Thứ sáu 28/06/2024 16:46

Huyện Mỹ Đức: đồng bào dân tộc thiểu số đoàn kết xây dựng quê hương giàu mạnh

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Phó Chủ tịch Thường trực UBND huyện Mỹ Đức (Hà Nội) Đặng Văn Cảnh khẳng định, giai đoạn 2019 - 20245, Đảng bộ và Nhân dân huyện Mỹ Đức đã đoàn kết, nỗ lực phấn đấu, vận dụng sáng tạo các chính sách, nghị quyết, pháp luật của Đảng, Nhà nước, đạt được kết quả to lớn trong các lĩnh vực đời sống xã hội. Kết cấu hạ tầng vùng dân tộc và miền núi đã được cải thiện rõ rệt, góp phần đắc lực phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội và nâng cao đời sống của đồng bào vùng dân tộc và miền núi.
Diện mạo vùng đồng bào DTTS xã An Phú thay đổi tích cực nhờ sự đầu tư hiệu quả của TP Hà Nội và huyện Mỹ Đức. Ảnh: T. Nguyễn
Diện mạo vùng đồng bào DTTS xã An Phú thay đổi tích cực nhờ sự đầu tư hiệu quả của TP Hà Nội và huyện Mỹ Đức. Ảnh: T. Nguyễn

Thực hiện tốt các chính sách dân tộc

Mỹ Đức là huyện ngoại thành của TP Hà Nội, trên địa bàn huyện có 20 thành phần dân tộc thiểu số (DTTS) sinh sống (Mường, Tày, Nùng, Cao Lan, Sán Dìu, Sán Chỉ, Sán Chay, Khơ Mú, Bana, Thanh, Thổ, Thái, Hoa, Dao, Giáy, H.Mông, Khơ Me, Vân Kiều, Ngạn, Chân), với dân số là 6.930 người, chiếm tỷ lệ 3,24% dân số toàn huyện. Trong đó, dân tộc Mường chiếm 3,04%, các DTTS khác chiếm 0,2%.

Đồng bào các DTTS trên địa bàn huyện Mỹ Đức cư trú ở hầu hết các xã, thị trấn nhưng chủ yếu là tập trung ở xã An Phú. Xã An Phú có 13 thôn, với dân số 10.020 người, trong đó, người DTTS chiếm 57%, chủ yếu là người dân tộc Mường. Toàn xã có 3 thôn công giáo toàn tòng và khoảng 46% số hộ theo đạo thiên chúa giáo.

Đồng bào DTTS huyện Mỹ Đức luôn chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và đoàn kết với cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp để phát triển kinh tế, đảm bảo an ninh trật tự, xây dựng nông thôn mới trên địa bàn.

Theo báo cáo của UBND huyện Mỹ Đức, trong những năm qua, nhờ sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng dân tộc và miền núi, nên trong giai đoạn 2019 - 2024, huyện Mỹ Đức đã chủ động xây dựng và triển khai, thực hiện 2 Kế hoạch về thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS xã An Phú giai đoạn 2021-2025; Chiến lược công tác dân tộc giai đoạn 2021 - 2030 trên địa bàn vùng DTTS huyện Mỹ Đức.

Bám sát chủ trương của huyện, cấp ủy Đảng, chính quyền cùng các ban ngành, đoàn thể trong huyện Mỹ Đức và 22 xã, thị trấn đã luôn quan tâm đến đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào DTTS trên địa bàn.

Xã Hương Sơn có 131 hộ đồng bào dân tộc Mường, 7 hộ là dân tộc Nùng. Trong những năm qua, UBND xã Hương Sơn đã luôn tạo điều kiện cho các hộ vay vốn phát triển sản xuất, kinh doanh dịch vụ du lịch. Vì vậy, hiện nay, 100% hộ DTTS có cuộc sống khá và giàu.

Ông Bùi Văn Chiều - Chủ tịch UBND xã Hương Sơn chia sẻ, đối với các hộ gia đình DTTS sinh sống trên địa bàn, những năm qua, Đảng ủy, UBND xã hết sức quan tâm, luôn tạo điều kiện hỗ trợ các hộ trong phát triển kinh tế, xây dựng gia đình ấm no, giàu có.

Giống như các xã khác trong huyện, xã Hợp Tiến có 150 hộ dân tộc Mường, 23 hộ dân tộc Tày. Để tạo điều kiện cho đồng bào DTTS trong xã vương lên trong cuộc sống, UBND xã Hợp Tiến đã thực hiện tố chính sách hỗ trợ vay vốn sản xuất, kinh doanh và chăn nuôi; hỗ trợ xây nhà ở, sửa chữa nhà ở; hỗ trợ sinh kế nuôi bò, dê; định hướng xây dựng các mô hình trồng cây ăn quả, hoa sẽ và nuôi trồng thủy sản. Do đó, đến thời điểm hiện tại, tỷ lệ hộ nghèo là người dân tộc không còn.

Chủ tịch UBND xã Hợp Tiến Trần Văn Phiu cho biết, đồng bào DTTS trên địa bàn xã luôn đoàn kết trong xây dựng Nông thôn mới và phát triển kinh tế. Những năm qua, Hội LHPN xã đã phối hợp với Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện Mỹ Đức đã giải ngân cho Nhân dân trên địa bàn xã nói chung và các hộ đồng bào DTTS nói riêng vay để phát triển kinh tế.

"Đến nay, trên địa bàn xã Hợp Tiến không còn hộ nghèo là người đồng bào DTTS" – ông Trần Văn Phiu nhấn mạnh.

Theo ông Đặng Văn Cảnh – Phó Chủ tịch Thường trực UBND huyện Mỹ Đức, trong những năm qua, huyện Mỹ Đức đã thực hiện tốt các chính sách dân tộc. Điển hình như từ năm 2019 đến năm 2024, đã chi hỗ trợ gần 9 tỷ đồng cho phát triển sản xuất và khoa học công nghệ.

Từ năm 2019-2022, xây mới, sửa chữa nhà cho 43 hộ nghèo, hộ cận nghèo, với số tiền là 2,150 tỷ đồng. Từ năm 2019 đến hết năm 2023, hỗ trợ tiền điện, với tổng kinh phí 373,611 triệu đồng. Giai đoạn từ năm 2019 đến 2023, giới thiệu, giải quyết việc làm cho 415 lao dộng. Hỗ trợ chuyển đổi nghề cho 69 hộ, với kinh phí là 345.000.000 đồng. Hỗ trợ nước sinh hoạt cho 155 hộ với kinh phí 232.500.000 đồng. Tích cực triển khai, tổ chức thực hiện chính sách BHYT theo đúng quy định, 100% người dân thuộc các đối tượng hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo đồng bào DTTS được cấp thẻ BHYT.

Từ năm 2019 – 2024 đã mở 19 tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho cán bộ làm công tác dân tộc và đồng bào vùng DTTS lớp với hơn 2000 lượt người tham dự, với kinh phí 550 triệu đồng. Giai đoạn 2019 – 2024, chính sách cho người có uy tín được thực hiện đúng, đầy đủ, kịp thời, nhằm phát huy vai trò của người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS. Kinh phí thực hiện chính sách cho người có uy tín trong giai đoạn 2019 – 2024 là hơn 1.170 triệu đồng.

Bộ mặt vùng DTTS thay đổi nhờ sự quan tâm đặc biệt của thành phố

Trong những năm qua, huyện Mỹ Đức đã quyết liệt triển khai, thực hiện các Chương trình, chính sách, Dự án đối với vùng đồng bào dân tộc và miền núi. Điển hình là Huyện ủy Mỹ Đức đã kiện toàn Ban Chỉ đạo xây dựng 6 Chương trình và 3 Đề án về “Chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn, du lịch, xây dựng Nông thôn mới, đô thị văn minh, văn hóa xã hội, củng cố hệ thống chính trị, an ninh trên địa bàn”.

Từ các định hướng lớn, huyện Mỹ Đức đã triển khai nhiều cơ chế, chính sách đặc thù, ban hành được áp dụng trong triển khai thực hiện xây dựng Nông thôn mới, bước đầu đã đem lại hiệu quả. Đến nay, 100% các xã của huyện Mỹ Đức đạt chuẩn Nông thôn mới. Trong đó, 3 xã đạt chuẩn Nông thôn mới kiểu mẫu, 6 xã đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao. Đặc biệt, xã An Phú đạt chuẩn Nông thôn mới năm 2021 và phấn đấu đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao vào năm 2029.

Huyện Mỹ Đức đạt chuẩn huyện Nông thôn mới năm 2022 và đang tiến tới hoàn thiện các tiêu chí đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao. Để đạt được kết quả đáng khích lệ trên, trong những năm qua, huyện Mỹ Đức đã huy động và sử dụng nguồn lực là hơn 513 tỷ đồng vào xây dựng Nông thôn mới.

Cùng với xây dựng Nông thôn mới, huyện Mỹ Đức đã thực hiện tốt Chương trình mục tiêu Quốc gia về giảm nghèo. Theo đó, UBND huyện đã ban hành các văn bản chỉ đạo các phòng, ban chuyên môn và UBND 22 xã, thị trấn thực hiện lồng ghép các chính sách giảm nghèo, giúp các hộ nghèo, hộ cận nghèo có điều kiện vươn lên trong cuộc sống.

Huyện Mỹ Đức: đồng bào dân tộc thiểu số đoàn kết xây dựng quê hương giàu mạnh
Phó Chủ tịch Thường trực UBND huyện Mỹ Đức: “Huyện Mỹ Đức luôn được TP Hà Nội ưu tiên đầu tư hỗ trợ các dự án phát triên hạ tầng vùng DTTS". Ảnh: Văn Biên

Ông Đặng Văn Cảnh cho biết, được sự hỗ trợ của TP Hà Nội và huyện Mỹ Đức, đến nay, xã An Phú đã thành lập được 6 đội cồng chiêng, 4 đội nhạc cụ dân tộc, 2 câu lạc bộ hát dân ca Mường. Tổ chức 10 lớp tập huấn đánh cồng chiêng, đánh nhạc cụ dân tộc và hát dân ca Mường, với tổng kinh phí 1,2 tỷ đồng.

Huyện Mỹ Đức luôn được TP Hà Nội ưu tiên đầu tư hỗ trợ các dự án phát triên hạ tầng vùng DTTS. Từ năm 2021 đến nay, huyện được phê duyệt 16 dự án, với tổng mức đầu tư 285,226 tỷ đồng. Với số kinh phí trên, huyện đã đầu tư xây dựng các công trình nhà văn hóa, hệ thống kênh tưới tiêu, nâng cấp các tuyến đường giao thông nông thôn, xây dựng trường học...

"Đến nay, 100% nhà văn hóa, hệ thống kênh tưới tiêu, nâng cấp các tuyến đường giao thông nông thôn, xây dựng trường học...của huyện và xã An Phú đã được đầu tư xây mới, bê tông hóa…tạo điều kiện cho Nhân dân và đồng bào DTTS đi lại thuận lợi” – ông Đặng Văn Cảnh nhấn mạnh.

Trong 2 ngày 17 và 18/6 vừa qua, UBND huyện Mỹ Đức đã tổ chức Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số lần thứ III năm 2024, nhằm đánh giá kết quả thực hiện công tác dân tộc chính sách dân tộc giai đoạn 2019-2024, đề ra phương hướng nhiệm vụ giai đoạn 2024-2029.

Theo báo cáo chính trị được tình bày tại Đại hội, 5 năm qua, đời sống văn hóa của đồng bào các dân tộc được nâng cao, văn hóa truyền thống được bảo tồn và phát huy.Tăng trưởng kinh tế bình quân hằng năm đạt 6%. Thu nhập bình quân đầu người năm 2019 là 45 triệu đồng, năm 2023 là 56 triệu đồng (tăng 11 triệu đồng so với năm 2019). Tỷ lệ hộ nghèo ngày càng giảm: Tỷ lệ hộ nghèo năm 2019 là 6,5%, đến cuối năm 2023 là 0,8%.

Giữ vững tỷ lệ 100% xã đạt tiêu chí về quốc gia y tế. Tỷ lệ sinh bình quân từ 0,01% đến 0,02% năm. Tỷ lệ hộ dân được sử dụng nước sạch hợp vệ sinh đạt 100%. Đến nay, có 89% số hộ đạt gia đình văn hóa; 12/13 thôn tại xã An Phú được công nhận Làng văn hóa, chiếm 92%.

Hà Nội: Rút ngắn khoảng cách giữa vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi và vùng đồng bằng
Phát huy vai trò của người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số
Hà Nội: tiếp tục khẳng định sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và TP Hà Nội đối với đồng bào các dân tộc thiểu số
Khánh Phong
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»
Kỳ 1: tạo đột phá trong thực thi chính sách và hành lang pháp lý triển khai Đề án 06

Kỳ 1: tạo đột phá trong thực thi chính sách và hành lang pháp lý triển khai Đề án 06

Nhất quán quan điểm chỉ đạo “rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ quy trình, rõ hiệu quả”, “một việc - một đầu mối xuyên suốt”, quyết liệt thực hiện hiệu quả công tác truyền thông cơ sở, việc triển khai Đề án 06 của Chính phủ về chuyển đổi số quốc gia bước đầu đã mang lại lợi ích thiết thực cho người dân, doanh nghiệp trên địa bàn TP Hà Nội.
Nguy cơ mất an toàn từ những “chuồng cọp” trong khu chung cư, nhà ở riêng lẻ

Nguy cơ mất an toàn từ những “chuồng cọp” trong khu chung cư, nhà ở riêng lẻ

Công an TP Hồ Chí Minh mới đưa ra cảnh báo về việc xây dựng các lồng sắt (còn gọi là “chuồng cọp”) tại các chung cư, nhà ở riêng lẻ tiềm ẩn nhiều nguy hiểm, đặc biệt là khi xảy ra hỏa hoạn.
Hành động đáng trân trọng, cần được lan tỏa của một người dân ở Hà Nội

Hành động đáng trân trọng, cần được lan tỏa của một người dân ở Hà Nội

Tiếp nhận chiếc ví đánh rơi trên địa bàn, Công an phường Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) đã xác minh, trao trả cho chủ sở hữu.
Hà Nội: tăng tính kết nối giữa xe buýt và đường sắt đô thị

Hà Nội: tăng tính kết nối giữa xe buýt và đường sắt đô thị

Trung tâm Quản lý và Điều hành giao thông Hà Nội cho biết, đơn vị vừa hoàn thiện phương án kết nối các tuyến buýt với đường sắt đô thị nhằm tạo thuận lợi cho hành khách...
Hà Nội: ứng dụng mô hình BIM trong lĩnh vực xây dựng

Hà Nội: ứng dụng mô hình BIM trong lĩnh vực xây dựng

Ông Đỗ Chí Hưng, Trưởng phòng Quản lý xây dựng (Sở Xây dựng Hà Nội) cho biết, hiện nay, TP Hà Nội đã chấp thuận áp dụng mô hình thông tin công trình (BIM) đối với 8 dự án, trong đó có 4 dự án cải tạo, nâng cấp hoặc xây mới…
Tuyên truyền, xử lý xe ba bánh tự chế gây mất an toàn giao thông: cần sự chung tay

Tuyên truyền, xử lý xe ba bánh tự chế gây mất an toàn giao thông: cần sự chung tay

Thời gian qua, tình trạng nhiều xe ba, bốn bánh tự sản xuất lắp ráp, không đảm bảo an toàn, được sử dụng để chở hàng hóa cồng kềnh tham gia giao thông, tiềm ẩn nguy cơ gây tai nạn...
Tăng mảng xanh, bảo vệ môi trường đô thị

Tăng mảng xanh, bảo vệ môi trường đô thị

Trong quy hoạch, Hà Nội luôn chú trọng đẩy mạnh yếu tố “xanh” để tăng mảng xanh cho đô thị. Đặc biệt, việc mở rộng các không gian xanh công cộng ở nhiều nơi đã góp phần làm thay đổi bộ mặt của đô thị, hướng đến xây dựng Hà Nội trở thành nơi đáng sống.
Thiên nhiên tái sinh kỳ diệu nơi cánh rừng Net Zero đất Mũi

Thiên nhiên tái sinh kỳ diệu nơi cánh rừng Net Zero đất Mũi

Chưa đầy 10 tháng từ ngày triển khai, hệ sinh thái nơi khoanh nuôi cánh rừng Net Zero Vinamilk tại Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau đã tái sinh một cách kì diệu. Bên trong hàng rào bảo vệ 25ha rừng, hơn 71.000 cây mắm con đã cao 40-50cm, trở thành bãi sinh sản cho tôm cá, thu hút những đàn chim cót, chim nhàn… trở về làm tổ.
Gần 1.000 cán bộ, nhân viên SeABank ra quân làm sạch bờ biển tại 11 tỉnh thành, hướng tới phát triển bền vững

Gần 1.000 cán bộ, nhân viên SeABank ra quân làm sạch bờ biển tại 11 tỉnh thành, hướng tới phát triển bền vững

Hưởng ứng Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam (01-08/06) và ngày Đại dương thế giới 08/06, ngày 08/06/2024, gần 1.000 cán bộ, nhân viên Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, Hose: SSB) đã cùng chung tay dọn vệ sinh bờ biển, tuyên truyền bảo vệ môi trường biển tại 11 tỉnh, thành phố có biển trên toàn quốc. Hoạt động nằm trong chương trình Let’s Go Green with SeABank - Ocean Cleanup của Ngân hàng nhằm giữ gìn vệ sinh các bờ biển, bảo vệ đại dương hướng tới phát triển bền vững, góp phần tạo giá trị cho cộng đồng phù hợp với một trong năm giá trị cốt lõi của SeABank - Vì Cộng đồng.
Gợi ý đáp án các môn tổ hợp KHXH kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024

Gợi ý đáp án các môn tổ hợp KHXH kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024

Giáo viên các môn học thuộc tổ hợp KHXH của Hệ thống giáo dục HOCMAI đưa ra gợi ý đáp án các môn địa lý, lịch sử và giáo dục công dân kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024.
Gợi ý đáp án đề thi môn lý, hóa tốt nghiệp THPT 2024

Gợi ý đáp án đề thi môn lý, hóa tốt nghiệp THPT 2024

Theo các thầy cô bộ môn lý, hóa của Hệ thống giáo dục HOCMAI, đề thi hai môn này được giữ ổn định về cấu trúc nội dung như đề thi chính thức năm 2023 và tương đồng với đề thi tham khảo mà Bộ GD&ĐT đã công bố trước đó.
Gợi ý đáp án đề thi môn sinh học tốt nghiệp THPT 2024

Gợi ý đáp án đề thi môn sinh học tốt nghiệp THPT 2024

Môn sinh là bài thi thành phần trong 3 bài thi tổ hợp KHTN. Dưới đây là đề thi và gợi ý đáp án môn sinh học kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024.

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động