Chủ nhật 28/04/2024 01:01

Nguy hiểm tiềm ẩn từ hóc dị vật trong và sau Tết

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Dịp Tết sum vầy cũng là thời điểm nguy cơ hóc dị vật ở trẻ gia tăng. Hai ca cấp cứu khẩn cấp trong những ngày đầu năm mới là lời cảnh tỉnh cho các bậc phụ huynh trong việc bảo vệ con em mình khỏi nguy cơ hóc dị vật.
Nguy hiểm tiềm ẩn từ hóc dị vật trong và sau Tết
Bác sĩ xử lý cấp cứu cho trẻ hóc dị vật. Ảnh: BVCC

Ngày mùng 15/2, bé trai Đ.H.A (9 tháng tuổi, ở Đồng Tháp) ngậm và nuốt hạt đậu khi chơi, dẫn đến hóc dị vật, tím tái, suy hô hấp. Bé được chuyển đến Bệnh viện Nhi Đồng Thành phố và trải qua các bước cấp cứu khẩn trương, bao gồm: Đặt dẫn lưu màng phổi; Nội soi phế quản gắp dị vật. Hiện tại, bé đã ổn định nhưng cần tiếp tục điều trị viêm phổi và hồi sức tích cực.

Cùng ngày, một trẻ 11 tháng tuổi ở Nghệ An hóc hạt dưa, dẫn đến suy hô hấp cấp. Bé được cấp cứu kịp thời tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An bằng phương pháp: Nội soi khí phế quản ống mềm để kiểm tra vị trí dị vật; Nội soi bằng ống cứng để gắp dị vật; Gây mê để giảm đau và giảm kích thích cho trẻ khi nội soi. Sau khi gắp thành công phần hạt dưa, bé được theo dõi và chuyển về khoa điều trị.

Hàng năm, thời điểm Tết đến xuân về, bên cạnh niềm hân hoan của tất cả mọi người thì đây cũng là thời điểm gia tăng của các loại tai nạn đặc trưng như tai nạn pháo nổ, hóc dị vật các loại hạt ở trẻ nhỏ… Để phòng tránh những tai nạn đáng tiếc cho trẻ, người lớn phải thường xuyên để mắt tới trẻ nhỏ, khi trông giữ trẻ người lớn phải thường xuyên giám sát, giữ trẻ trong tầm mắt.

Đặc biệt, các bậc phụ huynh không nên cho trẻ đùa nghịch, cười đùa, khóc to, sợ hãi khi ăn, hay chơi các đồ chơi nhỏ, vì trẻ nhỏ hay ngậm, mút đồ chơi, khiến chúng dễ rơi vào đường thở. Cũng nên thận trọng với những thức ăn có thể làm cho trẻ mắc dị vật như: hạt đậu, hạt lạc, hạt trái cây to, ngô, vỏ tôm, cua... để hạn chế những tai biến đáng tiếc xảy ra.

Lời khuyên dành cho các bậc phụ huynh

Luôn giám sát trẻ: Trẻ nhỏ hiếu động, tò mò và có thể cho bất cứ thứ gì vào miệng. Do đó, người lớn cần luôn để mắt đến trẻ, đặc biệt khi ăn uống hoặc chơi đùa với các vật dụng nhỏ.

Hạn chế nguy cơ: Tránh cho trẻ chơi với những đồ chơi nhỏ, dễ nuốt. Cẩn thận với các loại thức ăn có kích thước lớn, trơn nhẵn hoặc dễ vỡ như hạt dưa, hạt lạc, nho...

Nắm rõ kỹ năng xử lý: Nhanh chóng thực hiện Heimlich nếu trẻ hóc dị vật, đồng thời đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu kịp thời.

Mảnh thủy tinh sắc nhọn nằm trong đầu gối bé trai gần 2 năm
Trẻ 28 tháng tuổi nuốt 2 chiếc đinh vít sắc nhọn
Bảo Long
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động