổi lao động để phối hợp với doanh nghiệp trên địa bàn tạo điều kiện cho họ được làm việc trong các doanh nghiệp, rà soát trình độ văn hóa nhằm bổ cập kiến thức để người dân biết phương thức làm ăn, áp dụng được khoa học - kỹ thuật trong sản xuất - kinh doanh để có sinh kế lâu dài.

Những mái nhà kiên cố tại khu tái định cư cho đồng bào trên sông lên bờ tại thôn Duệ Thôn (xã Định Tiến, huyện Yên Định)
Những mái nhà kiên cố tại khu tái định cư cho đồng bào trên sông lên bờ tại thôn Duệ Thôn (xã Định Tiến, huyện Yên Định)

Có thể khẳng định, thành tựu giảm nghèo nói chung, trong đó có sự tích hợp các chính sách đặc thù dành cho nhóm dễ bị tổn thương - mà cụ thể ở đây là đồng bào sinh sống trên sông - đã góp phần khẳng định tính ưu việt của chế độ. Đồng thời, việc nỗ lực “đi trước một bước” nhằm đưa toàn bộ các hộ dân sinh sống trên sông lên bờ ổn định cuộc sống, từng bước thoát nghèo, đã phản ánh một bước tiến dài của tỉnh Thanh Hóa trong nỗ lực quan tâm, chăm lo, nâng cao đời sống cho người dân. Đáng nói hơn, trong quá trình xây dựng và thực thi chính sách ổn định đời sống cư dân vạn chài, nhóm đối tượng này luôn được đặt ở trung tâm, với việc bảo đảm mức sống tối thiểu tăng dần và khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản.

Rồi đây sẽ không còn cảnh bà con phải sống lênh đênh trên sông nước nữa, thay vào đó là những ngôi nhà kiên cố, định hướng nghề nghiệp ổn định để bà con yên tâm an cư, lạc nghiệp…

Sự thật về "Làng bán máu" Phù Vân, TP Phủ Lý, tỉnh Hà Nam: Hãy trả lại "tên" cho một làng chài!
Thông tin Tiếp bài: "Hãy trả lại "tên" cho một làng chài"
Vượt sông tặng quà người dân nghèo làng chài ven sông Hồng thất nghiệp vì dịch COVID-19
Trẻ em làng chài trên sông Hồng nhận quà Trung thu là máy tính bảng học tập
Huy Hoàng
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động