Thứ tư 04/12/2024 00:21

Kinh tế Thủ đô đạt được nhiều thành tựu nổi bật sau 15 năm mở rộng địa giới hành chính

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Sau 15 năm mở rộng địa giới hành chính, Hà Nội đã đạt được những kết quả quan trọng về tăng trưởng ở lĩnh vực kinh tế.
Diện mạo Thủ đô Hà Nội ngày nay. Ảnh: VGP
Diện mạo Thủ đô Hà Nội ngày nay. Ảnh: VGP

Thủ đô Hà Nội thời điểm được hợp nhất (tháng 8-2008) có diện tích 3.328,89km2 với dân số 6.230 nghìn người, gồm 29 quận, huyện, thị xã và 577 xã, phường, thị trấn. Đến nay, dân số (ước tính đến tháng 6-2023) là 8.564,5 nghìn người (gấp 1,37 lần so với thời điểm mới hợp nhất), có 30 quận, huyện, thị xã và 579 xã, phường, thị trấn (tăng 2 phường).

Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) giai đoạn 2008 - 2010 (theo quy mô chưa thay đổi) đạt 9,68%/năm. Giai đoạn 2011 - 2022 (theo quy mô GRDP điều chỉnh) GRDP tăng bình quân 6,67%/năm. Năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh được cải thiện, năng suất lao động năm 2022 đạt 291,3 triệu đồng/lao động, gấp 2,34 lần năm 2011 (124,5 triệu đồng/lao động) và gấp 1,6 lần bình quân cả nước (181,1 triệu đồng/lao động); tốc độ tăng trung bình giai đoạn 2012 - 2022 đạt 5,24%.

Du lịch được chú trọng phát triển, dần trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, được xếp hạng trong nhóm 10 thành phố có tăng trưởng du lịch nhanh nhất thế giới, đứng thứ 15 trong danh sách 25 điểm đến du lịch phổ biến nhất trên thế giới.

Dịch vụ tài chính, ngân hàng phát triển lành mạnh. Hệ thống các tổ chức tín dụng của thành phố tiếp tục được sắp xếp, cơ cấu lại.

Năm 2022, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hơn 58 tỷ USD (gấp 1,93 lần so với năm 2008). Lạm phát được kiểm soát tốt; thực hiện quản lý, điều hành hiệu quả giá cả theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước; chỉ số giá tiêu dùng giảm từ mức 18% năm 2011 còn 3,4% năm 2022, góp phần quan trọng ổn định tình hình kinh tế vĩ mô cả nước.

Ngành công nghiệp được tích cực cơ cấu lại, tăng tỷ trọng các ngành chế biến, chế tạo và phát triển công nghệ cao. Giai đoạn 2011 - 2022, công nghiệp và xây dựng tăng bình quân 8,19%/năm (cao hơn bình quân chung 6,67%). Một số lĩnh vực công nghiệp công nghệ cao đã có bước phát triển khá. Hiện thành phố có 1.350 làng nghề và làng có nghề, thu hút hàng chục nghìn lao động. Kinh tế tri thức, kinh tế số của Thủ đô dẫn đầu cả nước về doanh thu công nghiệp ICT (đạt khoảng 320 nghìn tỷ đồng), với khoảng gần 8.500 doanh nghiệp công nghệ thông tin.

Thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn từ 2008 đến nay đều hoàn thành và vượt dự toán thu được Trung ương giao.

Thành phố thường xuyên tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh công tác giao đất cho các chủ đầu tư, thực hiện hạch toán tiền sử dụng đất các dự án đối ứng cho các dự án BT còn đang thực hiện, qua đó góp phần tạo nguồn lực quan trọng cho đầu tư phát triển. Đồng thời, công tác cải cách hành chính trong lĩnh vực thuế, hải quan, kho bạc được quan tâm, chú trọng: khai thuế điện tử; hoàn thuế điện tử 100% trường hợp đối với hàng hóa dịch vụ xuất khẩu và dự án đầu tư.

Mở rộng mạng lưới tài khoản chuyên thu của Kho bạc Nhà nước Hà Nội tại các ngân hàng thương mại và đa dạng hóa các phương thức thanh toán điện tử như internet banking, thẻ ATM, thiết bị chấp nhận thẻ POS... tạo thuận lợi cho người nộp thuế, góp phần tập trung nhanh các khoản thu ngân sách Nhà nước.

Tổng chi ngân sách địa phương giai đoạn 2008-2022 hơn 937,3 nghìn tỷ đồng, tăng bình quân 11,6%/năm; trong đó chi đầu tư phát triển khoảng 426,85 nghìn tỷ đồng, chiếm 45,5% tổng chi ngân sách, tăng bình quân 11,65%/năm. Chi thường xuyên khoảng 498,25 nghìn tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 53,16% tổng chi ngân sách, tăng bình quân 11,95%/năm.

Giai đoạn 2008-2022, tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội huy động gần 4,04 triệu tỷ đồng, tăng hàng năm 11,04%. Cơ cấu đầu tư xã hội dịch chuyển rõ nét. Khu vực nhà nước giảm từ 51,0% năm 2010 xuống còn khoảng 34,3%; khu vực ngoài nhà nước tăng nhanh, từ 35,3% lên khoảng 54,8%.

Xã hội hóa đầu tư được đẩy mạnh, nhất là đối với các lĩnh vực như Cấp nước, bãi đỗ xe, xử lý chất thải, nước thải, hạ tầng CNTT, giáo dục, y tế... Doanh nghiệp đăng ký kinh doanh trên địa bàn lũy kế hết tháng 6/2023 đạt hơn 362 nghìn doanh nghiệp.

Đến nay, Hà Nội đã thu hút mới trên 4,5 nghìn dự án FDI với tổng vốn đầu tư đăng ký trên 33 tỷ USD. Ngoài thực hiện chuyển giao công nghệ, đào tạo kỹ năng cho người lao động, tham gia vào mạng sản xuất, chuỗi giá trị toàn cầu thì hằng năm, các doanh nghiệp FDI đã đóng góp trên 10% thu ngân sách, 11% số lao động trong các doanh nghiệp, 11% vốn đầu tư phát triển toàn xã hội.

Thành phố đã ban hành và thực hiện các kế hoạch hàng năm về cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, phát triển doanh nghiệp, xúc tiến đầu tư... Niềm tin của các nhà đầu tư trong và ngoài nước dần được nâng lên. Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) tăng liên tục từ năm 2012 (xếp thứ 51/63) đến năm 2018-2020 xếp thứ 9/63 tỉnh, thành phố. Tuy nhiên, năm 2021 và 2022, PCI của Hà Nội đã giảm lần lượt 1 bậc và 10 bậc, xếp thứ 20/63 tỉnh, Thành phố.

So với Vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cả nước, mặc dù Hà Nội chỉ bằng 21,2% và 1% tương ứng về diện tích, 41,7% và 8,1% về dân số nhưng Hà Nội đóng góp tương ứng 47,46% và 12,59% về GRDP, 52,48% và 17,07% về thu ngân sách Nhà nước, 14,19% và 4,61% kim ngạch xuất khẩu, 29,77 và 10,77% kim ngạch nhập khẩu của Vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cả nước. Kinh tế Thủ đô xứng đáng giữ vị trí đầu tầu và là động lực phát triển Vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và ngày càng đóng vai trò quan trọng đối với kinh tế của cả nước.

Hà Nội vươn mình bứt phá
HP
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»
Quy định mới xử lý bất cập thị trường bán buôn điện

Quy định mới xử lý bất cập thị trường bán buôn điện

Một trong những nội dung đáng chú ý của Luật Điện lực (sửa đổi) có hiệu lực kể từ ngày 1/2/2025 là hoạt động mua bán điện trong Chương V đã bổ sung hợp đồng kỳ hạn điện, là một hợp đồng tài chính phái sinh để các bên quản lý rủi ro khi tham gia thị trường điện.
Ông chủ đứng sau dự án 2.700 tỷ tại Quảng Trị của Bao bì quốc tế A&C

Ông chủ đứng sau dự án 2.700 tỷ tại Quảng Trị của Bao bì quốc tế A&C

Công ty cổ phần Bao bì Quốc tế A&C (Bao bì Quốc tế A&C) vừa được Ban Quản lý Khu Kinh tế tỉnh Quảng Trị chấp thuận là nhà đầu tư Dự án Nhà máy Bao bì quốc tế A&C gần 2.700 tỷ đồng.
Đề xuất hướng dẫn mới về quản lý, sử dụng tài sản công

Đề xuất hướng dẫn mới về quản lý, sử dụng tài sản công

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công.
Phát động “Tháng khuyến mại Hải Phòng năm 2024”

Phát động “Tháng khuyến mại Hải Phòng năm 2024”

Sáng 3/12, tại sân Trung tâm thương mại Cát Bi Plaza, Sở Công Thương Hải Phòng tổ chức Lễ phát động “Tháng khuyến mại Hải Phòng năm 2024” trên địa bàn TP.
Điểm nhấn sự hội tụ di sản văn hóa với thương hiệu 1689 Beckent Bauer

Điểm nhấn sự hội tụ di sản văn hóa với thương hiệu 1689 Beckent Bauer

Với vẻ đẹp thiên nhiên kỳ vĩ và di sản văn hóa phong phú, Ninh Bình đã là điểm dừng chân của Giải Golf Di sản lần thứ Nhất - năm 2024 cùng sự đồng hành của thương hiệu bia mang đậm dấu ấn châu Âu - 1689 Beckent Bauer.
Cập nhật bảng giá xe ô tô hãng Suzuki tháng 12/2024

Cập nhật bảng giá xe ô tô hãng Suzuki tháng 12/2024

Cập nhật bảng giá xe hãng Suzuki của các dòng như Ciaz 2021, Swift 2021, XL7 2021, Ertiga 2021, XL7 2022, Ertiga 2022, XL7 2024 và Jimny 2024...
Bất động sản Phát Đạt ký kết hợp tác chiến lược với nhiều đối tác lớn

Bất động sản Phát Đạt ký kết hợp tác chiến lược với nhiều đối tác lớn

Sáng 3/12, tại TP Hồ Chí Minh, Công ty Cổ phần Phát triển Bất động sản Phát Đạt (PDR) tổ chức lễ ký kết hợp tác chiến lược với các đối tác.
Bất động sản Hà Nội đang ở chu kỳ tăng trưởng mạnh mẽ

Bất động sản Hà Nội đang ở chu kỳ tăng trưởng mạnh mẽ

Không chỉ chiếm ưu thế về nguồn cung, yếu tố quan trọng hơn là Hà Nội có nền tảng phát triển hạ tầng khá tốt, quỹ đất đa dạng và dư địa mở rộng các đại đô thị lớn, tập trung ở phía Tây và cả phía Đông.
Sau nhiều lần thắng lớn, nhà đầu tư đổ tiền gom bất động sản thấp tầng Vinhomes với lợi nhuận tối thiểu 16%/năm

Sau nhiều lần thắng lớn, nhà đầu tư đổ tiền gom bất động sản thấp tầng Vinhomes với lợi nhuận tối thiểu 16%/năm

Với nhiều nhà đầu tư, bất động sản (BĐS) thấp tầng Vinhomes là “nguyên lý” thành công với mức giá tăng trưởng ấn tượng và bền bỉ trong nhiều năm. Chương trình cam kết lợi nhuận mới đây của “ông lớn” số 1 thị trường BĐS càng khiến giới đầu tư vững tin về khả năng sinh lời nhân đôi, nhân ba tại các dự án Vinhomes.
Thị trường chứng khoán ngày 3/12: khối ngoại tiếp đà bán ròng 300 tỷ đồng

Thị trường chứng khoán ngày 3/12: khối ngoại tiếp đà bán ròng 300 tỷ đồng

Thị trường chứng khoán ghi nhận diễn biến giằng co trước khi kết phiên trong sắc đỏ. VN-Index đóng cửa phiên 3/12 giảm nhẹ 1,38 điểm tại 1.249. Thanh khoản có cải thiện nhưng vẫn ở mức thấp với giá trị giao dịch trên HOSE đạt trên 15.600 tỷ đồng. Giao dịch khối ngoại kém tích cực khi họ tiếp tục bán ròng với giá trị 300 tỷ đồng trên toàn thị trường.
Thị trường chứng khoán ngày 2/12: VN-Index lấy lại sắc xanh ở cuối phiên

Thị trường chứng khoán ngày 2/12: VN-Index lấy lại sắc xanh ở cuối phiên

Thị trường chứng khoán Việt Nam mở cửa phiên giao dịch đầu tiên của tháng 12 với trạng thái giằng co là chủ đạo. Dù mở gap tăng đầu phiên, tâm lý thận trọng của nhà đầu tư khiến chỉ số lùi về tham chiếu.
Thị trường chứng khoán ngày 29/11: VN-Index đóng cửa tăng hơn 8 điểm

Thị trường chứng khoán ngày 29/11: VN-Index đóng cửa tăng hơn 8 điểm

Thị trường chứng khoán có phiên giao dịch cuối tuần 29/11 tương đối khởi sắc với điểm nhấn là nhóm cổ phiếu viễn thông, công nghệ và bảo hiểm. VN-Index đóng cửa tăng 8,35 điểm tại 1.250,46.
CEO Intel từ chức: tương lai nào cho "gã khổng lồ" bán dẫn?

CEO Intel từ chức: tương lai nào cho "gã khổng lồ" bán dẫn?

Tập đoàn công nghệ hàng đầu Intel đang đối mặt với một cơn khủng hoảng nghiêm trọng khi CEO Patrick Gelsinger bất ngờ tuyên bố rời ghế lãnh đạo. Quyết định này đánh dấu một bước ngoặt lớn trong lịch sử công ty, khi Intel đang chật vật tìm lại vị thế số một trong lĩnh vực mà họ từng thống trị.
Thương mại điện tử và logistics bùng nổ

Thương mại điện tử và logistics bùng nổ

Các yếu tố thúc đẩy ngành logistics của Việt Nam bao gồm tăng trưởng GDP, đa dạng hóa sản xuất, chuỗi cung ứng toàn cầu, điều kiện thương mại thuận lợi và sự bùng nổ mạnh mẽ của ngành thương mại điện tử. Theo chuyên gia Savills, yếu tố quan trọng khác là đảm bảo đủ quỹ đất để phát triển các cơ sở phục vụ cho logistics và thương mại điện tử.
Platum E-Moped 500: giải pháp giao thông thông minh cho tương lai

Platum E-Moped 500: giải pháp giao thông thông minh cho tương lai

Tại triển lãm EICMA 2024, thương hiệu Platum đã chính thức ra mắt mẫu xe điện E-Moped 500, hứa hẹn mang đến giải pháp giao thông bền vững, hiện đại và thân thiện với môi trường. Với thiết kế ấn tượng cùng công nghệ tiên tiến, mẫu xe này nhận được sự chú ý đặc biệt từ mọi người.

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động