Thứ ba 28/03/2023 22:18

Công viên ở Thủ đô sẽ khoác lên mình lớp áo xanh, sạch, đẹp

Các công viên “sống lại” nghĩa là những lá phổi của TP nói chung và mỗi người dân nói riêng sẽ được hít thở nhiều không khí trong lành hơn, sẽ được hưởng thụ các không gian tiện ích công cộng tốt hơn.
Hạ thấp hàng rào Công viên Thống Nhất, tạo không gian mở với khu vực đường Trần Nhân Tông
Hạ thấp hàng rào Công viên Thống Nhất, tạo không gian mở với khu vực đường Trần Nhân Tông.

Hãy xem công viên như chính ngôi nhà của mình

Hà Nội hiện có khoảng 60 công viên, vườn hoa lớn nhỏ, phục vụ cho khoảng 8,3 triệu dân. Nghĩa là cứ hơn 138.000 người sẽ có một không gian công cộng. Đây là con số rất khiêm tốn so với nhu cầu của người dân. Nhìn ra các nước, đơn cử Singapore, diện tích nhỏ hơn Hà Nội và mật độ đô thị hóa rất cao, vậy nhưng "quốc gia TP" này có tới hơn 300 công viên và vườn thực vật cùng 4 khu bảo tồn thiên nhiên có tổng diện tích trên 2.300 ha.

Số lượng công viên ở Hà Nội vốn đã ít ỏi, ấy vậy mà trong số 60 công viên trên địa bàn, nhiều nơi lại đang bị bỏ không, hoang hóa, chưa được quan tâm đầu tư cải tạo đúng mức. Không ít công viên, khu vui chơi mặc dù được khởi công từ nhiều năm qua song đến nay chưa hoàn thành, để lãng phí đất đai và nguồn lực xã hội. Còn với hệ thống công viên đang vận hành thì các hạng mục xuống cấp, khiến người dân Thủ đô vốn đã “khát” không gian xanh lại càng “khát” hơn.

Điều đáng nói là công viên thì thiếu, xuống cấp, xập xệ, trong khi khoảng 20 năm trở lại đây, các dự án bất động sản, tòa nhà chung cư cao tầng lại "mọc lên như nấm". Các công trình cao tầng góp phần thay đổi diện mạo Thủ đô, giải quyết nhu cầu nhà ở của một bộ phận người dân, nhưng đổi lại là sự quá tải hạ tầng đô thị và… cạn kiệt dần quỹ đất dành cho công viên.

“TP Hà Nội đặt mục tiêu rõ ràng năm 2023 phải làm sống lại các công viên ở Hà Nội, người dân phải được công bằng, tiếp cận các dịch vụ đó”, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh từng nhấn mạnh tại phiên giải trình của Thường trực HĐND TP. Theo đó, TP sẽ mở ra một số mô hình mới về đầu tư công viên, cây xanh. Mô hình đầu tư như thế nào thì người dân vẫn được hưởng lợi. Không có chuyện dựng hàng rào, bán vé thu phí vào công viên.

Từ thực tế trên, cuối tháng 12/2022, được sự chấp thuận của UBND TP Hà Nội, Cty TNHH một thành viên Công viên Thống Nhất đã thực hiện hạ thấp hàng rào công viên Thống Nhất, tạo không gian mở với khu vực đường Trần Nhân Tông.

Việc chuyển công viên Thống Nhất từ công viên "đóng" sang "mở" đã xóa bỏ rào cản, giúp người dân dễ dàng tiếp cận với không gian công cộng. Đặc biệt, nó còn góp phần phát huy giá trị đích thực của không gian xanh, nâng chất lượng sống của người dân. Không chỉ dừng lại ở công viên Thống Nhất, Hà Nội dự tính tiếp tục “mở” các công viên, vườn hoa.

Ông Nguyễn Thanh Phối (quận Ba Đình, Hà Nội) chia sẻ quan điểm, công viên chính là nơi hội tụ những tinh hoa văn hóa, không chỉ là văn hóa với con người, với thiên nhiên mà nó còn là đời sống tinh thần của cộng đồng dân cư trên địa bàn đó.

“Cuộc sống của người dân, sức khỏe của nhân dân phụ thuộc rất nhiều vào công viên. Vì thế, chúng tôi mong muốn, cần xây dựng và giữ vững nét xanh, sạch, đẹp của công viên. Với những công viên chưa đáp ứng được vấn đề này thì phải được quan tâm đầu tư để công viên là điểm đến lý tưởng của người dân địa phương và du khách nước ngoài”, ông Phối góp ý.

Để người dân có thể hưởng thụ

Theo các chuyên gia đô thị, việc giữ lại hàng rào cũng không ích gì trong khi việc phá bỏ rào hoàn toàn có thể dễ dàng quản lý được bằng cách có nhiều lối mở đi vào công viên như công viên ở các nước và thực tế ở khu vui chơi công cộng khác như hồ Gươm, hồ Tây… Nếu cần thiết, việc quản lý, bảo vệ khu vực xung quanh công viên có thể giao cho các phường, xã tiếp giáp, lấy đó làm tiêu chí để đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ của cơ sở.

Luận bàn về vấn đề này, KTS Đào Ngọc Nghiêm, Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch Phát triển Đô thị Việt Nam nhấn mạnh, trong đời sống đô thị hiện đại, công viên là thể chế văn hóa không thể thiếu được. Tuy nhiên, thời gian qua Hà Nội và một số địa phương khác có tình trạng, nhiều công viên xuống cấp, bị bỏ hoang nhiều năm, gây lãng phí quỹ đất, người dân thì không có nơi vui chơi, giải trí.

Để giải quyết tình trạng này, theo ông Nghiêm, cần phải thành lập cơ quan liên ngành, rà soát lại thực trạng của các công viên trên địa bàn để đánh giá mức độ sai lệch, lãng phí hoặc chệch hướng trong quá trình phát triển công viên. Từ đó, điều chỉnh lại theo quy hoạch phát triển chung của TP để đạt chất lượng cao nhất.

Ở một góc độ khác, kiến trúc sư Phạm Thanh Tùng cho rằng, cần nỗ lực trả lại đúng nghĩa công viên ở Thủ đô. Việc này sẽ góp phần giải cơn khát” không gian xanh cho TP. Công viên phải là nơi người dân thường xuyên đến để hưởng những tiện ích của nó.

Về vấn đề nhiều công viên bị xuống cấp, bỏ hoang, chậm tiến độ, ông Tùng cho rằng cần phải xem xét trách nhiệm, quản lý quy hoạch như thế nào. Cần phải giám sát việc thực hiện quy hoạch, chúng ta không được buông lỏng việc đó, làm xong rồi, hoàn chỉnh rồi thì khi đến lúc thực hiện lại làm sai quy hoạch.

Theo ông Tùng, cần có biện pháp quản lý quyết liệt hơn nữa, đổi mới hơn nữa, hiệu quả hơn nữa, bởi chúng ta bước vào thời kỳ kỹ thuật số, kỷ nguyên số, chuyển đổi số, tất cả mọi việc quản lý phải được thực hiện một cách nghiêm túc.

“Theo thống kê, tỉ lệ cây xanh bình quân đầu người của Hà Nội hiện chưa đến 2m2/người. Thậm chí, tại các quận trung tâm, tỉ lệ này còn thấp hơn, chỉ ở mức 0,9m2/người. Trong khi tiêu chuẩn đặt ra là 7m2/người. Thiếu không gian xanh nhưng Hà Nội hiện đang là TP có nhiều công viên đang bỏ hoang hoặc xuống cấp nghiêm trọng nhất cả nước”, ông Tùng cho hay.

Theo ông Tùng, Nghị quyết của TP là quyết tâm chính trị, lấy người dân làm trung tâm để cải thiện môi trường sống của Hà Nội, để Hà Nội xứng đáng là một TP sáng tạo, TP vì hòa bình, TP văn hiến, văn minh, giàu bản sắc… Để thực hiện các mục tiêu đó thì cần có biện pháp quản lý quyết liệt hơn nữa, đổi mới hơn nữa, hiệu quả hơn nữa, bởi chúng ta bước vào thời kỳ kỹ thuật số, kỷ nguyên số, chuyển đổi số, tất cả mọi việc quản lý phải được thực hiện một cách nghiêm túc.

Hà Nội cần có chủ trương xóa bỏ các hàng rào công viên, làm công viên mở, trả lại công viên cho cho cộng đồng. Lúc này vấn đề đặt ra còn nhiều hơn nữa, phải giáo dục tuyên truyền ý thức cho người dân Thủ đô. Người dân phải biết giữ gìn công viên, vườn hoa của mình. Bởi đó là khoảng trống, khoảng xanh rất quý giá trong đô thị, vừa là văn hóa, vừa là nhân văn, vừa tạo nên bản sắc của người Hà Nội.

“Giải tỏa cơn khát” không gian xanh cho Thủ đô
Tạo môi trường xanh - sạch - đẹp để Nhân dân vui xuân đón Tết
Triệu Tâm
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»
Yêu cầu kiểm tra ngay việc thực hiện Kết luận thanh tra về cổ phần hóa Hãng phim truyện Việt Nam

Yêu cầu kiểm tra ngay việc thực hiện Kết luận thanh tra về cổ phần hóa Hãng phim truyện Việt Nam

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu Thanh tra Chính phủ tiến hành kiểm tra ngay việc thực hiện Kết luận thanh tra về công tác cổ phần hóa Hãng phim truyện Việt Nam và thực hiện ý kiến chỉ đạo của Lãnh đạo Chính phủ về các nội dung liên quan.
Hà Nội: Cháy nhà ở Long Biên, 1 phụ nữ tử vong

Hà Nội: Cháy nhà ở Long Biên, 1 phụ nữ tử vong

Thời điểm xảy ra cháy có 2 vợ chồng sinh sống trong căn nhà. Ngọn lửa bùng phát, 2 vợ chồng mỗi người chạy một hướng, người chồng sau đó may mắn thoát nạn còn người vợ thì bị mắc kẹt bên trong đám cháy.
Cặp đôi người Uruguay vui mừng, hạnh phúc khi nhận được sự giúp đỡ của Công an Hà Nội

Cặp đôi người Uruguay vui mừng, hạnh phúc khi nhận được sự giúp đỡ của Công an Hà Nội

Ngày 28/3, Công an phường Mai Dịch, quận Cầu Giấy, Hà Nội cho biết, đơn vị đã tìm và trao trả tài sản bị thất lạc cho cặp đôi người ngoại quốc...
Đối phó với nhà “siêu mỏng, siêu méo”: Không để xảy ra “việc đã rồi”

Đối phó với nhà “siêu mỏng, siêu méo”: Không để xảy ra “việc đã rồi”

Ngoài những trường hợp nhà “siêu mỏng, siêu méo” tồn tại từ nhiều năm trước chưa được xử lý dứt điểm thì nay lại mọc lên không ít các ngôi nhà mỏng và méo hơn ở các tuyến đường mới mở.
Xử lý nghiêm hành vi cố tình vi phạm trật tự đô thị

Xử lý nghiêm hành vi cố tình vi phạm trật tự đô thị

Thiếu tá Trương Quốc Chính – Phó Trưởng CAP Dịch Vọng (quận Cầu Giấy, Hà Nội) khẳng định, công tác lập lại trật tự đô thị, trật tự công cộng, trật tự an toàn giao thông đã được Ban Chỉ đạo 197 phường, mà nòng cốt là lực lượng Công an phường triển khai thực hiện quyết liệt, đồng bộ với nhiều giải pháp. Trong đó, công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của Nhân dân cùng chính quyền chung tay giữ gìn văn minh đô thị được đặt lên hàng đầu.
2 xe tải va chạm với ô tô 4 chỗ trên Quốc lộ 1A, giao thông ùn tắc kéo dài

2 xe tải va chạm với ô tô 4 chỗ trên Quốc lộ 1A, giao thông ùn tắc kéo dài

Sau va chạm, chiếc xe ô tô 4 chỗ biến dạng phần sau, xe quay ngang đường giao thông qua khu vực bị ùn tắc...
Thời tiết hôm nay 28/3: Bắc Bộ có mưa rào rải rác, trời rét

Thời tiết hôm nay 28/3: Bắc Bộ có mưa rào rải rác, trời rét

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, đêm qua và sáng sớm nay (28/3), ở khu vực từ Quảng Bình đến Quảng Ngãi có mưa, mưa rào và có nơi có dông, cục bộ có nơi mưa to.
Thời tiết ngày 27/3: Bắc Bộ có mưa rào, trời rét, Nam Bộ nắng nóng

Thời tiết ngày 27/3: Bắc Bộ có mưa rào, trời rét, Nam Bộ nắng nóng

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày 27/3, Bắc Bộ có mưa rào, trời rét. Từ Thanh Hóa đến Quảng Ngãi có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa vừa, mưa to. Nam Bộ ngày nắng, miền Đông Nam Bộ nắng nóng.
Thời tiết hôm nay 25/3: Bắc Bộ có mưa rào và dông, trời mát mẻ

Thời tiết hôm nay 25/3: Bắc Bộ có mưa rào và dông, trời mát mẻ

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày 25/3, không khí lạnh đã ảnh hưởng yếu đến một số nơi ở khu Đông Bắc Bắc Bộ. Trên đất liền gió Đông Bắc mạnh dần lên cấp 2-3; vùng ven biển cấp 3-4.
Hà Nội: Gần 60 học sinh nghi bị ngộ độc thực phẩm sau chuyến dã ngoại

Hà Nội: Gần 60 học sinh nghi bị ngộ độc thực phẩm sau chuyến dã ngoại

Liên quan đến vụ việc gần 60 học sinh Trường Tiểu học Kim Giang (quận Thanh Xuân) nghi bị ngộ độc thực phẩm sau khi đi tham quan, tối 28/3, xác nhận vụ việc, đại diện UBND quận Thanh Xuân cho biết, hiện các bệnh viện đang tập trung xét nghiệm tìm nguyên nhân, đồng thời tích cực điều trị sức khỏe cho học sinh.
Khai mạc Liên hoan các ban nhạc học sinh THPT TP Hà Nội với chủ đề “Xây dựng văn hóa học đường Thủ đô”

Khai mạc Liên hoan các ban nhạc học sinh THPT TP Hà Nội với chủ đề “Xây dựng văn hóa học đường Thủ đô”

Chiều 28/3, tại Trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức khai mạc Liên hoan các ban nhạc học sinh THPT TP Hà Nội năm 2023 với chủ đề “Xây dựng văn hóa học đường Thủ đô”.
Một số học sinh trường Tiểu Học Kim Giang nghi bị ngộ độc thực phẩm

Một số học sinh trường Tiểu Học Kim Giang nghi bị ngộ độc thực phẩm

Theo ghi nhận của PV, vào lúc 19h30 có một xe cứu thương lặng lẽ rời khỏi Trường Tiểu học Kim Giang, người ra vào nhà trường.

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn X
Phiên bản di động