Hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động làm việc trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênHỗ trợ đào tạo nghề cho lao động làm việc trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Ảnh: An Nhiên |
Điều kiện đối với lao động được hỗ trợ đào tạo nghề
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đang dự thảo Thông tư hướng dẫn việc hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động làm việc trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Dự thảo đề xuất hướng dẫn việc hỗ trợ đào tạo nghề trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 3 tháng cho lao động làm việc tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa, gồm: điều kiện đối với lao động đang làm việc trong doanh nghiệp nhỏ và vừa được hỗ trợ đào tạo nghề; ngành nghề hỗ trợ đào tạo; quy trình, hình thức tổ chức đào tạo; trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị, cá nhân liên quan.
Dự thảo nêu rõ, người lao động có đủ các điều kiện quy định tại Khoản 4 Điều 14 Nghị định số 80/2021/NĐ-CP ngày 26/8/2021 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, được doanh nghiệp cử tham gia các khóa đào tạo nghề trình độ sơ cấp hoặc chương trình đào tạo dưới 3 tháng, thì được hỗ trợ chi phí đào tạo. Các chi phí còn lại do doanh nghiệp nhỏ và vừa và người lao động thỏa thuận.
Trong số các đối tượng nêu trên, ưu tiên hỗ trợ đào tạo nghề đối với người lao động thuộc diện được hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, người khuyết tật, người dân tộc thiểu số, người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, người thuộc hộ gia đình bị thu hồi đất nông nghiệp, đất kinh doanh và người lao động làm việc trong các doanh nghiệp hoạt động ở các địa bàn nông thôn, miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và các doanh nghiệp do nữ làm chủ.
Ngành nghề được hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp hoặc chương trình đào tạo dưới 3 tháng do doanh nghiệp lựa chọn, xác định trên cơ sở ngành, nghề đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp và có trong danh mục ngành nghề được UBND cấp tỉnh phê duyệt theo quy định tại Quyết định số 46/2015/QĐ-TTg ngày 28/9/2015 của Thủ tướng Chính phủ quy định chính sách hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 03 tháng. Đối với các ngành, nghề chưa có trong danh mục được UBND cấp tỉnh phê duyệt. Doanh nghiệp đề xuất Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để tổng hợp, xem xét trình UBND cấp tỉnh phê duyệt để làm căn cứ thực hiện.
Doanh nghiệp được lựa chọn cơ sở đào tạo nghề nghiệp trong địa bàn tỉnh, TP trực thuộc trung ương nơi doanh nghiệp hoạt động, có ngành nghề đào tạo theo quy định trên để cử người lao động tham gia các khóa đào tạo nghề.
Quy trình, hình thức tổ chức đào tạo
Dự thảo nêu rõ, doanh nghiệp cử một người lao động hoặc nhiều người lao động của doanh nghiệp tham gia các khóa đào tạo nghề bằng văn bản, trong đó ghi rõ các thông tin bao gồm: họ tên, ngày tháng năm sinh, thời gian làm việc tại doanh nghiệp, số sổ bảo hiểm xã hội, ngành, nghề cần đào tạo, hình thức đào tạo, dự kiến thời gian tham gia khóa đào tạo đối với từng người lao động, gửi cơ sở đào tạo nghề nghiệp và Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi doanh nghiệp hoạt động.
Cơ sở đào tạo nghề nghiệp tiếp nhận văn bản của doanh nghiệp, thực hiện công tác tuyển sinh, nhập học đối với lao động của doanh nghiệp như đối với người học của cơ sở đào tạo nghề nghiệp vào học trình độ sơ cấp theo quy định tại Thông tư số 42/2015/TT-BLĐTBXH ngày 20/10/2015 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định về đào tạo trình độ sơ cấp (Thông tư số 42/2015/TT-BLĐTBXH) hoặc vào học chương trình đào tạo dưới 3 tháng theo quy định tại Thông tư số 43/2015/TT-BLĐTBXH ngày 20/10/2015 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định về đào tạo thường xuyên (Thông tư số 43/2015/TT-BLĐTBXH) được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 34/2018/TT-BLĐTBXH ngày 26/12/2018 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
Người lao động của doanh nghiệp cử tham gia khóa đào tạo trình độ sơ cấp hoặc chương trình đào tạo dưới 3 tháng được tổ chức học theo lớp riêng hoặc học cùng với người học của cơ sở đào tạo nghề nghiệp, do người đứng đầu cơ sở đào tạo nghề nghiệp quyết định và thông báo cho doanh nghiệp, người học trước khi khai giảng khóa học ít nhất 5 ngày làm việc.
Cơ sở đào tạo nghề nghiệp tổ chức đào tạo cho lao động của doanh nghiệp cử tham gia khóa đào tạo trình độ sơ cấp theo quy định tại Thông tư số 42/2015/TT-BLĐTBXH hoặc chương trình đào tạo dưới 3 tháng theo quy định tại Thông tư số 43/2015/TT-BLĐTBXH được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 34/2018/TT-BLĐTBXH ngày 26/12/2018 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội theo đúng ngành nghề, nội dung đào tạo do doanh nghiệp lựa chọn.
Trường hợp người lao động của doanh nghiệp được cử tham gia khóa đào tạo trình độ sơ cấp theo hình thức vừa làm vừa học thực hiện theo quy định tại Thông tư số 31/2017/TT-BLĐTBXH ngày 28/12/2017 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định về đào tạo trình độ cao đẳng, trung cấp, sơ cấp theo hình thức đào tạo vừa làm vừa học hoặc đào tạo từ xa, tự học có hướng dẫn theo quy định tại Thông tư 33/2018/TT-BLĐTBXH ngày 26/12/2018 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Quy định về đào tạo trình độ cao đẳng, trung cấp, sơ cấp theo hình thức đào tạo từ xa, tự học có hướng dẫn.
Trường hợp doanh nghiệp vừa và nhỏ tự tổ chức đào tạo cho người lao động thì phải đảm bảo các điều kiện theo quy định của pháp luật về giáo dục nghề nghiệp và phải báo cáo, được sự đồng ý của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi doanh nghiệp đặt trụ sở.
Theo dự thảo, việc thanh quyết toán kinh phí hỗ trợ đào tạo thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
Vai trò của việc hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động doanh nghiệp nhỏ và vừa Việc hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động trong doanh nghiệp nhỏ và vừa đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế và xã hội, cụ thể: Đào tạo nghề giúp cải thiện kỹ năng và năng lực của lao động, tạo điều kiện cho họ tham gia vào công việc với khả năng làm việc tốt hơn và hiệu quả hơn. Điều này cũng giúp nâng cao thu nhập và chất lượng cuộc sống của lao động. Ngoài ra việc này sẽ giúp nâng cao năng suất và cạnh tranh của doanh nghiệp. Lao động có trình độ nghề cao hơn có khả năng thực hiện công việc một cách chuyên nghiệp và hiệu quả hơn. Điều này giúp tăng năng suất lao động và cải thiện cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Việc này cũng tạo ra sự đa dạng và linh hoạt trong lực lượng lao động. Đào tạo nghề giúp tạo ra sự đa dạng về kỹ năng và chuyên môn trong lực lượng lao động của doanh nghiệp. Điều này có ích khi phải thích nghi với các biến đổi và thách thức trong nền kinh tế và công nghệ. Hành động này hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa: việc có một đội ngũ lao động có trình độ nghề cao giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa cải thiện khả năng cạnh tranh và phát triển bền vững. Họ có thể dễ dàng thích ứng với các thay đổi và mở rộng hoạt động kinh doanh. Đào tạo nghề cung cấp cho lao động những kỹ năng cần thiết để tìm được việc làm và duy trì công việc một cách ổn định. Điều này giúp giảm tỷ lệ thất nghiệp và nâng cao chất lượng việc làm trong cộng đồng. Vai trò của việc hỗ trợ này sẽ giúp cho lao động có trình độ nghề cao hơn có khả năng tham gia vào các ngành công nghiệp và lĩnh vực mới, giúp thúc đẩy sự phát triển bền vững của kinh tế và xã hội. Đồng thời khiến cho doanh nghiệp được thúc đẩy phát triển một cách bền vững. Việc hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động trong doanh nghiệp nhỏ và vừa không chỉ là lợi ích cho cá nhân lao động mà còn có tác động tích cực đối với sự phát triển của doanh nghiệp và xã hội nói chung. |
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại