Thứ năm 09/05/2024 00:10

Giao thông Thủ đô sau 15 năm mở rộng địa giới hành chính thay đổi ra sao?

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Sau 15 năm mở rộng địa giới hành chính Thủ đô, lĩnh vực giao thông vận tải đã ghi nhận những bước tiến quan trọng, đóng góp không nhỏ vào sự phát triển của Hà Nội và các vùng lân cận.
Giao thông Thủ đô sau 15 năm mở rộng địa giới hành chính thay đổi ra sao?
Cầu Vĩnh Thịnh bắc qua sông Hồng có chiều dài hơn 5km nối liền thị xã Sơn Tây của Hà Nội với huyện Vĩnh Tường của tỉnh Vĩnh Phúc là cây cầu vượt sông dài nhất Việt Nam. Ảnh: Khánh Huy

Trước khi điều chỉnh địa giới hành chính, thành phố Hà Nội có 60 tuyến buýt và 2 tuyến buýt kế cận kết nối các tỉnh lân cận với tổng cộng 940 xe. Trong số này có 910 xe buýt trợ giá và 30 xe buýt không trợ giá. Cùng với đó là 292 nhà chờ, 1.170 điểm dừng đỗ, 52 điểm đầu cuối tuyến và 2 điểm trung chuyển hành khách. Mạng lưới buýt có trợ giá của thành phố đã tiếp cận phục vụ 14/14 quận, huyện (đạt tỷ lệ 100%); 182/229 xã, phường, thị trấn (đạt tỷ lệ 79,5%).

Ngay sau khi sáp nhập, mở rộng địa giới hành chính, hàng loạt dự án giao thông lớn đã được triển khai thực hiện nhằm kết nối trung tâm với các vùng ngoại vi như: Đại lộ Thăng Long, cầu Nhật Tân, đường Võ Nguyên Giáp, dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông...

Đến nay, sau 15 năm mở rộng địa giới hành chính, mạng lưới vận tải hành khách công cộng của thành phố Hà Nội không chỉ có xe buýt mà còn có thêm tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông; 1 tuyến buýt nhanh BRT Kim Mã - Yên Nghĩa; 9 tuyến xe buýt điện, 10 tuyến buýt sử dụng năng lượng khí hóa lỏng CNG, qua đó, nâng tổng số tuyến tính đến ngày 26/7/2023 là 154 tuyến (trong đó có 132 tuyến trợ giá). Số lượng phương tiện hiện lên tới 2.279 xe.

Đã có 7 tuyến đường hướng tâm (tổng cộng 111,32km chạy qua địa bàn), 8 tuyến quốc lộ hướng tâm (244,58km) được hình thành và đưa vào khai thác; hoàn thành 132,26/285,46km của 7 tuyến đường vành đai.

Cùng với đó là 4 tuyến đường hướng tâm kết nối khu vực đô thị trung tâm với các đô thị vệ tinh (Hồ Tây - Ba Vì, Tây Thăng Long, Ngọc Hồi - Phú Xuyên, Hà Đông - Xuân Mai) cũng đang được khẩn trương đầu tư. Trong hệ thống 18 cầu vượt sông Hồng, đến nay đã có 9 cầu hoàn thiện, gồm: Cầu Long Biên, Thăng Long, Chương Dương, Vĩnh Tuy, Thanh Trì, Nhật Tân, Vĩnh Thịnh, Văn Lang, Trung Hà. 6/18 cầu gồm: Tứ Liên, Hồng Hà, Mễ Sở, Vân Phúc, Thượng Cát, Trần Hưng Đạo đang hoàn thiện thủ tục để khởi công. Riêng đường Vành đai 4, thành phố phấn đấu hoàn thành trước năm 2027 và chuẩn bị đầu tư, xây dựng đường Vành đai 5 trước năm 2030.

15 năm mở rộng địa giới hành chính Thủ đô: Cải cách hành chính có những bước tiến vượt bậc 15 năm mở rộng địa giới hành chính Thủ đô: Cải cách hành chính có những bước tiến vượt bậc
HP
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động