Làm rõ thêm thông tin về “Hiện tượng toàn cầu” của thuốc lá thế hệ mới
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênThuốc lá điện tử và thuốc lá làm nóng được bày bán tràn lan hiện nay đều là hàng nhập lậu không rõ nguồn gốc. |
Đây cũng là thách thức mới đối với cơ quan quản lý Nhà nước trong việc đề ra các chính sách quản lý và cả người tiêu dùng cũng hoang mang đâu là sự thật. Chính vì thế, những thông tin có xác thực cần được phổ biến rộng rãi đến công chúng nhiều hơn.
Phân biệt từng loại thuốc lá thế hệ mới
Thuốc lá thế hệ mới đã phổ biến ở Việt Nam trong nhiều năm trở lại đây theo con đường nhập lậu bởi nhu cầu ngày càng tăng và chưa có khung quản lý đối với loại sản phẩm này.
Hiện nay vẫn còn rất nhiều người nhầm lẫn thuốc lá điện tử và thuốc lá làm nóng là một, trong khi giữa chúng dù có tương đồng về kỹ thuật nhưng là 2 sản phẩm riêng biệt.
Thuốc lá điện tử không dùng nguyên liệu mà chỉ có nicotin chiết xuất từ thuốc lá cộng thêm hương liệu. Còn nguyên liệu sử dụng của thuốc lá làm nóng gần với nguyên liệu của thuốc lá điếu, tức dùng các sợi thuốc lá, thêm các chất phụ gia (như glycerin, propylene glycol) và có thể tẩm hương liệu. Nghĩa là giữa thuốc lá điện tử và thuốc lá làm nóng có sự khác biệt. Việc gọi tắt hoặc lầm tưởng 2 loại thuốc lá thế hệ mới đều là thuốc lá điện tử là không chính xác và vô tình “quy chụp” những tác hại của thuốc lá làm nóng lên thuốc lá điện tử. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã khuyến cáo thuốc lá làm nóng vẫn tạo ra các hóa chất độc hại, có nhiều chất độc giống như trong khói thuốc lá điếu thông thường.
Thuốc lá điện tử gồm 2 loại: thuốc lá điện tử hệ thống đóng và thuốc lá điện tử hệ thống mở. Với thuốc lá điện tử hệ thống đóng, đầu dung dịch đã được pha chế và đóng gói kín theo đúng tiêu chuẩn chất lượng của nhà sản xuất nên người dùng không thể thay đổi nồng độ, hay pha trộn thêm các loại chất khác. Do đó, chất lượng dung dịch được đảm bảo và tính an toàn gia tăng rất nhiều. Trái lại, ở thuốc lá điện tử hệ thống mở, người dùng có thể tái nạp dung dịch hoặc pha trộn thêm với các loại dung dịch, các chất khác vào dung dịch thuốc lá điện tử.
Theo các thông tin đăng tải trên một số báo trong thời gian qua, đến nay có 184/195 quốc gia đã ban hành quy định quản lý thuốc lá làm nóng. Thông tin này được cho là trích dẫn từ Báo cáo của WHO về toàn cảnh thuốc lá toàn cầu năm 2021.
Tuy nhiên, Báo cáo của WHO về toàn cảnh thuốc lá toàn cầu năm 2021 ghi nhận “thuốc lá làm nóng bị cấm (cấm bán hoặc cấm theo loại hình khác hạn chế tính sẵn có của chúng) ở 11 quốc gia (gồm: Brazil, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên, Ethiopia, Ấn Độ, Iran (Cộng hòa Hồi giáo Iran), Mexico, Na Uy, Panama, Singapore, Cộng hòa Ả Rập Syria, Timor-Leste). Ở 184 quốc gia còn lại, bao gồm cả những nước cho phép lưu hành hoặc chưa có quy định nên không thể đánh đồng theo hướng 184 quốc gia đều có quy định về thuốc lá làm nóng, từ đó dẫn đến sự đánh giá sai lệch về thuốc lá làm nóng.
Thế giới nghiên cứu về thuốc lá thế hệ mới
Theo nghiên cứu của Tổ chức Y tế Cộng đồng Anh quốc (PHE) “nguy cơ từ hút thuốc lá điện tử chỉ là một phần nhỏ so với nguy cơ hút thuốc lá điếu, và ít gây hại hơn ít nhất 95% với nguy cơ không đáng kể dành cho người hút thuốc thụ động. Tuy nhiên, hơn một nửa số người hút thuốc lại có suy nghĩ sai lầm rằng thuốc lá điện tử cũng có hại như hút thuốc lá điếu hoặc đơn giản là họ không biết mức độ gây hại”.
Năm 2022, các chuyên gia Vương quốc Anh cũng đã xem xét bằng chứng quốc tế và nhận thấy rằng "trong ngắn hạn và trung hạn, thuốc lá điện tử gây ra một phần nhỏ rủi ro của việc hút thuốc".
Còn tổ chức FDA của Hoa Kỳ bày tỏ quan điểm “Chúng tôi nhận thấy khả năng các sản phẩm nicotin sử dụng thiết bị điện tử như thuốc lá điện tử có thể cung cấp một giải pháp thay thế ít gây hại hơn cho những người trưởng thành đang nghiện thuốc lá, những người vẫn muốn hấp thụ nicotin mà không gặp nhiều tác hại so với khi hút thuốc lá thông thường”.
Bộ Y tế New Zealand cũng đưa ra phân tích: “Các sản phẩm thuốc lá điện tử và thuốc lá không khói ít gây hại cho người dùng. Đây là cơ hội có được quy định tốt hơn (và thông tin công khai), để hỗ trợ người hút thuốc chuyển sang các lựa chọn thay thế ít gây hại hơn, giảm đáng kể rủi ro cho sức khỏe của họ và những người xung quanh”.
Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vào tháng 7/2023, 87 nước đã cho phép lưu thông thuốc lá điện tử.Trong đó, có những quốc gia có nền y tế cộng đồng rất phát triển như Anh, Canada, Mỹ, và New Zealand,...
Giải pháp nào cho Việt Nam?
Trong bối cảnh thông tin về các loại thuốc lá thế hệ mới đang có dấu hiệu sai lệch, chưa có đầy đủ quy chuẩn, tiêu chuẩn kĩ thuật cho thuốc lá thế hệ mới, Bộ Công Thương cũng đã bày tỏ ý định quản lý thị trường này theo hướng tiệm cận nhất với quan điểm của Bộ Y tế. Nếu đi theo hướng này, Bộ sẽ trình Chính phủ cấm tất cả các loại thuốc lá thế hệ mới đang hiện diện trên thị trường, bao gồm thuốc lá làm nóng và thuốc lá điện tử, không biệt đãi cho bất kì loại nào.
Tuy nhiên, chiếu theo các quy định hiện hành của Việt Nam, thuốc lá thế hệ mới không nằm trong danh mục hàng hóa bị cấm kinh doanh (theo Luật Đầu tư) và 2 loại trong thuốc lá thế hệ mới đều có đặc tính kỹ thuật tương đồng nhau, đều nằm trong cùng phân nhóm sản phẩm thuốc lá không có quá trình đốt cháy, cả 2 đều có sử dụng hương liệu, đều phù hợp với định nghĩa của sản phẩm thuốc lá theo Luật Phòng, chống tác hại thuốc lá 2012. Do đó, như nhiều quốc gia phát triển khác, Việt Nam cần đưa cả thuốc lá điện tử hệ thống đóng có chứa nicotin và thuốc lá làm nóng vào quản lý đồng bộ, cùng lúc.
Các chuyên gia cho rằng, nên cho phép lưu thông thuốc lá điện tử hệ thống đóng có chứa nicotin và thuốc lá làm nóng một cách đồng bộ, đồng thời để giảm thiểu các rủi ro cho sức khỏe người dùng và tránh thất thu ngân sách Nhà nước. |
Các chuyên gia cũng nhận định việc quản lý thuốc lá điện tử và thuốc lá làm nóng cùng thời điểm sẽ giúp Chính phủ đánh giá được tác động kinh tế - xã hội một cách toàn diện, từ đó xây dựng các chính sách phù hợp nhất và áp dụng lâu dài, tránh sự phân biệt đối xử ngay từ giai đoạn thiết kế chính sách.
Nếu chỉ cho phép lưu thông trước thuốc lá làm nóng sẽ làm khung chính sách thiếu toàn diện, gây bất bình đẳng trong chính sách quản lý. Chưa kể, cách thức này cũng không giải quyết được vấn đề về bảo vệ sức khỏe người dùng trước hàng nhập lậu không rõ nguồn gốc, thậm chí càng làm cho mặt trận chống thuốc lá lậu diễn biến thêm phức tạp do thiếu vắng thuốc lá điện tử hợp pháp, trong khi đây mới là nhu cầu chính của người tiêu dùng tại Việt Nam, đồng thời gây thất thoát lớn cho nguồn ngân sách Nhà nước.
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại