Phát triển đường sắt công cộng gắn với bất động sản
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênBà Phạm Thúy Chinh - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội. Ảnh: Quốc hội |
Học hỏi kinh nghiệm từ phát triển đường sắt đô thị ở nước ngoài
Góp ý vào dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi), ThS. Phạm Thúy Chinh - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, ngân sách của Quốc hội cho biết, bà đồng tình với quy định thực hiện các dự án TOD tại Điều 39. Mô hình phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng là mô hình khá thành công ở Hồng Kông, Singapore và các tỉnh phía Đông của Trung Quốc.
Kinh nghiệm của các dự án phát triển đô thị đường sắt công cộng gắn với phát triển bất động sản của Hồng Kông đã tạo ra đô thị mới ở phía Nam của Hồng Kông là Disney Land và Ocean Park của Hồng Kông, làm gia tăng giá trị thặng dư của bất động sản ở khu vực này và đây là một bài học kinh nghiệm rất quý để xây dựng đường sắt đô thị cho Thủ đô Hà Nội trong thu hút nguồn lực đầu tư theo phương thức đối tác công tư, phát triển giao thông, đô thị.
Tuy nhiên, tên gọi của điều luật là về “giao thông công cộng” nhưng nội hàm của điều luật lại chỉ đang hướng đến phát triển đường sắt đô thị. Do đó, cần phải có sự điều chỉnh tên gọi cho phù hợp hoặc tiếp tục nghiên cứu, quy định chính sách phát triển các phương thức giao thông công cộng khác.
Mặt khác, báo cáo thẩm tra của Ủy ban Pháp luật cũng đã chỉ rõ, dự thảo Luật xác định TOD chỉ gắn với tuyến đường sắt đô thị và chỉ tập trung cho dân cư ở khu vực nội đô mà chưa chú trọng đến định hướng giao thông công cộng dành cho người dân từ nơi khác đến làm việc là chưa thể hiện được những đặc trưng cơ bản của TOD, chưa dự liệu đến những phương thức giao thông công cộng khác có thể sẽ phù hợp và chiếm ưu thế hơn trong tương lai.
Linh hoạt để thực hiện cơ chế thử nghiệm có kiểm soát
Theo bà Phạm Thúy Chinh, tại điểm c, khoản 2 Điều 41 quy định: thành lập Quỹ đầu tư mạo hiểm là quỹ tài chính Nhà nước ngoài ngân sách, được ngân sách Nhà nước hỗ trợ vốn điều lệ, được huy động các nguồn vốn hợp pháp ngoài ngân sách để đầu tư mạo hiểm, thúc đẩy, ươm tạo DN khoa học và công nghệ trong một số lĩnh vực trọng điểm về khoa học công nghệ quy định tại khoản 1 Điều 25 của Luật này do UBND TP Hà Nội quyết định thành lập.
“Tôi cho rằng, việc quy định thành lập Quỹ đầu tư mạo hiểm tại dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) là hết sức cần thiết. Tôi đồng tình với việc hình thành quỹ, cùng với nguồn lực từ ngân sách Nhà nước sẽ tạo hành lang pháp lý và cơ chế linh hoạt huy động, thu hút, quản lý nguồn lực để thực hiện cơ chế thử nghiệm có kiểm soát” - bà Phạm Thúy Chinh chia sẻ.
Tuy nhiên, bà Phạm Thúy Chinh đề nghị cơ quan soạn thảo cần lưu ý và xác định được tên gọi cho quỹ theo mục tiêu, phạm vi, đối tượng áp dụng chứ không gọi là “Quỹ đầu tư mạo hiểm” vì Quỹ đầu tư mạo hiểm theo khái niệm chung nhất được hiểu là tập hợp của hỗ trợ về mặt tài chính đối với các công ty sáng tạo khởi nghiệp và công ty chưa lên sàn giao dịch chứng khoán; việc đầu tư mạo hiểm có thể là làm gia tăng lợi nhuận và cũng có những rủi ro nhất định.
Dự thảo Luật quy định phạm vi đầu tư của Quỹ tương đối rộng, dẫn chiếu tới Điều 25 của dự thảo Luật liên quan đến toàn bộ hoạt động phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và nhiều lĩnh vực khác, như vậy sẽ rất khó triển khai và thiếu tính tập trung, khó tạo nên sự đột phá cho lĩnh vực then chốt. Từ đề xuất của TP Hồ Chí Minh về việc thành lập Quỹ phát triển vi mạch để thực hiện mục tiêu là trung tâm thiết kế vi mạch của khu vực và cả nước, đề nghị cần nghiên cứu, thu hẹp phạm vi đầu tư cho phù hợp.
Để nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản công, tại Điều 42 dự thảo Luật quy định cho phép TP Hà Nội áp dụng quản lý, vận hành và khai thác tài sản công theo phương thức nhượng quyền kinh doanh, quản lý (hình thức O&M) đối với các công trình, hạ tầng văn hóa, thể thao do Nhà nước đầu tư trên địa bàn Thủ đô.
Để phù hợp với nội dung thì tên của điều luật cần được thay đổi thành “quản lý, sử dụng các công trình thể thao, văn hóa của Thủ đô Hà Nội”. Mặc dù đây là lĩnh vực chưa được quy định trong Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (Luật PPP), tuy nhiên bà Phạm Thúy Chinh đồng tình với quy định này và nếu TP Hà Nội được áp dụng cơ chế này sẽ nâng cao hiệu quả, phát huy được các giá trị của các công trình văn hóa, thể thao nhất là các công trình có quy mô lớn, đầu tư từ ngân sách Nhà nước.
Đây cũng là điểm dẫn đến việc nghiên cứu, sửa đổi chính sách pháp luật về tài sản công cũng như sẽ thu hút được sự tham gia của khu vực tư nhân vào vận hành, khai thác và cung cấp dịch vụ, chấm dứt tình trạng lãng phí và phát huy hiệu quả các công trình này.
Cần rõ ràng về chế độ thù lao khi thu hút nhân tài | |
Chỉ nên điều chỉnh những dự án luật, pháp lệnh thực sự cấp bách | |
Phát triển các đô thị vệ tinh bên cạnh các đô thị trung tâm |
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại