Huyện Phúc Thọ đổi thay sau 15 năm sáp nhập
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênHuyện Phúc Thọ đổi thay sau 15 năm sáp nhập vào Thủ đô Hà Nội. Ảnh: Q.T |
Là một huyện thuần nông nên trước khi sáp nhập Thủ đô, Phúc Thọ là một huyện có cơ sở hạ tầng thiếu thốn, có nhiều làng nghề nhưng chưa thực sự tạo được đột phá, đời sống Nhân dân còn nhiều khó khăn song trong 15 năm qua Huyện ủy, UBND huyện đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt, sáng tạo, có nhiều đổi mới.
Do đó, kinh tế của huyện phát triển khá, có nhiều mặt khởi sắc, các chỉ tiêu kinh tế - xã hội nói chung đều hoàn thành hoặc vượt mức, tốc độ tăng tổng giá trị sản xuất trên địa bàn một số ngành chủ yếu khá, trung bình đạt 9%; việc chuyển dịch cơ cấu trên các lĩnh vực công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp theo hướng tích cực, cơ cấu kinh tế dịch chuyển theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp - dịch vụ, giảm tỷ trọng nông nghiệp (nông nghiệp chiếm 40,1% (năm 2008) sau giảm xuống 18% (năm 2022).
Từ khi sáp nhập về Hà Nội, nhờ nguồn vốn từ Chương trình số 02-CTr/TU của Thành ủy về “Phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống nông dân” cũng như nguồn lực đầu tư phát triển đồng bộ về cơ sở hạ tầng, đặc biệt là hệ thống giao thông nội đồng, kênh mương thủy lợi, cơ giới hóa, ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nên năng suất, nên chất lượng và giá trị sản xuất nông nghiệp ngày càng được nâng cao.
Dựa trên những thành quả đã đạt được, đời sống người dân có bước cải thiện đáng kể, mức thu nhập hiện đạt hơn 38 triệu đồng/người/năm, tăng 430% so với năm 2007.
Trong 15 năm qua, bên cạnh những cánh đồng lớn đã được quy hoạch với giống lúa mới cho năng suất cao. Nông dân huyện Phúc Thọ cũng đang chuyển hướng chuyên canh các cây trồng khác mang lại giá trị cao như mô hình trồng rau an toàn tập trung: Giá trị canh tác 600-800 triệu đồng/ha/năm, lợi nhuận 300-500 triệu đồng/ha. Mô hình chuyển đổi cây ăn quả có giá trị từ 50-700 triệu đồng/ha; mô hình chuyển đổi trồng hoa có giá trị từ 480-960 triệu đồng/ha, có những mô hình cá biệt như hoa lily cho giá trị 4-5 tỷ đồng/ha.
Chú trọng ứng dụng tốt các biện pháp khoa học kỹ thuật đưa giống cây, con giống có giá trị, năng suất, chất lượng cao vào sản xuất như mô hình liên kết trồng dưa chuột bao tử; mô hình ứng dụng công nghệ cao nho sữa Hàn Quốc tại xã Phúc Hòa; nho Hạ Đen tại xã Thượng Cốc, bước đầu cho hiệu quả kinh tế cao, giá trị ước đạt 250 triệu đồng/1000m2...
Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ, đã được tập trung chỉ đạo, quan tâm tới việc đào tạo nghề, nhân cấy nghề, phát triển làng nghề, giải quyết việc làm cho người lao động, phát huy giá trị của các làng nghề truyền thống; các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh ổn định.
Việc đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị phục vụ cho phát triển kinh tế được chú trọng, xây dựng các công trình, hệ thống giao thông nông thôn. Ngoài 5 làng nghề đã được công nhận, trong năm 2022 huyện Phúc Thọ có thêm 2 làng nghề được UBND thành phố công nhận là làng nghề Hoa cây cảnh xã Tích Giang, làng nghề Mộc Phú An xã Thanh Đa. Năm 2022, tổng mức lưu chuyển hàng hóa đạt 5.960 tỷ đồng, giá trị sản xuất công nghiệp - xây dựng đạt 5.450 tỷ đồng (năm 2007 đạt 507 tỷ đồng).
Ngoài ra, huyện còn thúc đẩy liên kết chuỗi giá trị sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm, huyện hiện có 11 chuỗi liên kết sản xuất: Thịt lợn sinh học Thọ Lộc, bưởi Phúc Thọ, chuối Vân Nam, rau an toàn Thanh Đa, rau an toàn Xuân Đình, rau an toàn Vân Phúc, thịt lợn rừng Cẩm Đình, chăn nuôi gia cầm sinh học Tích Giang, trồng dưa bao tử xuất khẩu, chuỗi thịt lợn Organic Green, chuỗi sản xuất trứng vịt....
Đáng chú ý, công tác xây dựng nông thôn mới được huyện ủy, UBND huyện tập chung chỉ đạo, cùng với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và toàn thể nhân dân. Đến hết năm 2018 có 20/20 xã được thành phố công nhận đạt chuẩn nông thôn mới; năm 2020 huyện được công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới. Sau khi đạt chuẩn nông thôn mới, huyện tiếp tục tập trung công tác lãnh đạo, chỉ đạo và đầu tư xây dựng xã nông thôn mới nâng cao, xã nông thôn mới kiểu mẫu. Đến nay, các xã Hát Môn, Võng Xuyên đã đạt 14/19 tiêu chí và đang phấn đấu xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2023, các xã còn lại đạt từ 9 đến 11 tiêu chí.
Lưới điện Thủ đô sau 15 năm mở rộng địa giới hành chính | |
Phú Xuyên chuyển mình cùng Thủ đô phát triển | |
Đẩy mạnh phát triển đồng bộ hạ tầng và xây dựng nông thôn mới |
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại