Thứ ba 17/09/2024 04:49
Tự chọn môn học ở lớp 10 trước giờ G:

Bài cuối: Lịch sử, Địa lý là môn tự chọn - Có dẫn đến một thế hệ trẻ không biết về nguồn cội?!

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Một học sinh không chọn môn Lịch sử thì sao để đúng là người Việt Nam? Các nước trên thế giới đều đề cao môn Lịch sử, Địa lý và đưa vào chương trình là môn học bắt buộc. Nhưng chúng ta lại đưa hai môn này vào danh sách các môn tự chọn. Liệu rằng, chúng ta sẽ phải giáo dục lòng yêu nước, cội nguồn dân tộc, lịch sử đất nước, quá trình đấu tranh dựng nước và giữ nước của ông cha ta như thế nào đây nếu các em không chọn môn học này?
Bài cuối: Lịch sử, Địa lý là môn tự chọn- chúng ta sẽ có một thế hệ trẻ không biết gì về nguồn cội?!
Băn khoăn lớn của học sinh và phụ huynh không chỉ về tổ chức dạy học tự chọn mà còn là khi dạy học theo chương trình mới thì hình thức thi tốt nghiệp THPT sẽ ra sao; các tổ hợp xét tuyển đại học khi ấy sẽ như thế nào? Ảnh: Khánh Huy

Những băn khoăn cần được giải đáp

Băn khoăn lớn của học sinh và phụ huynh không chỉ về tổ chức dạy học tự chọn mà còn là khi dạy học theo chương trình mới thì hình thức thi tốt nghiệp THPT sẽ ra sao? Các tổ hợp xét tuyển đại học khi ấy sẽ như thế nào? Nếu tổ hợp tự chọn tương đồng với tổ hợp xét tuyển đại học thì phụ huynh và học sinh mới yên tâm lựa chọn…

Đứng trước hơn 100 tổ hợp môn tự chọn, việc phụ huynh và học sinh hoang mang là điều tất nhiên, ngay cả những người làm giáo dục còn hoang mang. Môn học quá ít học sinh lựa chọn sẽ dẫn đến thừa giáo viên, có thể không tránh khỏi tình trạng một lớp học chỉ có một vài em học sinh, trong khi có những môn học số lượng học sinh chọn quá đông nhưng điều kiện đội ngũ giáo viên lại không thể đáp ứng. Như vậy sẽ dẫn đến tình trạng thừa - thiếu cục bộ. Khi trình Quốc hội phê duyệt, các ban ngành đã đề xuất cho các em tự chọn thì không thể để nhà trường xây sẵn những chương trình để ép học sinh vào theo kiểu “lùa vào chuồng”. Nếu như vậy là không đúng tinh thần, nội dung đã được phê duyệt. Nhưng các trường hiện đang có khuynh hướng này.

Các giáo viên cũng không khỏi hoang mang khi với một số môn học, lượng kiến thời lượng tiết học ít. Các giáo viên đang không biết phải dạy như thế nào trong khi khối lượng kiến thức khổng lồ của một số môn học được coi là môn chính được bố trí trong số tiết ít ỏi.

Rồi sẽ có tình trạng, môn được chọn nhiều, có môn chả học sinh nào chọn. Cô Trương Mai Lan- giáo viên dạy Sử - Địa tại một trường THCS tại Gia Lâm băn khoăn, một học sinh không chọn môn Lịch sử thì sao để đúng là người Việt Nam đây? Các nước trên thế giới đều đề cao môn Lịch sử, Địa lý nhưng hiện hai môn này tại Việt Nam bị vào danh sách các môn tự chọn. Liệu rằng, chúng ta sẽ phải giáo dục lòng yêu nước, cội nguồn dân tộc, lịch sử đất nước, quá trình đấu tranh dựng nước và giữ nước của ông cha ta như thế nào đây nếu các em không chọn môn học này? Ngoài ra, khi công tác tư vấn không tốt còn gây lãng phí sách giáo khoa bởi thói quen của phụ huynh là mua cả bộ sách về nhưng rồi sẽ có những môn không học?

Bài cuối: Lịch sử, Địa lý là môn tự chọn- chúng ta sẽ có một thế hệ trẻ không biết gì về nguồn cội?!
Một điều khiên nhiều người băn khoăn nữa là việc tuyển sinh vào ĐH,CĐ sau 3 năm tới, nếu phương thức tuyển sinh nhân rộng hình thức kiểm tra đánh giá năng lực, học sinh nếu chọn tổ hợp môn “cứng”, và “đóng” liệu có thiệt thòi?

Nhiều giáo viên không biết nên tư vấn thế nào để học sinh, phụ huynh lựa chọn được đúng môn học, nếu học sinh chọn rồi nhưng sau đó muốn thay đổi thì liệu rằng có chọn lại được không?

Kế hoạch để học sinh lựa chọn môn học làm nhiều người liên tưởng đến việc phân ban một thời ở cấp THPT. Cô Cao Kim Thoa - giáo viên Sinh học - người từng dạy ở trường phân ban cho rằng, xu thế lựa chọn của học sinh và phụ huynh thường tập trung vào một số tổ hợp, nhất là tổ hợp mà thầy cô có uy tín, kinh nghiệm giảng dạy. Trước đây, cuộc đua vào phân ban rất căng thẳng, sau khi thi (hoặc xét tuyển) vào lớp 10, học sinh lại thi vào lớp có tổ hợp môn học theo nguyện vọng, khác nào thi chồng thi? Ngoài ra, nếu rớt các nguyện vọng vào lớp có tổ hợp môn yêu thích tại trường A, học sinh có được phép xin học tại trường B (vào lớp có tổ hợp môn yêu thích) không? Bộ GD&ĐT có cho phép thực hiện điều này không?

Lựa chọn sai có được làm lại?

Một điều khiến nhiều người băn khoăn khác là việc tuyển sinh vào ĐH, CĐ sau 3 năm tới, nếu phương thức tuyển sinh nhân rộng hình thức kiểm tra đánh giá năng lực, học sinh chọn tổ hợp môn “cứng”, và “đóng” liệu có thiệt thòi? Nếu không giải quyết rốt ráo những băn khoăn từ thực tế thì việc triển khai tự chọn ở lớp 10 sẽ đi vào vết xe đổ của mô hình phân ban trước kia.

Cùng với đó, chương trình THPT mới sẽ gặp nhiều khó khăn. Hiện các trường sư phạm vẫn đào tạo theo chương trình hiện hành chứ chưa triển khai theo chương trình giáo dục phổ thông mới. Trong khi đó, đội ngũ dạy theo chương trình mới cần được đào tạo, bồi dưỡng rất sát sao mới có thể triển khai hiệu quả.

Bài cuối: Lịch sử, Địa lý là môn tự chọn- chúng ta sẽ có một thế hệ trẻ không biết gì về nguồn cội?!
Làm thế nào để học sinh biết được năng lực, sở thích, năng khiếu và định hướng nghề nghiệp của mình để chọn tổ hợp môn học phù hợp nhất. Nếu chọn không đúng, học sinh sẽ học không hiệu quả, dẫn đến chán và lên lớp 11 phải chọn lại, lúc đó sẽ khó khăn cho các em.

Đó là chưa nói chương trình mới có hoạt động trải nghiệm - hướng nghiệp, nội dung giáo dục của địa phương… Đây là những môn học mới, các trường sư phạm chưa có khoa đào tạo giáo viên cho những môn này và thực tế nhiều trường cũng chưa có giáo viên nên sẽ rất khó khăn.

Lâu nay, việc định hướng nghề nghiệp cho tương lai thường chỉ được quan tâm khi bước vào giai đoạn cuối cấp hay trên giảng đường đại học. Trong khi đó, nhiều quốc gia phát triển trên thế giới đã đẩy mạnh hoạt động định hướng nghề nghiệp cho học sinh từ bậc trung học. Bởi tại các quốc gia này, việc định hướng nghề nghiệp sớm sẽ giúp nâng cao năng suất lao động và học sinh dễ dàng ổn định sau tốt nghiệp.

Nhiều năm nay, chúng ta đã bàn cãi nhiều về tình trạng thừa thầy thiếu thợ, rồi sinh viên ra trường thất nghiệp, không tìm được việc đúng khả năng. Đó là hậu quả của việc định hướng nghề nghiệp chưa được coi trọng. Hệ quả lãng phí nguồn lực xã hội là rất lớn.

Do đó, việc xây dựng chương trình lớp 10 theo hướng phân hóa, định hướng nghề nghiệp cho học sinh là hết sức cần thiết, nhất là trong bối cảnh thị trường lao động thay đổi ngày một mạnh mẽ, áp lực cạnh tranh tương lai cũng ngày càng lớn hơn.

Tuy nhiên, điều đáng quan tâm là cách triển khai như thế nào cho hợp lý, hiệu quả trong thực tiễn, khi thời gian chuẩn bị không còn nhiều, đồng thời việc tổ chức thi tốt nghiệp trong tương lai cần thay đổi cho phù hợp cũng cần phải được tính toán.

Làm thế nào để học sinh biết được năng lực, sở thích, năng khiếu và định hướng nghề nghiệp của mình để chọn tổ hợp môn học phù hợp nhất. Nếu chọn không đúng, học sinh sẽ học không hiệu quả, dẫn đến chán và lên lớp 11 phải chọn lại, lúc đó sẽ khó khăn cho các em.

Để việc tự chọn môn học phù hợp với học sinh, vai trò của trường THPT rất quan trọng, mang tính quyết định. Các trường cần thống kê tỷ lệ đăng ký thi tốt nghiệp và tuyển sinh ĐH nhiều năm trước để nắm được xu hướng nghề nghiệp của học sinh học tại trường. Trên cơ sở đó, nhà trường xây dựng 4 - 6 tổ hợp môn học và sẽ mở rộng dần khi có đủ giáo viên. Trước hết là tổ hợp môn phù hợp với từng bộ phận học sinh, như nhóm sẽ học tiếp Đại học, nhóm sẽ đi học nghề hoặc ra cuộc sống.

Thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 cũng cần phải thay đổi để phù hợp với chương trình giáo dục phổ thông mới. Ngoài 3 môn bắt buộc là toán, ngữ văn và ngoại ngữ, học sinh cần có quyền lựa chọn thêm 3 môn trong các môn (vật lý, hóa học, sinh học, lịch sử, địa lý, giáo dục kinh tế và pháp luật, công nghệ, tin học, nghệ thuật). Giai đoạn 2022 - 2024, Bộ GD&ĐT cần công bố phương án thi tốt nghiệp để trường THPT và học sinh chủ động.

Tại cuộc họp mới đây với Bộ GD&ĐT, nhiều lãnh đạo Sở GD&ĐT đã lên tiếng về việc thiếu giáo viên các môn nghệ thuật, gồm âm nhạc và mỹ thuật. Đây là những môn học lần đầu xuất hiện trong chương trình lớp 10. Những năm trước đây, các trường không dạy môn này, vì thế thiếu giáo viên âm nhạc, mỹ thuật trong biên chế. Tuy nhiên, trong năm học mới, nếu không tuyển giáo viên nghệ thuật, trường có thể không đáp ứng được nhu cầu của học sinh. Thời gian từ nay đến năm học mới chỉ còn 5 tháng, nếu không có đủ giáo viên, các trường sẽ khó đáp ứng được chất lượng chương trình.
Thái Phương
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động