Một đô thị thân thiện với cư dân thì không thể tắc nghẽn giao thông
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênÔng Đặng Huy Đông - nguyên Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quy hoạch và Phát triển. Ảnh: Công Phương |
- Ông đánh giá như thế nào về cơ chế chính sách phân cấp phân quyền cho Hà Nội được nêu trong Luật Thủ đô (sửa đổi)?
- Tôi cho rằng, phân cấp được đề xuất trong dự thảo luật lần này thực sự là đột phá, nó thay đổi toàn diện tư duy quản lý. Cho nên, chỉ cần thay đổi cách tiếp cận thì chúng ta không nhất thiết phải đẩy những dự án là phân cấp thẩm quyền phê duyệt dự án như quy định hiện nay mà chuyển hết về cho thành phố (TP) Hà Nội. Chúng ta đang bàn ở đây là ra luật này tạo được bứt tốc, bứt phá thì nó phải nhanh; mà muốn nhanh thì quy trình phải gọn gàng, rất trách nhiệm, còn nếu không trách nhiệm thì không thể làm được.
- Một trong những nội dung quan trọng của Luật Thủ đô (sửa đổi) là được thực hiện cơ chế để triển khai phát triển Hệ thống đường sắt đô thị sức tải lớn tốc độ cao (MRT) theo mô hình TOD gắn với phát triển các khu đô thị hỗn hợp tại các nhà ga của mạng lưới MRT? Ông có thể chia sẻ về vấn đề này?
- Tôi cho đây là điểm quan trọng nhất dẫn tới đột phá Thủ đô trong thời gian tới ngoài những nội dung khác. Trong mỗi giai đoạn phát triển của một đất nước hay TP thì nguồn lực có hạn và chúng ta phải lựa chọn thứ tự ưu tiên. Thế hệ này hay nhiệm kỳ tới của TP Hà Nội, cần tập trung làm kết cấu hạ tầng giao thông đầu tiên. Làm xong rồi những năm về sau, ví dụ năm 2035 khi có 200km hệ thống tàu điện ngầm MRT thì thế hệ sau tập trung vào kinh doanh và phát triển, không phải lo vào đầu tư nữa.
Một đô thị văn minh, hiện đại, một đô thị thân thiện với cư dân của TP, thân thiện với du khách thì không thể là TP tắc nghẽn giao thông và khói bụi đầy đường. Muốn tránh được khói bụi đầy đường, tắc nghẽn giao thông bắt buộc phải có MRT. Theo nghiên cứu, các TP trên 1 triệu dân phải có 1 hệ thống đường sắt và với TP từ 8-10 triệu dân thì phải có hàng trăm km đường sắt.
Để làm được điều đó thì phải gắn với TOD (phát triển đô thị theo dẫn dắt của giao thông). Đó là sự phát triển phải đi theo sự dẫn dắt của hệ thống giao thông, tức là hệ thống giao thông phải chủ động, đặt ra hình hài của TP và phát triển đi theo và TP trở nên rất hiệu quả và tạo thành đô thị không phụ thuộc vào xe ô tô cá nhân, đô thị đi bộ. Là đô thị thân thiện với môi trường, đô thị giảm phát thải các bon.
Do đó, chúng ta đổi lại làm theo mô hình phát triển hệ thống giao thông công cộng MRT gắn với phát triển các khu đô thị nằm tại nhà ga đó. Nếu chúng ta tiếp tục quản lý mô hình dự án đầu tư như hiện nay là quản lý đầu vào, từng khoản chi đầu vào một và quản lý theo trình tự thủ tục thì không bao giờ chúng ta tạo được đột phá trong đầu tư xây dựng kiến thiết cơ bản cả và trong phát triển hạ tầng đô thị, hạ tầng giao thông. Bởi vì, mô hình đó rất phù hợp với thời bao cấp ngày xưa. Nhưng mô hình đó với quy mô lớn thì không thể làm thế được.
Cần kiểm soát đầu ra, doanh nghiệp vào làm với tiêu chuẩn, quy trình, chất lượng rõ ràng và họ tự thuê đơn vị thi công, thiết kế, giám sát thực hiện. Nhà nước chỉ quản lý chất lượng khi đã hoàn thành, giá thành mà rẻ hơn đưa ra ban đầu thì sẽ thanh toán. Như vậy, sẽ rút ngắn được toàn bộ quy trình.
Tôi đề xuất, hãy mạnh dạn thí điểm mô hình là quản lý theo đầu ra, quản lý bằng kết quả đầu ra, giảm thiểu rủi ro cho cán bộ công chức nhưng đồng thời chất lượng công trình tốt, tiến độ giải ngân nhanh lên và chính tiến độ giải ngân nhanh mang lại hiệu quả đầu tư tốt hơn thì cái lợi đó còn lớn hơn nhiều. Đổi tư duy thế thôi là TP cất cánh và cả nước cất cánh.
- Liên quan đến vấn đề giáo dục, an sinh, ông có đóng góp ý kiến gì xung quanh việc sửa đổi Luật, thưa ông?
- Hà Nội phải định vị xây dựng nền kinh tế tri thức và nền kinh tế tri thức là dựa vào chất xám, con người và nguồn lực của con người là vô tận, sức sáng tạo của con người là vô tận, mọi nguồn lực khác đều là có hữu hạn như đất đai, tài nguyên. Hà Nội không cạnh tranh về công nghiệp, nhà máy không khói mà phải cạnh tranh về công nghiệp xanh và muốn công nghiệp xanh phát triển là phát triển tri thức nên giáo dục Thủ đô phải vượt trội, không thể nằm trong khuôn khổ một cái áo chật trội trong cái áo giáo dục cho cả nước.
Tôi ủng hộ cơ chế cho ngành giáo dục, y tế của Hà Nội. Nhiều dịch vụ được các nước công nhận rồi thì phải cho người dân được tiếp cận với dịch vụ sớm nhất thay vì hệ thống hành chính quan liêu, thủ tục phê duyệt,... nên phân cấp cho Hà Nội. Tất cả những cái giải phóng nguồn lực của TP thì phải được vào trong Luật Thủ đô, nó không bị kìm chế chính sách của các cơ quan quản lý mà theo hệ thống hiện hành ràng buộc, ngăn cản. Đấy là tinh thần lớn nhất, xuyên suốt dự thảo Luật lần này.
Có cái gì mới về mô hình, giải pháp công nghệ thì Hà Nội phải được đi trước, làm trước. Hà Nội là cái nôi của đổi mới sáng tạo, cái nôi để tất cả những cái sáng tạo khoa học đi vào cuộc sống, lớn lên từ đây, khởi nghiệp từ đây. Có vậy mới thu hút được tri thức. Đó là môi trường để phát huy tài năng của trí tuệ, của những người tài năng, của tầng lớp văn hoa trí tuệ.
- Xin cảm ơn ông về cuộc trao đổi!
Bảo vệ sinh kế bền vững cho người dân Thủ đô | |
Nâng cao vai trò Mặt trận Tổ quốc trong góp ý xây dựng Đảng, chính quyền | |
Tọa đàm góp ý vào dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) từ kinh nghiệm quốc tế |
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại