Bảo vệ sinh kế bền vững cho người dân Thủ đô
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênHình ảnh Hà Nội hiện đại và phát triển góc nhìn từ trên cao. Ảnh: Khánh Huy |
Sau quá trình nghiên cứu, PGS.TS. Nguyễn Bá Long đã có nhiều góp ý cho Dự thảo Luật như: Tham vấn, lấy ý kiến cộng đồng dân cư trong quy hoạch, xây dựng, phát triển thủ đô; Về quy hoạch Quy hoạch xây dựng, phát triển thủ đô; Quy định thời điểm xác định giá đất cụ thể phục vụ bồi thường, hỗ trợ; Về công tác quản lý, sử dụng đất đai.
Sau đây, PV ghi lại góp ý của PGS.TS. Nguyễn Bá Long về công tác quản lý, sử dụng đất đai: Khoản 1 Điều 29 “Hội đồng Nhân dân thành phố (TP) Hà Nội quy định: a) Nhà nước, người dân, nhà đầu tư trong các dự án phát triển đô thị, nông nghiệp công nghệ cao được chia sẻ lâu dài nguồn thu từ các dự án…
PGS.TS. Nguyễn Bá Long nhận định, quy định trên thể hiện quan điểm rất mạnh dạn, đột phá về bảo vệ sinh kế bền vững cho người dân Thủ đô. Tuy nhiên, việc quy định này chưa rõ người dân được chia sẻ nguồn thu lâu dài này là đối tượng nào? Vì vậy, Luật cần làm rõ người dân là chủ sử dụng đất có đất bị thu hồi hay liên doanh, liên kết, hợp tác đầu tư, góp đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, cho thuê đất đối với các dự án phát triển đô thị, nông nghiệp công nghệ cao.
Khoản 4 Điều 29 “Hội đồng Nhân dân TP Hà Nội chấp thuận chuyển mục đích sử dụng đất rừng sản xuất, đất trồng lúa nước sang các loại đất phi nông nghiệp phù hợp với quy hoạch chung xây dựng Thủ đô, các quy hoach kỹ thuật chuyên ngành, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cấp có thẩm quyền quyết định. Trình tự thủ tục thực hiện việc chuyển mục đích sử dụng đất thực hiện theo quy định hiện hành về chuyển đổi mục đích sử dụng đất thuộc thẩm quyền của Hội đồng Nhân dân cấp tỉnh”.
Căn cứ theo Điều 122 Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi, phiên bản ngày 29/5/2023) về Điều kiện giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất:
“1. Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền chỉ được quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng, đất rừng sản xuất là rừng tự nhiên sang mục đích khác sau khi có Nghị quyết của Hội đồng Nhân dân cấp tỉnh thông qua và phù hợp với quy định tại Điều 116 của Luật này, trừ trường hợp sử dụng đất thực hiện dự án thuộc thẩm quyền của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Hội đồng Nhân dân cấp tỉnh chấp thuận, quyết định chủ trương đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư, pháp luật về đầu tư công, pháp luật về đầu tư theo phương thức đối tác công tư.
Việc chuyển mục đích sử dụng đất lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng, đất rừng sản xuất phải tuân thủ theo tiêu chí, điều kiện do Chính phủ quy định”.
Theo quy định trên thì Dự thảo Luật cần chỉnh sửa cho thống nhất với Luật Đất đai. Ngoài ra, nếu đã có trong quy hoạch sử dụng đất được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt thì Hội đồng Nhân dân TP Hà Nội có thẩm quyền chấp thuận chủ trương chuyển mục đích sử dụng đất với cả đất rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, rừng sản xuất là rừng tự nhiên để thực hiện các dự án thuộc điều 78,79 Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).
Để thống nhất với Luật Lâm nghiệp 2017, Luật Đất đai (sửa đổi) thì Hội đồng Nhân dân TP cũng thống nhất thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất rừng với thủ tục chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác trong cùng một thủ tục hành chính và ra chung một nghị quyết để giảm bớt thủ tục hành chính về đất đai.
Điểm b Khoản 6 Điều 29: UBND TP Hà Nội “Quy định tỷ lệ xây dựng tối đa không quá 10% đất nông nghiệp để xây dựng công trình bán kiên cố công trình phục vụ trực tiếp sản xuất nông nghiệp…”
Theo PGS.TS. Nguyễn Bá Long, quy định trên cụ thể hơn so với khoản 6 Điều 182 dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) vì quy định rõ tỷ lệ xây dựng công trình bán kiên cố công trình phục vụ trực tiếp sản xuất nông nghiệp tối đa không quá 10%. Tuy nhiên, Dự thảo cần bổ sung và làm rõ việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với diện tích xây dựng công trình trên vẫn là đất nông nghiệp, đất đa mục đích hay loại đất nào trong nhóm đất phi nông nghiệp để có căn cứ quản lý.
Điểm c Khoản 6 Điều 29: UBND TP Hà Nội “quyết định thời gian cho thuê đối với quỹ đất công ích sử dụng vào mục đích nông nghiệp, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản”.
PGS.TS. Nguyễn Bá Long góp ý, theo Khoản 3 Điều 179 dự thảo Luật Đất đai sửa đổi (phiên bản 29/5/2023) thì thời gian cho thuê đất công ích sử dụng vào mục đích nông nghiệp, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản tối đa là 10 năm. Vì vậy, quy định này trái với Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi). Nếu Luật Thủ đô (sửa đổi) quy định thời gian thuê đất lớn hơn thời gian thuê đất theo quy định của Luật Đất đai (sửa đổi) thì nên để Hội đồng Nhân dân TP quyết định và quy định điều kiện áp dụng như: Phù hợp với đặc điểm của loại đất, không nằm trong quy hoạch phải chuyển mục đích sử dụng đất trong kỳ quy hoạch sử dụng đất (10 năm).
Góp ý Luật Thủ đô (sửa đổi): Riêng của Hà Nội là phải khác vì là Thủ đô | |
Đề xuất hình thức, cách thức ưu đãi thuế phù hợp | |
Góp ý Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi): Trao thẩm quyền vượt trội là phù hợp |
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại