Thứ năm 28/03/2024 16:31

Hậu Covid-19 vẫn hiện hữu, được biết đến với nhiều dấu hiệu

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Về cơ bản hiện nay Việt Nam đã kiểm soát tốt dịch Covid-19. Tuy nhiên, hậu Covid-19 vẫn hiện hữu, được biết đến với nhiều dấu hiệu. Nổi bật là các dấu hiệu cảnh báo cần sự trợ giúp y tế khẩn cấp từ nhân viên y tế như khó thở, mệt mỏi, căng thẳng, lo âu, trầm cảm và rối loạn giấc ngủ...
Hậu Covid-19 vẫn hiện hữu, được biết đến với nhiều dấu hiệu
Người nhiễm Covid-19 khỏi bệnh có thể vẫn gặp những triệu chứng sau khi mắc Covid-19 (ảnh minh hoạ-T.Đ)

Tại Hội nghị trực tuyến tập huấn hướng dẫn chẩn đoán, điều trị, phục hồi chức năng và tự chăm sóc một số bệnh có liên quan sau mắc Covid-19, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn cho biết: Kể từ khi dịch Covid-19 bùng phát đến nay, Việt Nam đã ghi nhận 10.580.640 ca nhiễm, 9.456.541 người khỏi bệnh, 1.081.074 bệnh nhân đang điều trị và 43.081 ca tử vong.

Trong 7 ngày qua, tổng nhiễm trên cả nước giảm 2.109 (giảm 24%) so với cùng kỳ, tổng bệnh nhân tử vong giảm còn 3 ca ( giảm 70%), số người khỏi bệnh tăng 3.087 (tăng 10%).

"Về cơ bản hiện nay Việt Nam đã kiểm soát tốt dịch Covid-19. Tuy nhiên, hậu Covid-19 thì vẫn hiện hữu, được biết đến với nhiều dấu hiệu. Tổ chức Y tế thế giới và Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hoa Kỳ đã tổng kết trên 200 dấu hiệu của người sau mắc Covid-19", Thứ trưởng Bộ Y tế nói.

Nổi bật là các dấu hiệu cảnh báo cần sự trợ giúp y tế khẩn cấp từ nhân viên y tế, tổn thương tại phổi như khó thở; dấu hiệu mệt mỏi, căng thẳng, lo âu, trầm cảm và rối loạn giấc ngủ, các dấu hiệu về giọng nói sau đặt nội khí quản...

Ngày càng có nhiều thông tin, bằng chứng khoa học về các dấu hiệu liên quan sau mắc Covid 19, có suy giảm chức năng ở các cơ quan, đòi hỏi phải có hướng dẫn cán bộ y tế, người dân biết tiếp cận, xử trí để nâng cao sức khỏe, phục hồi chức năng và trở về với công việc, đời sống thường ngày.

PGS-TS. Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh-Bộ Y tế chia sẻ: Ngay từ khi xây dựng các Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị, phục hồi chức năng từ những phiên bản đầu tiên, Bộ Y tế đã có Hướng dẫn về phục hồi chức năng sau mắc Covid-19

"Để hướng dẫn các cơ sở y tế, người dân khám, chữa bệnh, phục hồi chức năng sau mắc Covid-19, Bộ Y tế đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, yêu cầu củng cố hệ thống khám, chữa bệnh để thực hiện công tác cấp cứu, khám chữa bệnh thường quy, đồng thời đảm bảo công tác phòng chống dịch Covid-19. Cùng đó yêu cầu các cơ sở y tế chú trọng công tác cải tiến, tăng chất lượng khám chữa bệnh, phục hồi chức năng cho người mắc và sau mắc Covid-19", Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh nhấn mạnh.

Mặc dù có hơn 200 triệu chứng hậu Covid-19 nhưng các bệnh viện không thành lập khoa, phòng khám Covid-19 vì việc điều trị và phục hồi cho người bệnh cần kết hợp giữa nhiều chuyên khoa khác nhau-TS. Lương Ngọc Khuê khẳng định.

Tại Hội nghị, các cán bộ y tế được các chuyên gia của Bộ Y tế tập huấn về công tác chẩn đoán, điều trị, phục hồi chức năng và hướng dẫn tự chăm sóc các vấn đề sức khoẻ sau mắc Covid-19; Dấu hiệu “Báo động đỏ” và các vấn đề cần lưu ý sau mắc Covid-19; Nguyên tắc phục hồi chức năng hậu Covid- 19; Kiểm soát khó thở; Hướng dẫn dinh dưỡng trong điều trị hậu Covid-19; Kiếm soát sự tập trung, trí nhớ và suy nghĩ rõ ràng; Kiểm soát căng thẳng, lo âu, trầm cảm và giấc ngủ. Các nội dung như kiểm soát và phục hồi triệu chứng đau sau mắc Covid-19; Hội chứng mệt mỏi kéo dài, chẩn đoán, điều trị; Lâm sàng, chẩn đoán và điều trị hậu Covid-19 ở cơ quan hô hấp; Lâm sàng, chẩn đoán và điều trị hậu Covid-19 ở tim mạch; Lâm sàng, chẩn đoán và điều trị một số bệnh liên quan hậu Covid-19 ở trẻ em... cũng được các chuyên gia giới thiệu và giải đáp kỹ lưỡng.

"Dấu hiệu cảnh báo" cần sự trợ giúp khẩn cấp từ nhân viên y tế

Theo Quyết định số 1242/QĐ-BYT về việc ban hành tài liệu hướng dẫn phục hồi chức năng và tự chăm sóc các bệnh có liên quan sau mắc Covid-19 của Bộ Y tế ngày 18/5/2022, những biến chứng y khoa có thể xuất hiện trong quá trình phục hồi sau mắc Covid-19 và cần sự thăm khám y tế khẩn cấp. Bạn cần liên hệ ngay với nhân viên y tế nếu bạn xuất hiện bất kỳ triệu chứng nguy hiểm nào sau đây:

- Bạn thấy khó thở khi hoạt động nhẹ mà tình trạng này không cải thiện khi thực hiện bất kỳ tư thế làm giảm khó thở nào trong các tư thế được mô tả ở trang 2-3.

- Có sự thay đổi tình trạng khó thở khi bạn nghỉ ngơi mà không thấy đỡ hơn khi thực hiện các kỹ thuật vận động và tập thể dục được nêu ở trang 4.

- Bạn thấy đau ngực, tim đập nhanh hoặc chóng mặt khi ở một số tư thế hoặc trong quá trình tập luyện hay hoạt động thể lực.

- Tình trạng lẫn lộn ngày càng xấu đi hoặc bạn cảm thấy khó nói hay khó hiểu lời nói.

- Bạn thấy thay đổi cảm giác và vận động trên mặt, tay hay chân, đặc biệt là các dấu hiệu này chỉ có ở một bên cơ thể, và/hoặc tình trạng lo âu hay tâm trạng xấu đi, hay bạn có ý nghĩ muốn làm hại bản thân.

Cách tập thể thao an toàn sau khi nhiễm Covid-19
Đi khám hậu Covid-19, người đàn ông phát hiện ra căn bệnh có nguy cơ gây đột tử
Bộ Y tế đề nghị tránh lạm dụng chỉ định khi khám, chữa bệnh hậu Covid-19
Tiêm vắc-xin vẫn là khuyến cáo hàng đầu để ngăn ngừa trẻ nhập viện do Covid-19
Lan tỏa chương trình “Thầy thuốc trẻ Thủ đô, chăm sóc sức khỏe hậu Covid-19” năm 2022
Vân Hà
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động