Hà Nội: Nâng cao trách nhiệm trong công tác hòa giải ở cơ sở
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênQuang cảnh hội nghị tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật, kỹ năng nghiệp vụ công tác hòa giải ở cơ sở năm 2022 tại huyện Mỹ Đức. Ảnh: Văn Mạnh |
Kế hoạch gồm 3 nội dung chính: Tuyên truyền, phổ biến Chỉ thị số 15-CT/TU và các văn bản hướng dẫn về công tác hòa giải ở cơ sở; nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý Nhà nước của chính quyền các cấp đối với công tác hòa giải; ứng dụng công nghệ thông tin trong việc nâng cao năng lực đội ngũ hòa giải viên ở cơ sở.
Thành phố sẽ tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, nâng cao trách nhiệm của chính quyền, phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội nhằm tạo sự chuyển biến tích cực trong công, tác hòa giải ở cơ sở; khắc phục những tồn tại, hạn chế đã nêu tại Chỉ thị số 15-CT/TU ngày 13/9/2022 của Thành ủy; tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân; tiếp tục góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, nhất là ở cơ sở và địa bàn dân cư, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội Thủ đô.
Nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý Nhà nước của chính quyền các cấp đối với công tác hòa giải. Đẩy mạnh, làm tốt công tác bồi dưỡng kiến thức pháp luật, nghiệp vụ và củng cố, kiện toàn đội ngũ hòa giải viên trên địa bàn Thành phố. Nâng cao năng lực cho đội ngũ hòa giải viên ơ cơ sở để giải quyết kịp thời, hiệu quả các mâu thuẫn, tranh chấp, vi phạm pháp luật thuộc phạm vi hòa giải ở cơ sở, góp phần tạo chuyển biến căn bản, toàn diện trong công tác hòa giải ở cơ sở, đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ trong giai đoạn mới và nhiệm vụ chính trị của Thành phố.
Tuyên truyền, vận động Nhân dân tự giải quyết tranh chấp, mâu thuẫn bằng hòa giải, sử dụng hiệu quả hương ước, quy ước trong công tác hòa giải, tuyên truyền vận động Nhân dân tích cực tham gia và thực hiện tốt các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư.
Kế hoạch yêu cầu, triển khai thực hiện Chỉ thị số 15-CT/TU phải được tổ chức thực hiện nghiêm túc, cụ thể và thiết thực; bảo đảm triển khai đồng bộ, hiệu quả, tránh lãng phí, phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phương. Đồng thời, xác định trách nhiệm và phân công nhiệm vụ cụ thể cho các cơ quan, tổ chức có liên quan trong việc triển khai thực hiện công tác hòa giải ở cơ sở.
Các cơ quan, tổ chức, địa phương có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ trong quá trình triển khai thực hiện, bảo đảm thực hiện đầy đủ nội dung và đúng tiến độ theo kế hoạch này. Xây dựng mô hình “Tổ hòa giải 5 tốt” đạt ít nhất 60% tổ hòa giải đạt mô hình “Tổ hòa giải 5 tốt”, bảo đảm mỗi thôn, tổ dân phố có 1 tổ hòa giải.
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại