Ðiểm chuẩn xét tuyển ÐH năm 2021 sẽ biến động như thế nào?
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênPhổ điểm sẽ tương đối cao
Theo các thầy cô giáo, nhìn vào đề thi năm nay có thể dự báo được phổ điểm ở mức tương đối cao. Với bài thi Khoa học tự nhiên: Mỗi môn thi thành phần Vật lí, Hóa học và Sinh học vẫn bao gồm 40 câu hỏi với thời gian làm bài 50 phút và tuân thủ đúng cấu trúc nội dung như Bộ Giáo dục và Đào tạo đã công bố. Trong đó, các câu hỏi phần lớn thuộc chương trình lớp 12 (90%). Khoảng 60-70% số câu hỏi ở mức độ Nhận biết và Thông hiểu, 30%-40% số câu hỏi còn lại ở mức độ Vận dụng và Vận dụng cao. Đề thi đảm bảo mục tiêu xét công nhận tốt nghiệp Trung học phổ thông, có độ phân hóa phù hợp cho mục tiêu xét tuyển đại học.
Tiến sĩ Nguyễn Thành Nam - Giáo viên Hệ thống Giáo dục HOCMAI cho rằng: Nếu so với đề thi năm 2020 thì mặc dù tổng số câu hỏi mức 3 trong đề thi năm nay không thay đổi, vẫn là 6 câu bài tập, nhưng phức tạp hơn một chút so với năm ngoái. Và sự thay đổi về độ khó giữa các câu hỏi mức 3 và mức 4 cũng mềm mại hơn, chứ không nhảy bậc như đề thi năm 2020. Sự thay đổi tinh tế này sẽ làm cho độ phân giải của đề thi trong khoảng từ 8 điểm trở lên sẽ tốt hơn so với đề thi năm 2020, tạo điều kiện thuật lợi hơn cho việc tuyển sinh đầu vào của các đại học.
So sánh với số liệu tổng hợp từ phổ điểm thi môn Vật lí và phổ điểm Khối A (Toán, Lí, Hóa) năm 2020 có thể dự đoán được là điểm thi năm nay sẽ thấp hơn năm ngoái một chút, nhưng vẫn rất là cao. Khả năng là trên 50% thí sinh sẽ đạt điểm số từ 7 trở lên trong môn Vật lí, và trên 21 điểm khối A.
Còn với môn toán, thầy Trần Phương cho rằng: Với đề thi này, tỉ lệ điểm 8,9 sẽ tương đối nhiều, điểm 10 cũng sẽ không hiếm. Nhìn chung, đề thi bám sát đúng yêu cầu của việc xét công nhận tốt nghiệp và tình hình ôn tập trong giai đoạn dịch bệnh. Tuy nhiên, các trường đại học cũng có thể sẽ phải cân nhắc, bối rối khi sử dụng kết quả của bài thi này để tuyển chọn thí sinh. Đỉnh của phổ điểm sẽ ở mức 7 điểm.
|
Điểm chuẩn trường top sẽ nhích nhẹ
PGS.TS Đỗ Văn Dũng, nguyên Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM đánh giá khả năng điểm trung bình mỗi môn sẽ nhích lên cỡ 0,25-0,5 điểm.
Có một vài lý do cho thấy điểm chuẩn có thể sẽ nhích lên ở khối trường top là: Phổ điểm vẫn dự báo ở mức khá cao trong khi đó, số lượng thí sinh tăng hơn 100.000 so với năm trước.
Bên cạnh đó, do tự chủ tuyển sinh, do các phát sinh vì diễn biến dịch bệnh, các trường ĐH đã tăng chỉ tiêu tuyển sinh cho phương thức khác như xét học bạ, tổ chức bài thi riêng… nên chỉ tiêu còn lại dành cho các thí sinh xét bằng kết quả thi tốt nghiệp THPT đương nhiên sẽ có sự cạnh tranh. Bản thân các trường top đã luôn tập trung đông thí sinh đăng ký, và thường là các thí sinh giỏi, có điểm thi và học lực tốt.
Đến thời điểm này, một số trường đã dự kiến điểm chuẩn có thể có biến động nhẹ. Dự kiến điểm chuẩn của Học viện Tài chính tăng lên khoảng 0,5-1 điểm.
PGS.TS Nguyễn Phong Điền, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, cho rằng, năm nay, điểm chuẩn những ngành “nóng” của trường có thể tiếp tục cao. Tuy nhiên, kỳ thi đánh giá tư duy dự kiến tổ chức trong tháng 7 của trường đã phải hoãn do dịch COVID-19. Nếu đến trước 15-8 trường không tổ chức được thì chỉ tiêu của phương thức xét tuyển này (35-40% chỉ tiêu) sẽ chuyển về phương thức xét tuyển kết quả thi tốt nghiệp. Như thế, cơ hội thí sinh trúng tuyển bằng điểm thi sẽ tăng lên.
Ông Phùng Quán - trưởng phòng thông tin truyền thông Trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐH Quốc gia TP.HCM) cho rằng: Dự kiến điểm chuẩn sẽ tăng nhưng vẫn chủ yếu các ngành thu hút nhiều thí sinh như nhóm ngành kinh tế - tài chính, báo chí, truyền thông, công nghệ thông tin...
Không những thế, các trường top giữa cũng sẽ dự báo điểm chuẩn tăng nhẹ, bởi đến thời điểm này nhiều trường đã công bố điểm chuẩn với các phương thức ngoài điểm thi, ngành được quan tâm đã rất đông thí sinh xét tuyển. Phổ điểm các môn được dự báo cao sẽ kéo theo điểm chuẩn tăng.
Nhìn vào điểm chuẩn một số ngành top, một số trường top năm qua thấy rằng, gần như mức chuẩn đã ở con số “kịch trần”. Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐH Quốc gia Hà Nội), có ngành Hàn Quốc học điểm chuẩn là 30/3 môn khối C00 (cả điểm ưu tiên). Tiếp đó là Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, điểm chuẩn cao nhất của trường là 29,04 (ngành Khoa học máy tính thuộc nhóm ngành Công nghệ thông tin). Xếp tiếp sau là Trường Đại học Y Hà Nội, với ngành Y khoa có điểm chuẩn cao nhất là 28,9 điểm.
Vì thế, dù điểm chuẩn trường top biến động ít, dự báo nhích nhẹ thì mức điểm cũng chắc chắn ở con số “rất cao”.
Phương án tuyển sinh của các trường ĐH có bị ảnh hưởng? Hơn 23.500 thí sinh bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 sẽ thi tốt nghiệp THPT đợt 2. Tuy nhiên, khi diễn biến dịch còn đang ... |
Dự kiến thi 2 đợt tốt nghiệp THPT nhưng xét tuyển ĐH 1 lần Theo PGS. TS Nguyễn Thu Thủy, Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học (GDĐH), hiện Vụ GDĐH đã đề xuất với Bộ GD&ĐT phương án ... |
Các trường đảm bảo quyền lợi cho thí sinh dự thi đợt 2 tuyển sinh đại học năm 2021 thế nào? Chỉ còn hơn một tuần nữa, kỳ thi tốt nghiệp THPT trên cả nước sẽ diễn ra. Nhiều học sinh bày tỏ sự băn khoăn, ... |
Cẩn thận chiêu lợi dụng “xét tuyển học bạ” để lừa đảo Năm 2021, trước diễn biến dịch bệnh phức tạp, nhiều trường ĐH đã gia tăng hình thức xét tuyển ĐH dựa vào học bạ. Lợi ... |
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại