Chủ nhật 08/09/2024 16:42

Gắp thành công "dị vật sống" trong khí quản thai phụ 21 tuổi

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Một thai phụ 21 tuổi, trú tại Lạng Sơn, đang mang thai tuần thứ 18 đã được các bác sĩ khoa Hô hấp, Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên gắp thành công "dị vật sống" là con vắt dài 5 cm ra khỏi đường hô hấp.
Gắp thành công
Các bác sĩ thực hiện nội soi gắp dị vật cho người bệnh. Ảnh: BVCC

Theo gia đình người bệnh, khoảng 1 tháng nay, người bệnh xuất hiện ngứa họng, ho khạc đờm, thỉnh thoảng có lẫn máu, khàn tiếng tăng dần. Người bệnh đi khám tại phòng khám tư nhân trên địa bàn và được chẩn đoán viêm họng, kê thuốc về nhà uống. Sau một thời gian dùng thuốc, tình trạng bệnh không giảm, cảm giác có vật lạ di động trong vùng họng nên người bệnh đã đến Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên để khám và điều trị.

Người bệnh nhập viện trong tình trạng mệt mỏi, ho nhiều, khàn tiếng và khó thở nhẹ. Qua nội soi, các bác sĩ đã phát hiện trong lòng khí quản người bệnh có dị vật sống và gắp ra một con vắt dài 5 cm. Sau khi thực hiện thủ thuật gắp dị vật, tình trạng sức khỏe của thai phụ và thai nhi hoàn toàn ổn định. Sau 3 ngày theo dõi tại khoa Nội Hô hấp, thai phụ đã được xuất viện.

Được biết, gia đình thai phụ sử dụng nước chảy từ khe suối trong rừng làm nước sinh hoạt. Đây có thể là nguyên nhân khiến con vắt có cơ hội trú ngụ trong cơ thể của thai phụ qua đường ăn uống.

Gắp thành công
Dị vật sống được gắp ra. Ảnh: BVCC

Theo BSCKII Chu Thị Thu Lan - Trưởng khoa Hô hấp Bệnh viện, tình trạng đỉa/vắt chui vào và ký sinh trong cơ thể không phải hiếm gặp. Đỉa/vắt rừng thường sống ở các khe suối, lúc còn nhỏ kích thước chúng chỉ khoảng vài milimet, khi người hoặc các loài động vật xuống suối tắm hoặc uống nước, chúng sẽ nhanh chóng chui vào các khoang mũi, họng, thanh hoặc khí phế quản và sống ký sinh ở đó. Sau một thời gian hút máu, chúng sẽ lớn rất nhanh và gây ra các triệu chứng về đường hô hấp, thậm chí gây nguy hiểm đến tính mạng .

Do đó, BS Lan khuyến cáo người dân cần cẩn trọng trong sinh hoạt hàng ngày, nhất là những người đi rừng hoặc sinh sống gần các vùng đồi, rừng núi cần hạn chế uống nước ở khe, suối để tránh đỉa/vắt chui vào cơ thể. Khi có triệu chứng như ho, khạc đờm, ngứa cổ họng kéo dài hoặc nghi ngờ có đỉa/vắt hay các con vật lạ chui vào cơ thể, người bệnh cần đi kiểm tra sớm tại các cơ sở y tế uy tín, có đầy đủ máy móc hiện đại để kịp thời xử lý, tránh những diễn biến xấu có thể xảy ra.

Nguy hiểm tiềm ẩn từ hóc dị vật trong và sau Tết
Mảnh thủy tinh sắc nhọn nằm trong đầu gối bé trai gần 2 năm
Bảo Long
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động