Thứ ba 30/04/2024 06:56

Hà Nội sẽ khởi công hàng loạt cây cầu trọng điểm qua sông Hồng

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Theo quy hoạch từ nay đến năm 2030, Hà Nội sẽ có hàng loạt cây cầu vượt sông Hồng, tạo điều kiện thuận lợi kết nối liền mạch giữa các trung tâm kinh tế - chính trị; giữa các vùng địa phương và các đô thị vệ tinh.
Theo đơn vị thiết kế, cầu Thượng Cát được thiết kế vừa hài hòa ẩn mình trong hệ sinh thái của sông Hồng vừa mang tính biểu tượng toàn cầu. Ảnh: Đơn vị thiết kế
Theo đơn vị thiết kế, cầu Thượng Cát được thiết kế vừa hài hòa ẩn mình trong hệ sinh thái của sông Hồng vừa mang tính biểu tượng toàn cầu. Ảnh: Đơn vị thiết kế

Những nhịp cầu nối hai bờ sông Hồng

Tại các Nghị quyết số 15 - NQ/TW ngày 5/5/2022; số 06 - NQ/TW ngày 24/1/2022; số 30 - NQ/TW ngày 23/11/2022 của Bộ Chính trị, cũng như hai Quyết định của Thủ tướng Chính phủ: số 700/QĐ - TTg ngày 16/6/2023 về điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2065; số 313/QĐ-TTg ngày 7/3/2023 về lập Quy hoạch Thủ đô thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, đều xác định rõ mục tiêu xây dựng Hà Nội với trục cảnh quan chủ đạo, mang tính biểu tượng ven sông Hồng.

Với định hướng đó, một trong những mục tiêu lớn nhất của Hà Nội trong nhiều năm tới là hoàn thiện hệ thống cầu vượt sông Hồng, mở rộng kết nối giao thông hai bên bờ Nam - Bắc; xa hơn là liên kết chặt chẽ với các trục không gian, đô thị vệ tinh, sinh thái quanh trục cảnh quan sông Hồng.

Cụ thể, ngay đầu năm 2024, Sở Giao thông Vận tải Hà Nội đã xúc tiến đẩy nhanh dự án xây dựng cầu Tứ Liên. Theo đó, Sở Giao thông Vận tải ký kết bản ghi nhớ hợp tác nghiên cứu đầu tư, xây dựng một số dự án trọng điểm trên địa bàn thành phố. Các bên liên quan thống nhất cùng hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm trong việc triển khai nghiên cứu các dự án hạ tầng giao thông trọng điểm của Hà Nội, trong đó có dự án đầu tư xây dựng cầu Tứ Liên.

Cùng với cầu Tứ Liên, dự án xây dựng cầu Thượng Cát bắc qua sông Hồng, là một trong 10 cầu bắc qua sông Hồng nằm trong Quy hoạch giao thông vận tải Hà Nội, thực hiện trong giai đoạn 2015-2030. Theo phương án kiến trúc được phê duyệt, cầu Thượng Cát có chiều dài 820m, mặt cắt ngang rộng 33m, được tổ chức giao thông thành 6 làn xe cơ giới, 2 làn hỗn hợp. Cầu có 4 nhịp chính, sử dụng kết cấu dây văng, trụ cầu được thiết kế vuốt cong nhẹ sang hai bên theo chủ đề “Cánh chim hòa bình”.

Ông Phạm Văn Duân - Phó Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông TP Hà Nội (đại diện chủ đầu tư) cho hay, đơn vị đang thực hiện các bước tiếp theo, trong đó có hoàn thiện phương án thiết kế cầu, hoàn thiện hồ sơ thi công dự án để lựa chọn nhà thầu. Nếu các công việc này hoàn thiện sớm, Dự án đầu tư xây dựng cầu Thượng Cát và đường dẫn hai đầu cầu sẽ được khởi công vào ngày 10/10/2024 (kỷ niệm 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô).

Cây cầu Tứ Liên bắc qua sông Hồng, thành phố Hà Nội	Ảnh: Đơn vị thiết kế
Cây cầu Tứ Liên bắc qua sông Hồng, thành phố Hà Nội Ảnh: Đơn vị thiết kế

Tạo các mạch nối liên kết Vùng Thủ đô

Nhắc tới những cây cầu chuẩn bị khởi công, phải kể đến cầu Hồng Hà và Mễ Sở là 2 cầu thuộc dự án giao thông trọng điểm quốc gia: đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội, được xác định ưu tiên triển khai trong năm 2024. Dự án cầu Mễ Sở sẽ kết nối từ cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ đến cao tốc Hà Nội - Hải Phòng với mục đích phân luồng giao thông, giảm phương tiện vào khu vực nội đô TP. Đồng thời tăng hiệu quả khai thác của 2 tuyến đường cao tốc, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của TP Hà Nội, tỉnh Hưng Yên và các tỉnh lân cận.

Ngoài 2 cây cầu Hồng Hà và Mễ Sở, trong năm 2024, TP cũng lên kế hoạch cho dự án cầu Vân Phúc, huyện Phúc Thọ sẽ được khởi động vào Quý II/2024. Dự án có tổng mức đầu tư hơn 3.400 tỷ đồng, được thực hiện trên địa bàn các xã như Phụng Thượng, Long Xuyên, Xuân Đình, Vân Phúc (huyện Phúc Thọ, TP Hà Nội) với tổng chiều dài 7,76km.

Phần cầu chính vượt sông, cầu cạn vượt vùng lòng hồ Vân Cốc và cầu dẫn phía Hà Nội rộng 20,5m, quy mô 4 làn xe cơ giới và 2 làn xe thô sơ. Phần đường nối từ Quốc lộ 32 đến cầu cạn vượt lòng hồ Vân Cốc rộng 32m, quy mô 6 làn xe cơ giới và 2 làn xe thô sơ.

Theo các chuyên gia đô thị, đầu tư xây dựng để hình thành các cây cầu qua sông Hồng chính là việc tạo các mạch nối để bảo đảm duy trì sự kết nối liên thông giữa các khu vực hai bên sông Hồng; góp phần đẩy nhanh quá trình phát triển kinh tế-xã hội, tạo diện mạo mới có tính đột phá về phát triển cho các khu vực phía bắc sông Hồng theo đúng định hướng quy hoạch.

“Bên cạnh việc liên kết các huyết mạch giao thông, nhiều cầu vượt sông Hồng còn có ý nghĩa rất lớn đối với quy hoạch đô thị, tổ chức xã hội của đô thị Hà Nội. Có hệ thống cầu thông thương tốt, phục vụ người dân đi lại thuận tiện mới có thể tái cấu trúc đô thị, phân bố hợp lý mật độ dân cư, từ đó phát triển đồng đều kinh tế - xã hội” - Chủ tịch Hội Cầu đường Hà Nội Nguyễn Xuân Tân cho biết.
Chiêm ngưỡng những cây cầu bắc qua sông Hồng ở Hà Nội
Những cây cầu nối liền hai bờ sông Hồng: Bước đột phá cho đô thị hiện đại
Dành sự quan tâm hàng đầu cho các dự án cấp bách, trọng điểm
Triệu Tâm
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»
Cận cảnh bức tranh Panorama khổng lồ về Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ

Cận cảnh bức tranh Panorama khổng lồ về Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ

Điểm nhấn của Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ là bức tranh Panorama khắc họa toàn cảnh Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ. Đây cũng là một trong 3 bức tranh tường lớn nhất thế giới.
Chiến sỹ CSGT tận tình giúp đỡ người dân đi lạc

Chiến sỹ CSGT tận tình giúp đỡ người dân đi lạc

16h30 ngày 28/4/2024, trong quá trình tuần tra kiểm soát trên tuyến Xuân Diệu - Tô Ngọc Vân, Tổ công tác Đội CSGT- TT, Công an quận Tây Hồ gặp 1 cụ già đi lạc, có biểu hiện bị lẫn và không nhớ cụ thể được địa chỉ gia đình.
Những hành động đẹp của người dân và Công an Thủ đô

Những hành động đẹp của người dân và Công an Thủ đô

Vừa qua, liên tiếp nhiều vụ việc người dân và du khách nước ngoài để quên, đánh rơi tài sản khi di chuyển trên đường phố Hà Nội đã được lực lượng công an cơ sở giúp đỡ, tìm và trao trả tài sản. Hành động nhiệt tình, tận tụy, vì Nhân dân phục vụ của Công an Thủ đô đã để lại nhiều ấn tượng đẹp trong lòng du khách và Nhân dân…
Hà Nội đẹp dịu dàng mùa hoa giáng hương

Hà Nội đẹp dịu dàng mùa hoa giáng hương

Những cuối tháng 4, đầu tháng 5, cùng với các loài hoa loa kèn, hoa cúc, hoa ly… đua nhau khoe sắc, những hàng cây giáng hương trên nhiều con phố của Hà Nội cũng đã bung nở rực rỡ.
Các trung tâm thương mại trở thành nơi "trốn nóng" lý tưởng của người trẻ

Các trung tâm thương mại trở thành nơi "trốn nóng" lý tưởng của người trẻ

Trong dịp nghỉ lễ kéo dài năm nay, nếu như nhiều bạn trẻ theo "trend chữa lành” quyết định về quê hay đi du lịch... thì cũng không ít người lựa chọn tới các trung tâm thương mại làm nơi “trốn nóng” lý tưởng vào giữa buổi trưa.
Từng bước đưa vận tải đường sắt đô thị vào hoạt động

Từng bước đưa vận tải đường sắt đô thị vào hoạt động

Với tuyến Cát Linh - Hà Đông theo thống kê của Hanoi Metro, khi mới vận hành, vào các ngày cuối tuần, tàu vận chuyển được trên dưới 30.000 hành khách. Hiện nay vào các ngày làm việc, lượng hành khách ổn định trong khoảng 35.000-36.000 hành khách.
Dự báo thời tiết ngày 30/4/2024: Hà Nội nắng nóng hơn 39 độ C

Dự báo thời tiết ngày 30/4/2024: Hà Nội nắng nóng hơn 39 độ C

Dự báo thời tiết ngày 30/4/2024, Hà Nội có mây, đêm không mưa; ngày nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt. Gió đông nam đến nam cấp 2-3. Nhiệt độ thấp nhất: 27-29 độ. Nhiệt độ cao nhất: 37-39 độ, có nơi trên 39 độ.
Dự báo thời tiết ngày 29/4/2024: Hà Nội tiếp diễn nắng nóng gay gắt, có nơi trên 39 độ

Dự báo thời tiết ngày 29/4/2024: Hà Nội tiếp diễn nắng nóng gay gắt, có nơi trên 39 độ

Dự báo thời tiết ngày 29/4/2024, Hà Nội ít mây, đêm không mưa, ngày nắng nóng gay gắt và đặc biệt gay gắt. Gió đông nam đến nam cấp 2-3. Nhiệt độ thấp nhất: 27-29 độ. Nhiệt độ cao nhất: 38-39 độ, có nơi trên 39 độ.
Dự báo thời tiết 10 ngày tới, từ đêm 28/4 đến ngày 8/5 cho Hà Nội và cả nước

Dự báo thời tiết 10 ngày tới, từ đêm 28/4 đến ngày 8/5 cho Hà Nội và cả nước

Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia vừa phát đi dự báo, cảnh báo xu thế thời tiết trên đất liền thời hạn đến 10 ngày, từ đêm 28/4 đến ngày 8/5/2024.
Tạo môi trường an toàn, lành mạnh cho trẻ em

Tạo môi trường an toàn, lành mạnh cho trẻ em

Sự việc bạo hành trẻ em tại lớp mẫu giáo Tí Bo ở TP Thủ Đức vừa qua đã khiến dư luận phẫn nộ. Hình ảnh người phụ nữ đánh, ép bé trai ăn trong video lan truyền trên mạng xã hội đã gióng lên tiếng chuông cảnh tỉnh cho ngành giáo dục về trách nhiệm bảo vệ và chăm sóc trẻ em.
Kỳ cuối: muốn có văn hóa học đường, có trường học hạnh phúc thì phải có những người thầy chuẩn mực

Kỳ cuối: muốn có văn hóa học đường, có trường học hạnh phúc thì phải có những người thầy chuẩn mực

Đó là khẳng định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Nguyễn Kim Sơn khi chia sẻ về xây dựng trường học hạnh phúc, đẩy mạnh văn hóa học đường trong năm học 2023-2024.
Kỳ 4: Hình thức kỷ luật nào cũng không được hạ nhục, xúc phạm nhân cách học sinh

Kỳ 4: Hình thức kỷ luật nào cũng không được hạ nhục, xúc phạm nhân cách học sinh

Theo tiến sĩ, nhà giáo ưu tú Nguyễn Tùng Lâm - Phó Chủ tịch Hội Khoa học tâm lý giáo dục Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng Giáo dục Trường THPT Đinh Tiên Hoàng, để giáo dục học sinh, trong nguyên tắc và phương pháp sư phạm thì thầy, cô giáo được quyền phạt học sinh để duy trì nề nếp kỷ luật của nhà trường, lớp học. Tuy nhiên, dù thầy cô dùng hình thức kỷ luật nào thì cũng không được hạ nhục, xúc phạm nhân cách học sinh.

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động