Hơn 1,1 triệu lượt người dân được khám, tư vấn trực tiếp
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênGS.TS Trần Xuân Bách (phải) - Phó Chủ tịch Trung ương Hội LHTN Việt Nam cho biết, đã có hơn 21 nghìn hội viên Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam tham gia Hành trình theo 2 hình thức trực tiếp và trực tuyến |
Gần 2.700 hoạt động với tổng kinh phí hỗ trợ lên tới hơn 117 tỷ đồng
Hướng tới Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Liên hiệp Thanh niên (LHTN) Việt Nam lần thứ IX, nhiệm kỳ 2024 - 2029. Thiết thực triển khai Nghị quyết số 20/NQ-TW của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc nâng cao sức khỏe Nhân dân trong tình hình mới, nhằm hưởng ứng Ngày Thế giới phòng chống Đái tháo đường 14/11. Trung ương Hội LHTN Việt Nam và Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam xây dựng kế hoạch số 106-KH/TWH ngày 3/5/2024 về tổ chức Hành trình Thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác, tình nguyện vì sức khỏe cộng đồng năm 2024. Sau tổng kết, Hành trình Thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác, tình nguyện vì sức khỏe cộng đồng năm 2024 và chương trình Careme 2024.
GS.TS Trần Xuân Bách - Phó Chủ tịch Trung ương Hội LHTN Việt Nam cho biết, đã có hơn 21 nghìn hội viên Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam tham gia Hành trình theo 2 hình thức trực tiếp và trực tuyến. Các cấp Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam trên cả nước đã triển khai được gần 2.700 hoạt động với tổng kinh phí hỗ trợ lên tới hơn 117 tỷ đồng.
Số lượng người dân được tư vấn, khám bệnh trực tiếp qua Hành trình đạt khoảng 1,13 triệu lượt người. Trong đó, tính riêng số lượng người dân được sàng lọc bệnh qua nền tảng trí tuệ nhân tạo (AI) đạt hơn 1 triệu người.
Trong khuôn khổ Hành trình, chương trình "Chuyển đổi số vì sức khỏe phổi" cấp Trung ương đã tiến hành khám bệnh trực tiếp cho hơn 10 nghìn người dân; chương trình "Vì một Việt Nam khỏe mạnh hơn" đã khám, trao quà, hướng dẫn vệ sinh an toàn thực phẩm cho hơn 15 nghìn người dân và 15 nghìn thiếu nhi |
Thông qua Chương trình Careme - Khám sàng lọc bệnh tim mạch, thận, chuyển hóa, đã ghi nhận tỷ lệ người dân có dấu hiệu bệnh thận mạn lên tới xấp xỉ 16,2% (so với thống kê 12% dân số và 17% dân số là người trưởng thành).
Trong khuôn khổ Hành trình, chương trình "Chuyển đổi số vì sức khỏe phổi" cấp Trung ương đã tiến hành khám bệnh trực tiếp cho hơn 10 nghìn người dân; chương trình "Vì một Việt Nam khỏe mạnh hơn" đã khám, trao quà, hướng dẫn vệ sinh an toàn thực phẩm cho hơn 15 nghìn người dân và 15 nghìn thiếu nhi; chương trình "Sống khỏe mỗi ngày" khám, sàng lọc bệnh không lây nhiễm và bệnh về đường tiêu hóa, sàng lọc vi khuẩn H.Pylori dạ dày cho hơn 2 nghìn người dân.
Về các hoạt động khắc phục hậu quả cơn bão số 3, lực lượng thầy thuốc trẻ cả nước đã hỗ trợ hơn 14,7 nghìn lượt người dân tại 11 tỉnh, thành phố với 36 nghìn túi thuốc, đạt tổng giá trị hơn 10 tỷ đồng. Cùng với đó là các hoạt động tổ chức hiến máu tình nguyện; tri ân gia đình cách mạng, Mẹ Việt Nam Anh hùng, gia đình liệt sỹ, thương bệnh binh, người dân có hoàn cảnh khó khăn...qua đó khẳng định vai trò, vị trí và uy tín của tổ chức Hội đối với thanh niên và xã hội, góp phần vào sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe Nhân dân.
Xu hướng trẻ hóa của các bệnh mạn tính đang trở thành mối lo ngại lớn cho sức khỏe cộng đồng
Cũng trong khuôn khổ sự kiện, Trung ương Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam đã tổ chức Tọa đàm “Gánh nặng bệnh mạn tính và tiềm năng ứng dụng chuyển đổi số trong quản lý bệnh”.
Ths Nguyễn Hữu Tú - Phó Chủ tịch Thường trực Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam cho biết, tại Việt Nam, xu hướng trẻ hóa của các bệnh mạn tính đang trở thành mối lo ngại lớn cho sức khỏe cộng đồng. Trước đây, các bệnh như đột quỵ, cao huyết áp, đái tháo đường và suy thận thường xuất hiện ở người cao tuổi. Tuy nhiên, hiện nay, những bệnh này ngày càng phổ biến ở người trẻ tuổi.
Theo thống kê, 10% người bị đột quỵ thuộc độ tuổi 18-35; tỷ lệ người trẻ dưới 35 tuổi mắc cao huyết áp đang gia tăng, chiếm khoảng 5-12%; ngày càng nhiều trường hợp dưới 20 tuổi mắc bệnh đái tháo đường; mỗi năm thêm 8,000 người mắc suy thận mới, bao gồm người trẻ dưới 30 tuổi.
Đáng chú ý, 8% học sinh 13-15 tuổi sử dụng thuốc lá điện tử. Tại Việt Nam, qua tổng hợp báo cáo của gần 700 cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cho thấy, chỉ tính riêng năm 2023, đã có 1.224 ca nhập viện do sử dụng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng.
Tại tọa đàm, đại diện các bệnh viện, cơ sở y tế đã nêu các đề xuất để Quốc hội kịp thời ban hành quy định cấm toàn diện các sản phẩm thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng |
Bên cạnh đó, tỷ lệ tiêu thụ đồ uống có hàm lượng đường cao gia tăng. Theo Bộ Y tế, từ năm 2002 - 2018, lượng tiêu thụ đồ uống có đường ở Việt Nam đã tăng từ 6,6 lít/người/năm lên 50,7 lít/người/năm, gấp 7 lần trong 15 năm. Việt Nam đứng thứ ba trong khu vực Đông Nam Á về tiêu thụ trà sữa, với quy mô thị trường đạt khoảng 362 triệu USD.
Tại tọa đàm, đại diện các bệnh viện, cơ sở y tế đã nêu các đề xuất để Quốc hội kịp thời ban hành quy định cấm toàn diện các sản phẩm thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng; phát huy vai trò của thầy thuốc trẻ trong cộng đồng, tuyên truyền những thông điệp của ngành y tế để giới trẻ hiểu được tác hại thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng.
Theo anh Nguyễn Hữu Tú, từ thực trạng trên, ngành y tế đề xuất áp thuế 40% với các mặt hàng đồ uống có hàm lượng đường cao. Nếu áp dụng mức thuế trên, thu ngân sách là khoảng 17.400 tỉ đồng. Còn nghiên cứu được tiến hành bởi Trường đại học Y tế công cộng cũng ước tính mức thuế suất 40% sẽ dẫn đến giảm tiêu dùng và giảm được 2% tỷ lệ thừa cân, 1,5% tỷ lệ béo phì, phòng tránh được hơn 81.000 ca đái tháo đường type 2, tiết kiệm được 24,55 triệu USD chi phí y tế.
Các đại biểu cũng đề xuất nghiên cứu thí điểm ứng dụng AI như một công cụ tiền sàng lọc các bệnh không lây nhiễm để không chỉ giúp tăng hiệu quả chẩn đoán, điều trị và quản lý y tế, mà còn mang lại trải nghiệm tốt hơn cho bệnh nhân.
Đảm bảo an toàn thực phẩm tại Giải bóng chuyền vô địch quốc gia 2024 tại Lào Cai |
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại