Thứ năm 21/11/2024 22:05

Chữa bệnh bằng mê tín, tiền mất tật mang

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Một thiếu niên ở huyện miền núi Quảng Ngãi nhập viện trong tình trạng nguy kịch, biến chứng nặng do chữa vết thương bằng phương pháp mê tín dị đoan.
Chữa bệnh bằng mê tín, tiền mất tật mang
K. nhập viện với con gà trắng bó trên chỗ vết thương.

Giữa tháng 6/2023, Phạm Văn K. (SN 2007, trú xã Ba Dinh, huyện Ba Tơ, Quảng Ngãi) bị ngã trong lúc trèo cây và bị gãy xương đùi. Người trong gia đình đã lấy một con gà trắng cắt cổ, cột vào đùi K. rồi chở đi cấp cứu tại Trung tâm y tế Ba Tơ.

Người nhà của em K. cho biết, mục đích cột con gà trắng vào chỗ vết thương là để vết thương nhanh lành. Đây là cách chữa bệnh của người đồng bào dân tộc H’re được lưu truyền nhiều đời nay. Khi bị thương, cắt tiết con gà trắng cột vào thì vết thương sẽ mau lành.

Tuy nhiên, việc bó con gà chết vào chỗ đùi bị gãy gây ra nhiễm trùng. Rất may, các y, bác sĩ tại Trung tâm y tế Ba Tơ đã kịp thời xử lý vết thương của K., không để biến chứng.

K. chỉ là một trong số nhiều trường hợp dùng hủ tục, mê tín để chữa bệnh ở các huyện vùng cao Quảng Ngãi. Trước đây, tại khu vực đèo Violak - giáp ranh giữa 2 tỉnh Kon Tum và Quảng Ngãi, một số thầy cúng chữa bệnh bằng cách cắn vào người bệnh, hút ra cục đá gọi là “đồ độc”. Nhiều người đồng bào H’re tin cách chữa bệnh trên tìm đến thầy cúng này.

Chữa bệnh bằng mê tín, tiền mất tật mang
Bệnh nhân K. được các sĩ thăm khám, xử lý kịp thời.

Anh Phạm Văn T. (trú xã Ba Liên, huyện Ba Tơ) kể lại, gia đình anh từng có người đau ốm, nghe đồn thầy chữa rất giỏi vì thế gia đình mời thầy về trị bệnh cho người nhà. Thầy “hút” trong người bệnh nhân ra 2 viên đá và đòi 2 triệu đồng chi phí “chữa bệnh”.

Thực tế, các phương pháp chữa bệnh này đều là hủ tục mê tín dị đoan không dựa trên cơ sở khoa học nào. Bệnh nhân không những không hết bệnh mà còn tốn tiền, tốn thời gian trong điều trị.

Đáng chú ý, phương pháp chữa bệnh này còn gây biến chứng nặng nề, ảnh hưởng nặng tới bệnh lý của bệnh nhân, có thể khiến bệnh nhẹ thành nặng. Khi có dấu hiệu bất thường về sức khỏe, người dân cần đến bệnh viện khám để được chẩn đoán, điều trị bệnh với bác sĩ chuyên khoa.

“Việc bà con cúng bái, chữa bệnh bằng các phương pháp mê tín dị đoan chắc chắn không chữa được bệnh. Chính quyền huyện Ba Tơ thường xuyên tuyên truyền đến Nhân dân, mỗi khi đau ốm phải đến các cơ sở y tế để khám, chữa bệnh” - Phó Chủ tịch UBND huyện Ba Tơ Phạm Giang Nam cho hay.

Tuy nhiên, theo ông Phạm Giang Nam, xóa bỏ mê tín dị đoan trong chữa bệnh không phải là việc có thể thực hiện trong một sớm một chiều, bởi nó đã ăn sâu vào trong suy nghĩ của một bộ phận người dân. Do đó, rất cần sự chung tay góp sức của cả hệ thống chính trị, nhất là ở cơ sở để tuyên truyền, vận động, nâng cao nhận thức của cộng đồng người đồng bào dân tộc H’re.

Video bổ cau và phát ngôn “đúng nhận sai cãi”: Hành vi mê tín, dị đoan có thể bị phạt tù đến 6 năm
Đăng clip gọi hồn lên mạng xã hội, người đàn ông bị phạt 7,5 triệu đồng
Mê tín dị đoan - càng tin, càng tốn-Kỳ cuối: Kiên quyết bài trừ
Hà Phương
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động