Thứ năm 08/08/2024 00:21

Hà Nội: Chú trọng ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Trong 6 tháng đầu năm, Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật TP Hà Nội đã phát huy vai trò lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức triển khai công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) trên địa bàn TP đạt nhiều kết quả quan trọng.
Hà Nội: Chú trọng ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật
Hướng dẫn người dân đăng ký cấp căn cước công dân, hộ chiếu; kích hoạt định danh điện tử; cài đặt, sử dụng ứng dụng VneID; cách thức thực hiện các dịch vụ công trực tuyến. Ảnh: Khánh Huy

Tạo điều kiện thuận lợi để người dân tiếp cận thông tin pháp luật dễ dàng

Nhằm đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong công tác PBGDPL, ngay từ đầu năm, TP đã chủ động thực hiện nhiệm vụ này thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, hệ thống truyền thanh ở cơ sở, Cổng/Trang thông tin điện tử của các đơn vị; đẩy mạnh phối hợp cơ quan truyền thông, báo chí của Trung ương và Hà Nội.

Bên cạnh đó, Hội đồng phối hợp PBGDPL TP đã tham mưu UBND TP tổ chức Cuộc thi trực tuyến “Tìm hiểu pháp luật về định danh điện tử và dịch vụ công trực tuyến trên địa bàn TP; tổ chức Cuộc thi “Hòa giải viên giỏi” dưới hình thức xây dựng video. Mô hình PBGDPL trên thiết bị điện tử “Cầu thang pháp luật” và màn hình LED tại các nhà cao tầng, khu đô thị tiếp tục được duy trì. Thành phố xây dựng nhiều ứng dụng lồng ghép PBGDPL như Hà Nội Media Box trên ứng dụng Zalo và mạng xã hội Lotus để phổ biến các thông tin bám sát sự chỉ đạo, điều hành, các chính sách thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế, vãn hóa - xã hội, quốc phòng, an ninh trật tự.

Nhiều năm qua, Hà Nội xác định ứng dụng CNTT để tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật (TTPBGDPL) trong thời đại công nghệ số hiện nay, là một nhu cầu tất yếu. Hà Nội cũng như nhiều địa phương khác đã triển khai hiệu quả, tạo điều kiện thuận lợi để người dân tiếp cận thông tin pháp luật dễ dàng, thuận tiện hơn. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, việc ứng dụng CNTT trong công tác PBGDPL vẫn còn một số hạn chế, bất cập cần được giải quyết để tăng cường hơn nữa những hiệu ứng tích cực của việc ứng dụng CNTT trong TTPBGDPL.

Điển hình như, nguồn tài liệu tuyên truyền, phổ biến dưới dạng hình ảnh, Infographic còn hạn chế; đội ngũ làm công tác PBGDPL chưa được đào tạo bài bản về công nghệ thông tin để ứng dụng, thiết kế các nội dung dưới dạng hình ảnh, chủ yếu sử dụng nguồn tài liệu từ các trang thông tin điện tử khác nhau.

Một số đơn vị, địa phương chưa tận dụng thành tựu CNTT, kỹ thuật số để kết nối, khai thác, chia sẻ thông tin và khai thác, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực bảo đảm cho công tác PBGDPL trên môi trường mạng. Các đơn vị đã xây dựng chuyên mục “Phổ biến, Giáo dục Pháp luật”, nhưng số lượng tin, bài còn ít, chưa phong phú.

Chưa có cán bộ chuyên trách CNTT phục vụ công tác tuyên truyền, PBGDPL, phần lớn cán bộ làm công tác PBGDPL phải kiêm nhiệm nhiều công việc, chưa được đào tạo bài bản…

Ứng dụng CNTT phải được cải tiến, sáng tạo thường xuyên, liên tục, nhưng vẫn phải được triển khai bài bản, khoa học

Theo đánh giá của Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật TP Hà Nội, thực tế cho thấy, việc ứng dụng CNTT trong công tác PBGDPL là việc không dễ dàng, bởi công tác này luôn phải sáng tạo, tìm tòi trong triển khai thực hiện. Cán bộ được giao nhiệm vụ phải là người vừa có trình độ am hiểu về pháp luật, vừa phải có kiến thức về CNTT, kiến thức truyền thông mới đáp ứng yêu cầu trong giai đoạn hiện nay.

Trong khi đó, tỷ lệ người dân trên địa bàn TP sử dụng điện thoại thông minh, có kết nối internet ngày càng tăng. Do đó, việc ứng dụng CNTT trong PBGDPL càng lại phải được cải tiến, sáng tạo thường xuyên, liên tục, nhưng vẫn phải được triển khai bài bản, khoa học.

Hà Nội đã có những kế hoạch biện pháp cụ thể, lâu dài, đầu tư trang thiết bị cần thiết; đẩy mạnh công tác đào tạo, tập huấn kiến thức, kỹ năng về ứng dụng CNTT trong tuyên truyền PBGDPL cho đội ngũ cán bộ làm công tác PBGDPL, báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật cơ sở và cán bộ tư pháp; tiếp tục đổi mới cả về nội dung, hình thức và phương pháp phổ biến, giáo dục pháp luật cho phù hợp với yêu cầu hiện nay để từng bước đẩy nhanh, hiệu quả việc ứng dụng CNTT trong PBGDPL trên địa bàn TP.

Đồng thời huy động đội ngũ chuyên gia công nghệ thông tin tham gia PBGDPL. Khuyến khích, huy động cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân, các luật sư, luật gia... tham gia tư vấn, giải đáp pháp luật, trao đổi, thảo luận, bình luận, phổ biến pháp luật trực tuyến...

Đặc biệt, đối với các cơ quan, đơn vị, địa phương Hà Nội yêu cầu, các đơn vị phải tăng cường kết nối, chia sẻ, mở các chuyên mục tìm hiểu pháp luật trên Cổng thông tin điện tử của các cơ quan, đơn vị, địa phương. Thực hiện tốt việc quản lý, khai thác, vận hành Trang Thông tin tuyên truyền, phổ biến pháp luật của TP và Trang/cổng thông tin điện tử các sở, ban, ngành, các cấp. Tăng cường, khuyến khích cán bộ và người dân tìm hiểu thông tin pháp luật trên các kênh truyền hình pháp luật; các diễn đàn trực tuyến, nhằm kết nối, chia sẻ thông tin, PBGDPL phục vụ nhu cầu tìm hiểu pháp luật của cán bộ và Nhân dân trên địa bàn.

Hà Nội: Chú trọng ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật
Các đoàn viên, thanh niên ra quân hướng dẫn người dân đăng ký cấp căn cước công dân, hộ chiếu; kích hoạt định danh điện tử; cài đặt, sử dụng ứng dụng VneID; cách thức thực hiện các dịch vụ công trực tuyến. Ảnh: Khánh Huy

Nhân rộng các mô hình hay, cách làm hiệu quả trong công tác PBGDPL, cũng là một trong những giải pháp để Hà Nội phát huy hiệu ứng tích cực của việc ứng dụng CNTT. Đồng thời, tăng cường triển khai PBGDPL thông qua ứng dụng mạng xã hội, công nghệ viễn thông, thông tin như: Facebook, Zalo, Youtube và các mạng xã hội khác. Đẩy mạnh hợp tác với các doanh nghiệp, tổ chức có kinh nghiệm CNTT; hợp tác, giới thiệu giải pháp công nghệ tiên tiến về CNTT trong hoạt động PBGDPL…

Nhờ ứng dụng CNTT, việc khai thác, sử dụng các cơ sở dữ liệu văn bản quy phạm pháp luật qua các trang thông tin điện tử, đối thoại, giải đáp vướng mắc pháp luật trực tuyến; tổ chức hội nghị, hội thảo, tọa đàm và các cuộc thi tìm hiểu pháp luật trực tuyến đã và đang phát huy hiệu quả, tiết kiệm thời gian, chi phí. Qua đó, thúc đẩy cải cách hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ, người dân trong quá trình tiếp cận thông tin pháp luật.

Các sản phẩm CNTT được TP Hà Nội ứng dụng hiệu quả thông qua nhiều hình thức, trong đó có các cuộc thi tìm hiểu pháp luật, như: Cuộc thi “Hòa giải viên giỏi”; Cuộc thi “Báo cáo viên pháp luật, Tuyên truyền viên pháp luật giỏi về pháp luật phòng chống tham nhũng”; Cuộc thi trực tuyến “Tìm hiểu dịch vụ công trực tuyến”; Cuộc thi trực tuyến “Tìm hiểu pháp luật về bảo vệ môi trường và quy tắc ứng xử gắn với việc bảo vệ môi trường”; Cuộc thi trực tuyến “Tìm hiểu pháp luật về phòng, chống dịch COVID-19”... Các cuộc thi đã thu hút hàng trăm ngàn người, thậm chí có cuộc thi thu hút hơn 1 triệu lượt người tham gia dự thi. Điều đó cho thấy, người dân thủ đô Hà Nội đã rất tích cực tương tác tìm hiểu pháp luật thông qua việc sử dụng các sản phẩm ứng dụng CNTT trong công tác PBGDPL, các cuộc thi trực tuyến tìm hiểu pháp luật...

Hà Nội: Đạt 92.75/100 điểm tự đánh giá hiệu quả công tác PBGDPL Hà Nội: Đạt 92.75/100 điểm tự đánh giá hiệu quả công tác PBGDPL
Dương Quyên
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động