Thứ bảy 20/04/2024 05:32
Dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô:

Nhiệm vụ chính trị cấp bách, khẳng định trách nhiệm, vị thế và uy tín của Hà Nội

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Lần đầu tiên một dự án (DA) được đánh giá đặc biệt quan trọng, huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị thực hiện với quyết tâm cao nhất. Đây cũng là DA đầu tiên Ban Thường vụ Thành ủy có chỉ thị riêng về công tác giải phóng mặt bằng (GPMB), nhấn mạnh đây chính là thước đo năng lực lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của cấp ủy, chính quyền các cấp và là uy tín của TP. DA ấy mang tên: “Vành đai 4 - Vùng Thủ đô”.
Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội Đinh Tiến Dũng (Trưởng Ban chỉ đạo đầu tư xây dựng DA đường Vành đai 4 – Vùng Thủ đô Hà Nội) trong chuyến kiểm tra tiến độ DA.                           Ảnh: T.P
Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội Đinh Tiến Dũng (Trưởng Ban chỉ đạo đầu tư xây dựng DA đường Vành đai 4 – Vùng Thủ đô Hà Nội) trong chuyến kiểm tra tiến độ DA. Ảnh: T.P

Quốc hội, Bộ Chính trị, Chính phủ… sát sao chỉ đạo

Tháng 6/2022, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã ký ban hành Nghị quyết số 56/2022/QH15 về chủ trương đầu tư DA đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội. Nghị quyết nêu rõ: Đầu tư xây dựng tuyến đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội, vành đai liên vùng kinh tế trọng điểm Vùng Thủ đô Hà Nội, kết nối Thủ đô Hà Nội với tỉnh Hưng Yên, tỉnh Bắc Ninh và các địa phương khác trong vùng…

DA nhận được sự quan tâm đặc biệt của Bộ Chính trị, Quốc hội, Chính phủ… Còn nhớ, tháng 1/2022, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp với các Bộ, ngành, TP Hà Nội, các tỉnh Bắc Ninh và Hưng Yên về chủ trương đầu tư xây dựng DA. Thủ tướng nhấn mạnh, đây là DA hạ tầng rất quan trọng, có ý nghĩa lớn, tạo bước đột phá về phát triển kinh tế - xã hội, đô thị cho các địa phương trong Vùng Thủ đô. Việc thực hiện các DA nhằm cụ thể hóa mục tiêu của Đại hội XIII của Đảng, Đại hội Đảng bộ các địa phương, các Nghị quyết của Bộ Chính trị về phát triển Thủ đô Hà Nội...

Các tuyến đường sẽ tạo ra không gian phát triển mới cho Hà Nội và các tỉnh xung quanh, tạo kết nối về kinh tế vùng, giúp chia sẻ và giải quyết nhu cầu giao thông, giảm chi phí logistics và thu hút các nhà đầu tư, nâng cao đời sống tinh thần, vật chất cho cho người dân trong vùng.

DA Vành đai 4 Hà Nội đã được Bộ Chính trị cho ý kiến để trình Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư tại kỳ họp trong tháng 6/2022.

“Thước đo” năng lực lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành

Hà Nội hướng tới DA đường Vành đai 4-Vùng Thủ đô Hà Nội bằng sự đồng thuận cao nhất từ Thành ủy, HĐND TP, UBND TP… tới đông đảo cử tri. Chỉ trong khoảng thời gian ngắn, Hà Nội đã chứng minh trách nhiệm, vị thế của mình bằng nhiều hành động thiết thực, nhiều kịch bản cụ thể.

Bắt đầu từ đầu năm 2021 cho đến thời điểm tháng 6/2022, để được Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhất trí, Hà Nội đã tận dụng tối đa khoảng thời gian quý báu để chứng minh vai trò chủ động của mình.

Ngày 20/5/2022, HĐND TP Hà Nội ban hành Nghị quyết số 07/NQ-HĐND về việc thống nhất chủ trương bố trí, cân đối vốn cho DA đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội. Theo đó, HĐND TP thống nhất chủ trương bố trí 23.524 tỷ đồng, cân đối vốn cho DA từ nguồn vốn ngân sách TP.

Trước đó, tháng 9/2021, DA đã được HĐND TP biểu quyết tại kỳ họp thứ 2, nhất trí về chủ trương đầu tư và bổ sung DA vào kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 của TP. Còn tại kỳ họp thứ 3, diễn ra vào tháng 12/2021, HĐND TP tiếp tục đưa DA vào danh mục các công trình trọng điểm của TP để tập trung chỉ đạo, điều hành.

Xác định việc thực hiện DA là nhiệm vụ chính trị trọng tâm, quan trọng, cấp bách, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng đã ký ban hành Nghị quyết số 07 của Ban Chấp hành Đảng bộ TP về chủ trương triển khai DA. Tiếp đó, tháng 9/2022, Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội ban hành Chỉ thị số 16-CT/TU về tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện công tác GPMB, tái định cư phục vụ DA.

Chuyên gia kinh tế Vũ Mạnh Hùng phân tích, lần đầu tiên có Chỉ thị riêng của Ban Thường vụ Thành ủy về công tác GPMB, chỉ đạo 7 nhóm nhiệm vụ để tập trung sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng và của cả hệ thống chính trị từ TP đến cơ sở, sự ủng hộ của tập thể, cá nhân người sử dụng đất khi Nhà nước tiến hành thu hồi đất, bảo đảm hoàn thành đúng tiến độ. Điều này cho thấy Hà Nội đang vào cuộc với tinh thần cao nhất, bằng sự quyết tâm, đồng lòng của cả hệ thống chính trị. Vì vậy, chẳng có gì ngạc nhiên khi TP đưa ra mốc thời gian sẽ khởi công DA vào thời điểm tháng 6/2023.

Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội TP Hà Nội Đinh Tiến Dũng (Trưởng Ban chỉ đạo đầu tư xây dựng DA đường Vành đai 4 – Vùng Thủ đô Hà Nội) nhấn mạnh, đây là DA đặc biệt quan trọng, Nghị quyết về Chủ trương đầu tư DA của Quốc hội đưa ra mốc thời gian thực hiện chỉ khoảng 5 năm, cơ bản hoàn thành năm 2026, đưa vào khai thác từ năm 2027. Như vậy, tiến độ DA rất nhanh, đòi hỏi phải được thực hiện với quyết tâm chính trị rất cao của các cấp, các ngành và toàn TP.

Thành ủy Hà Nội xác định, DA chính là “thước đo” năng lực lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của cấp ủy, chính quyền các cấp và là uy tín của TP. Vì vậy, Thành ủy Hà Nội đã lập Ban chỉ đạo cấp TP, do Bí thư Thành ủy làm Trưởng Ban chỉ đạo với sự tham gia của các đồng chí Thường trực Thành ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam TP, các Sở, ban, ngành, quận, huyện.

Tiến độ DA phải tính theo ngày

Theo chỉ đạo của Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội, mỗi địa phương cần xác định rõ lộ trình, thời hạn hoàn thành; ban hành quy chế hoạt động của Ban chỉ đạo, Tổ công tác; giải quyết kịp thời, đúng quy định của pháp luật đối với các khiếu nại, tố cáo liên quan đến đất đai, bảo đảm không phát sinh điểm nóng, phức tạp về an ninh trật tự; giải quyết hài hòa lợi ích của Nhà nước, DN và người dân. Đặc biệt, phải gắn xử lý trách nhiệm người đứng đầu nếu không hoàn thành đúng tiến độ GPMB.

Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh trong cuộc làm việc với huyện Thanh Oai về DA đường Vành đai 4 yêu cầu, tiến độ thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến DA phải tính theo ngày, chứ không phải tính theo tuần.

Các quận, huyện phải có trách nhiệm ban hành kế hoạch tổ chức thực hiện những nội dung công việc thuộc trách nhiệm của địa phương; phân công nhiệm vụ cụ thể cho Bí thư, Phó Bí thư, các Ủy viên Ban Thường vụ, Ủy viên Ban Chấp hành, các phòng, ban, ngành, các xã, phường nơi có DA đi qua và huy động toàn bộ hệ thống chính trị vào cuộc, phát huy vai trò tiên phong gương mẫu của cán bộ, đảng viên, vai trò của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền địa phương, đơn vị.

Theo báo cáo của UBND TP Hà Nội, đến nay, TP đã hoàn thành phê duyệt chỉ giới đường đỏ 5/5 đoạn với tổng chiều dài 58,2 km. Ngày 30/11 vừa qua, chỉ giới đường đỏ đoạn từ QL 32 đến cầu Hồng Hà cũng đã được công bố. Trong quý IV/2022, TP đã giải ngân được khoảng 1.759 tỷ đồng cho công tác bồi thường, hỗ trợ tái định cư. TP cũng hoàn thành báo cáo đánh giá tác động môi trường, tham vấn cộng đồng, đăng tải tham vấn trên trang điện tử của Bộ TN&MT.

Chuyên gia kinh tế Phan Mai Lan, Viện Kinh tế Việt Nam phân tích, với khối lượng công việc không nhỏ nhưng chỉ trong vòng 1 năm, Hà Nội hoàn thiện xong thủ tục cho DA. Điều này cho thấy sự đồng thuận không chỉ đến từ các cấp chính quyền, cao hơn còn nhận được sự đồng thuận trong Nhân dân. DA luôn phức tạp, tốn nhiều thời gian ở khâu đền bù, GPMB… Hà Nội đang chứng tỏ sự minh bạch, tinh thần cầu thị trong việc giải quyết các chính sách đền bù với người dân, DN, các tổ chức khác nơi có DA đi qua.

DA đường Vành đai 4-Vùng Thủ đô có tổng chiều dài khoảng 112km, đi qua địa phận 3 tỉnh, TP Hà Nội, Hưng Yên, Bắc Ninh. Với Hà Nội, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, góp phần mở rộng không gian phát triển cho Thủ đô, tạo điều kiện kéo giãn mật độ dân cư tại khu vực nội đô, góp phần giảm ùn tắc giao thông, từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế khu vực hai bên tuyến đường và khu vực ngoại thành.

PGS.TS. Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam đánh giá, tuyến đường nơi DA đi qua sẽ tạo động lực phát triển cho 7 quận, huyện, đặc biệt là các huyện vốn nhiều năm nay vẫn chưa phát triển tương xứng với tiềm năng sau khi sáp nhập về Hà Nội. Tuyến đường cũng sẽ tăng cường khả năng kết nối, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội các tỉnh, TP trong Vùng Thủ đô, Vùng Đồng bằng sông Hồng và Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.

Cùng với đó, DA còn có mục tiêu tạo tiền đề để các TP và các tỉnh phát triển đô thị, công nghiệp, thương mại, dịch vụ góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội, kinh tế đô thị và nông thôn khu vực hai bên nói riêng và Vùng Thủ đô, tạo không gian phát triển quỹ đất, tạo nguồn lực đầu tư phát triển.

* Thường trực Thành ủy, Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội nhấn mạnh, DA đường Vành đai 4 – Vùng Thủ đô là một trong các nhiệm vụ trọng tâm cần ưu tiên tập trung lãnh đạo, chỉ đạo trong Chương trình hành động của Đảng bộ TP Hà Nội thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng gắn với thực hiện Nghị quyết Đại hội XVII của Đảng bộ TP.

* Thành ủy Hà Nội xác định, DA Vành đai 4 - Vùng Thủ đô chính là nhiệm vụ chính trị trọng tâm, quan trọng, cấp bách, là “thước đo” năng lực lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của cấp ủy, chính quyền các cấp và là uy tín của TP.

* Tổng diện tích đất cần thu hồi để triển khai DA đường Vành đai 4 – Vùng Thủ đô là 1.341 ha, trong đó: Hà Nội cần thu hồi khoảng 741ha tại địa bàn 7 quận, huyện (Sóc Sơn, Mê Linh, Đan Phượng, Hoài Đức, Hà Đông, Thường Tín); tỉnh Bắc Ninh cần thu hồi khoảng 326 ha tại địa bàn của 4 huyện, TP (Thuận Thành, Quế Võ, TP Bắc Ninh, Gia Bình); tỉnh Hưng Yên cần thu hồi khoảng 274 ha tại địa bàn của 4 huyện (Văn Giang, Khoái Châu; Yên Mỹ, Văn Lâm).

* DA Vành đai 4-Vùng Thủ đô Hà Nội, đoạn đi qua huyện Mê Linh có chiều dài 11,2km. Để triển khai DA, cần GPMB 134,2ha đất và di dời 351 ngôi mộ; xây dựng khu tái định cư rộng 15,66ha; thực hiện di dời 3 trường học (Tiểu học Văn Khê C, Tiểu học Kim Hoa A, THCS Kim Hoa)... Đến nay, tiến độ thực hiện DA tại huyện Mê Linh rất khẩn trương, nhằm đạt mục tiêu hoàn thành đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu tái định cư phục vụ công tác GPMB trước quý III/2023; tổ chức bàn giao từ 60% đến 70% diện tích đất đã GPMB xong trước quý III/2023 và bàn giao toàn bộ phần diện tích còn lại trong quý IV/2023.

Gắn việc kiểm soát quyền lực với thực hiện các nhiệm vụ chính trị
Phát huy tinh thần trách nhiệm, trí tuệ, tạo điều kiện phát triển Thủ đô
Khắc Hạnh
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»
Hà Nội: khẩn trương tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ công trình trọng điểm

Hà Nội: khẩn trương tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ công trình trọng điểm

Ngày 19/4, Ủy viên T.Ư Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh, Trưởng Ban Chỉ đạo các công trình trọng điểm của thành phố giai đoạn 2021 - 2025 chủ trì hội nghị giao ban của Ban Chỉ đạo.
Hà Nội chọn quận Ba Đình làm đột phá trong cải tạo chung cư cũ

Hà Nội chọn quận Ba Đình làm đột phá trong cải tạo chung cư cũ

Ngày 16/4, ngay sau khi kiểm tra Dự án hệ thống xử lý nước thải Yên Xá, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng đã đi kiểm tra tình hình triển khai Đề án cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ trên địa bàn TP Hà Nội.
Đoàn đại biểu cấp cao Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam kết thúc tốt đẹp chuyến thăm và làm việc tại Lào

Đoàn đại biểu cấp cao Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam kết thúc tốt đẹp chuyến thăm và làm việc tại Lào

Tối 10/4, Đoàn đại biểu cấp cao Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam do đồng chí Đỗ Văn Chiến, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam làm trưởng đoàn về đến Hà Nội, hoàn thành các nội dung của chuyến thăm và làm việc tại nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào.
Hải Phòng: huyện An Lão có tân Bí thư Huyện uỷ

Hải Phòng: huyện An Lão có tân Bí thư Huyện uỷ

Chiều 19/4, ông Lê Tiến Châu, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội TP Hải Phòng chủ trì Hội nghị công bố các Quyết định của Ban Thường vụ Thành ủy Hải Phòng về công tác cán bộ huyện An Lão.
Thành lập Tổ Giúp việc Tổ Công tác nghiên cứu, giải trình, tiếp thu, chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi)

Thành lập Tổ Giúp việc Tổ Công tác nghiên cứu, giải trình, tiếp thu, chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi)

UBND TP Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 1968/QĐ-UBND về việc thành lập Tổ Giúp việc Tổ Công tác nghiên cứu, giải trình, tiếp thu, chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi).
Kỳ họp thứ 7 của Quốc hội dự kiến họp trong 26 ngày, tại 2 đợt

Kỳ họp thứ 7 của Quốc hội dự kiến họp trong 26 ngày, tại 2 đợt

Chiều 17/4, tại Phiên họp thứ 32, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc chuẩn bị Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.
Phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng

Phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội Đôn Tuấn Phong cho biết, Luật Thủ đô (sửa đổi) đang được Quốc hội xem xét, trong đó có các quy định phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng. Hà Nội cần có ý kiến, kiến nghị từ thực tiễn để quy định cụ thể vấn đề này trong Luật, bảo đảm tính khả thi, hiệu quả thi hành Luật.
Lấy ý kiến người dân về chính sách bồi thường, định giá đất

Lấy ý kiến người dân về chính sách bồi thường, định giá đất

Tại cuộc họp với Bộ Tài Nguyên & Môi trường (TN&MT) và một số bộ, ngành liên quan về tiến độ xây dựng các văn bản thi hành Luật Đất đai, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh, Thủ tướng Chính phủ đã có văn bản chỉ đạo các bộ, ngành khẩn trương xây dựng văn bản hướng dẫn chi tiết, bảo đảm đủ điều kiện để Quốc hội xem xét, cho phép Luật Đất đai năm 2024 có hiệu lực vào ngày 1/7/2024 (sớm hơn 5 tháng so với quy định ở luật là ngày 1/1/2025). Điều này đòi hỏi các bộ, ngành nỗ lực, quyết tâm rất lớn...
Cần có chiến lược, kế hoạch hướng dẫn triển khai quy định mới

Cần có chiến lược, kế hoạch hướng dẫn triển khai quy định mới

Viện trưởng Viện chiến lược Chuyển đổi số Lê Nguyễn Trường Giang cho rằng, việc đề xuất đưa cơ chế thử nghiệm có kiểm soát quy định thành một điều trong dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) là một bước tiến quan trọng để thúc đẩy sự phát triển của Thủ đô. Đặc biệt hướng tới việc khai thác những hiệu quả từ công nghệ số, công nghệ cao.

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động