Thứ tư 07/08/2024 22:19

Góp ý xây dựng Nghị quyết về ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước đối với công trình, cơ sở sản xuất, kinh doanh tại Hà Nội

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Chiều 6/8, Sở Tư pháp TP Hà Nội tổ chức cuộc họp triển khai xây dựng Nghị quyết quy định chi tiết khoản 2, khoản 3 Điều 33 Luật Thủ đô 2024.
Quang cảnh Hội nghị. Ảnh: Văn Biên
Quang cảnh Hội nghị. Ảnh: Văn Biên

Cuộc họp có sự tham dự của đại diện Công an TP Hà Nội và đại diện các Sở: Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường, Văn hóa và Thể thao, Công Thương, cùng đại diện phòng Tư pháp các quận: Hà Đông, Thanh Xuân, Bắc Từ Liêm. Phó Giám đốc Sở Tư pháp Hà Nội Nguyễn Công Anh chủ trì.

Trước đó, sáng 28/6/2424, với 462/470 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (bằng 95,06% tổng số đại biểu Quốc hội), Quốc hội khóa XV đã chính thức thông qua Luật Thủ đô (sửa đổi). Luật Thủ đô (sửa đổi) được thông qua gồm 7 Chương, 54 Điều, quy định rõ vị trí, vai trò của Thủ đô; chính sách, trách nhiệm xây dựng, phát triển, quản lý và bảo vệ Thủ đô. Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2025, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 54 có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025.

Tại khoản 2, khoản 3 Điều 33 Luật Thủ đô quy định:

2. Trong trường hợp thật cần thiết để bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn Thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp được áp dụng biện pháp yêu cầu ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước đối với công trình, cơ sở sản xuất, kinh doanh sau đây:

a) Công trình xây dựng sai quy hoạch, công trình xây dựng không có giấy phép xây dựng đối với trường hợp theo quy định phải có giấy phép hoặc xây dựng sai với nội dung trong giấy phép xây dựng; công trình xây dựng sai với thiết kế xây dựng được phê duyệt đối với trường hợp được miễn giấy phép xây dựng;

b) Công trình xây dựng trên đất bị lấn, chiếm theo quy định của pháp luật về đất đai;

c) Công trình xây dựng thuộc diện phải thẩm duyệt về thiết kế phòng cháy, chữa cháy nhưng được tổ chức thi công khi chưa có giấy chứng nhận hoặc văn bản thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy, chữa cháy của cơ quan có thẩm quyền;

d) Công trình thi công không đúng theo thiết kế về phòng cháy, chữa cháy đã được thẩm duyệt;

đ) Công trình xây dựng, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ chưa được nghiệm thu về phòng cháy, chữa cháy mà đã đưa vào hoạt động;

e) Cơ sở kinh doanh dịch vụ vũ trường, kinh doanh dịch vụ ka-ra-ô-kê (karaoke) không bảo đảm các điều kiện an toàn về phòng cháy, chữa cháy;

g) Công trình thuộc trường hợp phải phá dỡ và đã có quyết định di dời khẩn cấp của cơ quan có thẩm quyền.

3. Người cung cấp dịch vụ điện, nước có trách nhiệm ngừng cung cấp dịch vụ ngay khi có yêu cầu của người có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều này bảo đảm đúng phạm vi, đối tượng, thời hạn. Quyền ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước của người cung cấp dịch vụ điện, nước trong các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này phải được thông báo cho người sử dụng dịch vụ và thể hiện trong hợp đồng sử dụng dịch vụ điện, nước.

4. Hội đồng Nhân dân Thành phố quy định chi tiết trường hợp áp dụng, thẩm quyền áp dụng và việc thực hiện biện pháp yêu cầu ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.

Phó giám đốc Sở Tư pháp Hà Nội Nguyễn Công Anh phát biểu tại hội nghị. Ảnh: Văn Biên
Phó Giám đốc Sở Tư pháp Hà Nội Nguyễn Công Anh phát biểu tại hội nghị. Ảnh: Văn Biên

Theo Tổ xây dựng dự thảo Nghị quyết, tại khoản 2, Luật Thủ đô quy định các trường hợp cần thiết áp dụng biện pháp yêu cầu ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước đối với từng nhóm để đảm bảo an toàn an ninh trật tự và an toàn xã hội.

Như vậy, có 7 trường hợp sẽ bị cắt điện, cắt nước nhưng các trường hợp trên bị cắt điện nước thì sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của người dân. Bởi vậy, khi xây dựng Nghị quyết thì cần phải các định xem trường hợp cần thiết là trường hợp nào.

Tại cuộc họp, đại diện các cơ quan đã có nhiều ý kiến góp ý vào dự thảo Nghị quyết. Các ý kiến tập trung phân tích, thảo luận trường hợp nào là trường hợp cần thiết, có ảnh hưởng đến an ninh trật tự phải cắt điện, cắt nước, quy trình và cấp có thẩm quyền ngừng cung cấp dịch vụ điện nước.

Kết luận hội nghị, Phó Giám đốc Sở Tư pháp TP Hà Nội Nguyễn Công Anh nhấn mạnh, các ý kiến đưa ra tập trung vào việc Nghị quyết cần phải xác định được các trường hợp cần thiết phải cắt điện, cắt nước nhưng phải đảm bảo được đời sống của người dân và trật tự, an toàn xã hội. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp cần thực hiện cắt điện, cắt nước ngay sau khi phát hiện vi phạm, những công trình không đảm bảo yêu cầu đối liên quan đến phòng cháy, chữa cháy.

Ông Nguyễn Công Anh cũng cho rằng, Nghị quyết cũng cần quy định rõ việc giao trách nhiệm, thẩm quyền cấp ra quyết định cắt điện, nước. Theo ông Nguyễn Công Anh, Chủ tịch cấp xã có trách nhiệm chính.

Ưu tiên phát triển giao thông công cộng (TOD) trong dự thảo Luật Thủ đô sửa đổi
Sửa đổi Luật Thủ đô theo hướng thể chế hoá được các cơ chế, chính sách đặc thù vượt trội của thành phố
Hà Nội: Chú trọng ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật
Văn Biên
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động