Chủ nhật 24/11/2024 06:42

Hà Nội đến năm 2050 sẽ có 10 tuyến đường sắt đô thị trong trung tâm

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Sau khi tuyến đường sắt trên cao Cát Linh – Hà Đông đi vào hoạt động người dân thủ đô kỳ vọng sẽ có thêm nhiều tuyến đường sắt mới được hoàn thành. Không chỉ giúp giải quyết bài toán ùn tắc, đường sắt đô thị còn được kỳ vọng sẽ thay đổi được thói quen sử dụng phương tiện công cộng của người dân Thủ đô trong thời gian tới.
Hà Nội đến năm 2050 sẽ có 10 tuyến đường sắt đô thị trong trung tâm
đường sắt đô thị còn được kỳ vọng sẽ thay đổi được thói quen sử dụng phương tiện công cộng của người dân Thủ đô

Theo tin từ Bộ GTVT cho biết, trong định hướng quy hoạch Thủ đô đến năm 2030 và tầm nhìn 2050, Hà Nội phải giải quyết được vấn nạn giao thông công cộng. Trong đó, giao thông đường sắt đô thị là vấn đề xương sống đáp ứng cho việc đi lại, giảm các phương tiện cá nhân.

Nếu trước kia để đi khoảng khoảng 10km đi tuyến Cát Linh Hà Đông hay chiều ngược lại người dân sẽ mất 35 - 40 phút bằng xe máy hay 60 - 70 phút bằng ô tô và nếu tắc đường thì thời gian di chuyển còn nhiều hơn nữa nhưng nếu đi Metro thì chỉ mất khoảng 13 - 20 phút vào bất kể thời điểm nào trong ngày. Trong gần 1 tuần qua đường sắt Cát Linh Hà Đông đã vận chuyển trên 150.000 hành khách.

Hiện nay, chỉ tính riêng thành phố Hà Nội có khoảng 5,7 triệu xe máy, gần 700.000 ô tô các loại, chưa kể 1,2 triệu phương tiện ngoại tỉnh tham gia giao thông tại Hà Nội.

Điều này khiến cho mật độ giao thông của thành phố luôn ở mức cao chỉ số ô nhiễm không khí luôn ở mức báo động, việc xây dựng và phát triển các phương tiện công cộng kỳ vọng sẽ thay đổi được thói quen sử dụng phương tiện giao thông ở Thủ đô.

Sau một thời gian thử nghiệm thì , Sở GTVT Hà Nội cũng đã có văn bản đề nghị 4 quận là Đống Đa, Thanh Xuân, Nam Từ Liêm, Hà Đông phối hợp với Công ty Metro Hà Nội bố trí thêm các điểm gửi xe tại các ga tàu của tuyến Metro này để giúp người dân đi lại thuận tiện hơn.

Với khối lượng vận tải lớn, an toàn tốc độ cao xa, đảm bảo giờ giấc, tiết kiệm hao phí xã hội lên đến cả chục nghìn giờ di chuyển trên đường mỗi năm những dự án đường sắt nội đô đang được người dân háo hức chờ đợi.

Theo Quy hoạch giao thông vận tải Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Hà Nội sẽ có 10 tuyến đươg đường sắt đô thị với tổng chiều dài 417,8 km gồm 5 tuyến đi trong khu vực trung tâm, 5 tuyến kết nối đến các đô thị vệ tinh và vùng ven đó là:

2 tuyến số 1 và 2A do Bộ Giao thông vận tải làm chủ đầu tư. Cụ thể, tuyến số 1 (Ngọc Hồi – Yên Viên – Như Quỳnh) gồm có 2 nhánh: Nhánh 1 có lộ trình Ngọc Hồi – Ga Hà Nội – Gia Lâm – Yên Viên, dài 26 km, sử dụng vốn vay ODA của Nhật Bản, Dự án đã được Bộ Giao thông vận tải phê duyệt, cơ bản hoàn thành thiết kế kỹ thuật và điều chỉnh phân kỳ đầu tư từ 2017 đến sau năm 2025; Nhánh 2 có lộ trình Gia Lâm – Dương Xá, dài 7,4 km được đưa vào danh mục đầu tư đến năm 2030.

Tuyến số 2A Cát Linh – Hà Đông, dài 13 km, đã hoàn thành và đang vận hành

TP. Hà Nội cũng đang làm chủ đầu tư 2 dự án đường sắt đô thị số 2 và số 3. Tuyến đường sắt số 2 (Nội Bài – Thượng Đình – Bưởi) đang được Thành phố đặt mục tiêu từ nay tới năm 2020 sẽ hoàn thành đoạn tuyến Nam Thăng Long – Trần Hưng Đạo (11,5 km) và đoạn Trần Hưng Đạo – Thượng Đình (5,9 km). Hai đoạn tuyến Thượng Đình – Vành đai 2,5 – Bưởi (7 km) và Nội Bài – Thăng Long (17,4 km) dự kiến đầu tư đến năm 2030; sau 2030 sẽ kéo dài tuyến lên Sóc Sơn (10,2 km).

Tuyến đường sắt đô thị số 3 (Trôi – Nhổn – Yên Sở) gồm 3 đoạn: Nhổn – Ga Hà Nội (12,5 km); Trôi – Nhổn (5,9km); Ga Hà Nội – Yên Sở – Hoàng Mai (7,3 km). Dự kiến, sau năm 2030, tuyến số 3 sẽ được kéo dài đến Sơn Tây (30km). Riêng đoạn tuyến Nhổn – Ga Hà Nội, sử dụng vốn vay ODA, dự kiến hoàn thành vào năm 2021.

3 đoạn tuyến đường sắt đô thị đang làm thủ tục nghiên cứu báo cáo tiền khả thi gồm: Tuyến số 2, đoạn Trần Hưng Đạo – Thượng Đình; tuyến số 5, đoạn Văn Cao – Hòa Lạc – Ba Vì; tuyến số 3, đoạn Ga Hà Nội – Hoàng Mai dài 8,7km với 8,13 km đi ngầm. Dự án có tiến độ đầu tư thực hiện từ năm 2018-2025, có thể đưa vào vận hành, khai thác thương mại năm 2026.

Tuyến ĐSĐT số 5, đoạn Văn Cao – Hòa Lạc, đi qua các quận Ba Đình, Đống Đa, Cầu Giấy, Nam Từ Liêm; các huyện Hoài Đức, Quốc Oai và Thạch Thất có tốc độ thiết kế đoạn đi ngầm là 90 km/giờ; đoạn đi cao và đi bằng là 120 km/giờ; chiều dài toàn tuyến 38,4 km. Dự án có tiến độ đầu tư thực hiện từ năm 2018 – 2025, có thể đưa vào vận hành, khai thác thương mại năm 2026.

Tuyến ĐSĐT số 8 Sơn Đồng – Mai Dịch – Dương Xá cũng đang được nghiên cứu với tổng chiều dài 39,1 km, gồm 2 nhánh: Sơn Đồng – Mai Dịch (đầu tư đến năm 2030) và Mai Dịch – Vành đai 3 – Dương Xá (đầu tư sau năm 2030).

Ngoài ra, Hà Nội còn 4 tuyến đường sắt đô thị chưa triển khai thực hiện gồm tuyến số 4 Mê Linh – Sài Đồng – Liên Hà; số 6 Nội Bài – Ngọc Hồi; số 7 Mê Linh – Hà Đông; và tuyến số 10 Sơn Tây – Hoà Lạc Xuân Mai, đều nằm trong quy hoạch từ nay đến năm 2030.

Quy hoạch giao thông vận tải Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến 2050 đã xác định được tương đối đầy đủ, hoàn thiện mạng lưới đường sắt đô thị của Hà Nội. Khi hoàn thành, các tuyến đường sắt đô thị sẽ tạo nên bộ khung xương sống hoàn chỉnh cho hệ thống giao thông vận tải Thủ đô, đem đến rất nhiều cơ hội phát triển toàn diện kinh tế – xã hội, văn hoá, chính trị…

Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động