Thứ bảy 20/04/2024 16:43

Cần nhận biết sự khác nhau giữa việc lập vi bằng và hoạt động công chứng

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Hoạt động lập vi bằng của Thừa phát lại có những nét, những đặc điểm giống với hoạt động công chứng của công chứng viên kể cả về phương pháp tiến hành cũng như mục đích hoạt động. Tuy nhiên, hoạt động lập vi bằng không phải là hoạt động công chứng.
Người dân cần hiểu rõ việc lập vi bằng và hoạt động công chứng để đảm bảo quyền lợi.
Người dân cần hiểu rõ việc lập vi bằng và hoạt động công chứng để đảm bảo quyền lợi.

Vai trò quan trọng của việc lập vi bằng

Theo chị Đặng Thị Minh Hạnh – Trưởng Văn phòng Thừa phát lại quận Nam Từ Liêm, vi bằng là văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi có thật do Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến, lập theo yêu cầu của khách hàng; vi bằng là nguồn chứng cứ để tòa án xem xét khi giải quyết vụ việc dân sự và hành chính theo quy định của pháp luật, là căn cứ để thực hiện giao dịch giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.

Trong quá trình đánh giá, xem xét giá trị chứng cứ của vi bằng, nếu thấy cần thiết, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân có thể triệu tập Thừa phát lại, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác để làm rõ tính xác thực của vi bằng. Thừa phát lại, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác phải có mặt khi được Tòa án, Viện kiểm sát nhân dân triệu tập.

Tại điều 39 Nghị định 08/2020/NĐ-CP quy định về thủ tục lập vi bằng Thừa phát lại phải trực tiếp chứng kiến, lập vi bằng và chịu trách nhiệm trước người yêu cầu và trước pháp luật về vi bằng do mình lập. Việc ghi nhận sự kiện, hành vi trong vi bằng phải khách quan, trung thực. Trong trường hợp cần thiết, Thừa phát lại có quyền mời người làm chứng chứng kiến việc lập vi bằng.

Người yêu cầu phải cung cấp đầy đủ, chính xác các thông tin, tài liệu liên quan đến việc lập vi bằng (nếu có) và chịu trách nhiệm về tính chính xác, hợp pháp của các thông tin, tài liệu cung cấp.

Khi lập vi bằng, Thừa phát lại phải giải thích rõ cho người yêu cầu về giá trị pháp lý của vi bằng. Người yêu cầu phải ký hoặc điểm chỉ vào vi bằng.Vi bằng phải được Thừa phát lại ký vào từng trang, đóng dấu Văn phòng Thừa phát lại và ghi vào sổ vi bằng được lập theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định.

Vi bằng phải được gửi cho người yêu cầu và được lưu trữ tại Văn phòng Thừa phát lại theo quy định của pháp luật về lưu trữ như đối với văn bản công chứng.

Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc việc lập vi bằng, Văn phòng Thừa phát lại phải gửi vi bằng, tài liệu chứng minh (nếu có) đến Sở Tư pháp nơi Văn phòng Thừa phát lại đặt trụ sở để vào sổ đăng ký. Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được vi bằng, Sở Tư pháp phải vào sổ đăng ký vi bằng.

Sở Tư pháp xây dựng cơ sở dữ liệu về vi bằng; thực hiện đăng ký và quản lý cơ sở dữ liệu về vi bằng theo hướng dẫn của Bộ Tư pháp.

Còn tại khoản 1 Điều 40 Nghị định 08, Chính phủ quy định vi bằng được lập bằng tiếng Việt, gồm các nội dung sau: Tên, địa chỉ Văn phòng Thừa phát lại cùng họ, tên của Thừa phát lại - người lập vi bằng; Địa điểm, thời gian lập vi bằng; Họ, tên, địa chỉ người yêu cầu lập vi bằng hoặc người khác nếu có;

Nội dung của vi bằng: Hành vi, sự kiện có thật được ghi lại và nội dung cụ thể của hành vi, sự kiện này; Lời cam đoan về tính trung thực và khách quan trong việc lập vi bằng của Thừa phát lại; Chữ ký của Thừa phát lại, dấu của Văn phòng thừa phát lại cùng chữ ký/điểm chỉ của người yêu cầu…

Trong văn bản vi bằng, nếu có từ hai trang trở lên thì phải đánh số thứ tự cho từng trang, có từ hai tờ trở lên thì phải đóng giáp lai. Kèm theo vi bằng có thể có các tài liệu chứng minh.

Đặc biệt, vi bằng phải được Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến và lập cũng như Thừa phát lại phải chịu trách nhiệm trước người yêu cầu và trước pháp luật về vi bằng do mình lập.

Vi bằng có thay thế được văn bản công chứng không?

Vi bằng và văn bản công chứng là hai loại văn bản khác nhau về cả bản chất và giá trị pháp lý. Tuy nhiên, hiện nay, có khá nhiều người nhầm lẫn hai loại giấy tờ này và thậm chí, nhiều người còn xem hai loại giấy tờ, tài liệu này là một.

Hoạt động lập vi bằng của thừa phát lại có những nét, những đặc điểm giống với hoạt động công chứng của công chứng viên kể cả về phương pháp tiến hành cũng như mục đích hoạt động. Tuy nhiên, hoạt động lập vi bằng không phải là hoạt động công chứng.

Nếu công chứng là việc công chứng viên thay mặt Nhà nước để chứng kiến và công nhận tính xác thực của các văn kiện giấy tờ, các hợp đồng dân sự theo yêu cầu của khách hàng tại Văn phòng công chứng. Hoạt động lập vi bằng của thừa phát lại là lập các chứng thư (vi bằng) về những sự kiện, hành vi xảy ra ở mọi nơi mà ít bị khống chế về mặt không gian và thời gian.

Đồng thời, khoản 2 Điều 36 Nghị định 08/2020/NĐ-CP khẳng định: Vi bằng không thay thế văn bản công chứng, văn bản chứng thực, văn bản hành chính khác.

Như vậy, vi bằng không phải văn bản công chứng, không thay thế văn bản công chứng. Đây là hai loại giấy tờ độc lập, khác nhau, có nhiệm vụ và công dụng hoàn toàn khác nhau.

Chị Đặng Thị Minh Hạnh cho biết: “Trước khi tiến hành lập vi bằng, hừa phát lại phải có trách nhiệm giải thích về giá trị pháp lý của vi bằng. hính vì vậy khi người dân đã hiểu nên các sự kiện hành vi đã được Thừa phát lại ghi nhận bằng vi bằng hầu hết các bên đều nghiêm túc thực hiện theo các thỏa thuận, đó cũng là đảm bảo quyền và nghĩa vụ cho mỗi bên tham gia…”.

Bạch Dương
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»
Diễn đàn “Mỗi thanh niên, một cuốn sách làm bạn” năm 2024

Diễn đàn “Mỗi thanh niên, một cuốn sách làm bạn” năm 2024

Chiều 19/4, tại Hà Nội, Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên (LHTN) Việt Nam phối hợp với các đơn vị tổ chức Diễn đàn “Mỗi thanh niên, một cuốn sách làm bạn” năm 2024.
Hà Nội: hàng trăm công nhân, người lao động được khám sức khỏe và trợ giúp pháp lý miễn phí

Hà Nội: hàng trăm công nhân, người lao động được khám sức khỏe và trợ giúp pháp lý miễn phí

Trong khuôn khổ Lễ phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024, hàng trăm công nhân và người lao động được khám sức khỏe và trợ giúp pháp lý miễn phí.
Công an phường Trung Liệt giúp đỡ công dân đi lạc về với gia đình

Công an phường Trung Liệt giúp đỡ công dân đi lạc về với gia đình

Công an phường Trung Liệt, quận Đống Đa, Hà Nội vừa giúp đỡ một công dân đi lạc về với gia đình. Người thân vui mừng, xúc động cảm ơn các cán bộ chiến sỹ đã vì Nhân dân phục vụ…
Hà Nội điều chỉnh, bổ sung Kế hoạch sử dụng đất năm 2024 một số quận

Hà Nội điều chỉnh, bổ sung Kế hoạch sử dụng đất năm 2024 một số quận

UBND TP Hà Nội vừa ban hành các Quyết định về việc điều chỉnh, bổ sung Kế hoạch sử dụng đất năm 2024 của các quận trên địa bàn TP: Ba Đình, Tây Hồ, Cầu Giấy, Đống Đa, Hoàn Kiếm, Hoàng Mai, Long Biên, Hà Đông.
Trạm dừng nghỉ phải có trụ sạc cho xe điện

Trạm dừng nghỉ phải có trụ sạc cho xe điện

Trạm dừng nghỉ loại 1, loại 2 có diện tích 5.000 - 10.000m2 trở lên phải có trụ sạc, điểm đỗ riêng cho xe điện là quy định mới nhất của Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) trong Thông tư 09/2024.
Hà Nội phê duyệt đồ án Quy hoạch phân khu đô thị Sóc Sơn khu 4

Hà Nội phê duyệt đồ án Quy hoạch phân khu đô thị Sóc Sơn khu 4

UBND TP Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 1972/QĐ-UBND, phê duyệt đồ án Quy hoạch phân khu đô thị Sóc Sơn khu 4, tỷ lệ 1/2000 thuộc địa giới hành chính các xã: Tiên Dược, Mai Đình, Quang Tiến, huyện Sóc Sơn, Hà Nội.
Dự báo thời tiết ngày 20/4/2024: Hà Nội chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi, ngày nắng nóng

Dự báo thời tiết ngày 20/4/2024: Hà Nội chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi, ngày nắng nóng

Dự báo thời tiết ngày 20/4/2024, Hà Nội có mây, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi, ngày nắng nóng. Gió đông nam đến nam cấp 2-3. Nhiệt độ thấp nhất: 25-27 độ. Nhiệt độ cao nhất: 33-35 độ, có nơi trên 35 độ.
Hà Nội: đẩy mạnh tuyên truyền các mô hình, giải pháp, công nghệ bảo vệ môi trường

Hà Nội: đẩy mạnh tuyên truyền các mô hình, giải pháp, công nghệ bảo vệ môi trường

UBND TP Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 117/KH-UBND tổ chức Chương trình truyền thông về bảo vệ môi trường trên địa bàn TP Hà Nội năm 2024.
Dự báo thời tiết ngày 19/4/2024: Hà Nội nắng nóng, có nơi trên 36 độ

Dự báo thời tiết ngày 19/4/2024: Hà Nội nắng nóng, có nơi trên 36 độ

Dự báo thời tiết ngày 19/4/2024, Hà Nội có mây, đêm không mưa, ngày nắng nóng. Gió đông nam đến nam cấp 2-3. Nhiệt độ thấp nhất: 24-26 độ. Nhiệt độ cao nhất: 35-36 độ, có nơi trên 36 độ.
Kỳ 3: đánh đập, xúc phạm học sinh bằng ngôn từ "chợ búa"

Kỳ 3: đánh đập, xúc phạm học sinh bằng ngôn từ "chợ búa"

Những năm gần đây, ngành giáo dục xảy ra nhiều sự việc đáng tiếc về hành xử không chuẩn mực của giáo viên đối với học sinh như đánh đập, xúc phạm học sinh bằng những ngôn từ "chợ búa".
Thành tích “khủng” của 5 học sinh Thủ đô tham dự Liên hoan Chiến sĩ nhỏ Điện Biên toàn quốc

Thành tích “khủng” của 5 học sinh Thủ đô tham dự Liên hoan Chiến sĩ nhỏ Điện Biên toàn quốc

Với thành tích nổi bật trong học tập, rèn luyện, đặc biệt là trong đợt thi đua chào mừng kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, 5 đội viên tiêu biểu của Hà Nội sẽ tham dự Liên hoan Chiến sĩ nhỏ Điện Biên toàn quốc lần thứ V năm 2024.
Học phí ngành Báo chí, Truyền thông cao nhất gần 70 triệu đồng

Học phí ngành Báo chí, Truyền thông cao nhất gần 70 triệu đồng

Nhiều trường đào tạo ngành Báo chí, Truyền thông trên cả nước vừa công bố mức học phí năm học 2024-2025 dự kiến dao động từ 14,3 - 66 triệu đồng.

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động