Phát triển các đô thị vệ tinh bên cạnh các đô thị trung tâm
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênÔng Phạm Văn Hòa, đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Tháp. (Ảnh: Quốc hội) |
Chú trọng đại biểu HĐND chuyên trách để nâng cao hiệu quả hoạt động
Góp ý vào dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi), ông Phạm Văn Hòa - đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Tháp cho rằng, hiện nay dự thảo luật vẫn quy định Hà Nội duy trì HĐND cấp quận trong khi thực tế triển khai tại TP Hồ Chí Minh và Đà Nẵng cho thấy, việc không tổ chức HĐND cấp quận mang lại hiệu quả rất cao. Do đó, đại biểu Phạm Văn Hòa cho rằng, Hà Nội có thể nghiên cứu mô hình này để tăng số lượng đại biểu HĐND TP, bởi với việc tăng 30 đại biểu không phải là ít.
Tuy nhiên, hiện nay Luật Tổ chức chính quyền địa phương quy định là không tăng số lượng đại biểu hoạt động kiêm nhiệm mà nên tăng đại biểu hoạt động chuyên trách. Vì vậy, đại biểu Phạm Văn Hòa đề nghị, cần chú trọng tăng số lượng đại biểu HĐND chuyên trách để nâng cao hiệu quả hoạt động, bảo đảm khả năng đảm đương thêm các nhiệm vụ, quyền hạn được phân quyền cho Hà Nội theo dự thảo luật và phù hợp với yêu cầu tổ chức chính quyền đô thị.
Cùng góp ý về dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi), bà Tạ Thị Yên, đại biểu Quốc hội tỉnh Điện Biên nhất trí với đề xuất quy định trong dự thảo luật về mô hình chính quyền các cấp của Thủ đô Hà Nội theo hướng giữ nguyên và ổn định như nhiệm kỳ 2021 - 2026. Cụ thể, việc đẩy mạnh phân quyền cho chính quyền TP trong quy định một số nội dung thuộc lĩnh vực tổ chức bộ máy, biên chế, coi đây là bước đột phá quan trọng, tạo tiền đề cho TP thực hiện các cơ chế, chính sách đặc thù trong dự thảo luật.
Về số lượng đại biểu HĐND TP Hà Nội, đại biểu Tạ Thị Yên đồng tình với dự thảo luật và cho rằng cũng có thể nghiên cứu thêm việc đổi mới phương thức làm việc của HĐND TP để nâng cao hơn tính chuyên nghiệp và chất lượng, hiệu quả hoạt động của thiết chế này phù hợp với sự phát triển của Chính phủ số, xã hội số, công dân số.
Do đó, các hình thức, phương pháp, công cụ cũng nên cân nhắc thêm theo hướng số hóa và tính đại diện, quyền lợi của cử tri và Nhân dân Thủ đô để bộ máy được thực hiện tốt hơn, hiệu quả hơn.
Cần đẩy sự ra đời và phát triển các đô thị vệ tinh bên cạnh các đô thị trung tâm. (Ảnh minh họa) |
Thúc đẩy sự ra đời và phát triển các đô thị vệ tinh
Góp ý vào dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi), nhiều chuyên gia cũng đồng quan điểm là cần phân quyền hơn nữa, thành lập “Thành phố thuộc Thành phố” cho chính quyền Hà Nội, đồng thời, thúc đẩy sự ra đời và phát triển mạnh mẽ các đô thị vệ tinh (bên cạnh các đô thị trung tâm) và là nơi tập trung những yếu tố mới về kinh tế - xã hội và khoa học, công nghệ...
Theo TS. Chu Mạnh Hùng, Chủ tịch Hội đồng trường Đại học Luật Hà Nội “Thành phố thuộc Thành phố” sẽ có vị trí pháp lý của đơn vị hành chính cấp huyện theo quy định của Hiến pháp, Luật Tổ chức chính quyền địa phương; là điểm nhấn rất đặc biệt gắn với vị thế đặc biệt của Hà Nội. Bởi lẽ đó, tính vượt trội, đặc thù cho Hà Nội trong đó có các đô thị vệ tinh, nhất là TP thuộc Thủ đô cần phải được tính đến ngay trong quy hoạch, quản lý và phát triển.
Cùng quan điểm, TS.Nguyễn Toàn Thắng - Trường Đại học Luật Hà Nội cũng cho rằng, từ vị thế là Thủ đô của đất nước, trung tâm đầu não về chính trị, văn hóa, khoa học kỹ thuật, đồng thời là trung tâm lớn về giao dịch kinh tế và quốc tế của cả nước, Hà Nội cần xây dựng mô hình chính quyền đô thị phù hợp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả quản lý Nhà nước, phục vụ tốt hơn nhu cầu của người dân, đáp ứng yêu cầu phát triển đô thị bền vững, hội nhập quốc tế.
Từ kinh nghiệm của một số quốc gia về mô hình chính quyền đô thị cho thấy, bộ máy chính quyền TP Hà Nội cần được tổ chức theo hướng tinh gọn, giảm bớt các tầng nấc trung gian, bảo đảm tính nhanh nhạy trong công tác quản lý đô thị.
Đồng thời, cần mạnh dạn phân quyền, phân cấp hơn nữa cho chính quyền TP Hà Nội. Với tư cách vừa là một đô thị lớn, vừa là Thủ đô, Hà Nội cần được phân quyền, phân cấp mạnh mẽ hơn, để có phạm vi quyền tự chủ cao hơn. Ở các nước thường sử dụng thuật ngữ “tự quản” đối với chính quyền đô thị. Các đô thị được quyết định các vấn đề của địa phương và các vấn đề thuộc quyền của Trung ương nhưng được trao cho địa phương giải quyết.
Ngoài ra, cần thúc đẩy chế độ thủ trưởng trong tổ chức và hoạt động của cơ quan hành chính ở Hà Nội. Đây cũng là chế độ được ưu tiên với chính quyền đô thị ở các nước, giúp việc ra các quyết định quản lý được nhanh chóng, kịp thời, đồng thời xác định trách nhiệm trực diện cho người đứng đầu.
Dành sự quan tâm hàng đầu cho các dự án cấp bách, trọng điểm Giám đốc Sở Giao thông Vận tải Hà Nội Nguyễn Phi Thường cho biết, thời gian này, TP Hà Nội dành quan tâm hàng đầu ... |
Dấu ấn điêu khắc trong quy hoạch đô thị ở Hà Nội Tượng đài ở Hà Nội không chỉ có những tác phẩm nổi tiếng mang tính biểu trưng, lịch sử, mà hiện nay, mảng điêu khắc ... |
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại