Thứ hai 09/09/2024 22:56

Cần đánh giá kỹ tác động của việc tăng học phí

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Ngày 27/8/2021, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 81 để áp dụng từ năm học 2022-2023. Tuy nhiên, từ năm 2020, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên tác động toàn diện đến nền kinh tế nước ta, để chia sẻ khó khăn với phụ huynh, học sinh thì Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 165 ngày 20/12/2022 về giữ nguyên mức học phí các cơ sở giáo dục công lập qua 3 năm học 2020-2021, 2021-2022 và 2022-2023. Nhưng nếu hết năm học này, theo đúng lộ trình, học phí nhiều cấp học sẽ tăng, không chỉ bậc ĐH.
Trên thực tế, có không ít thí sinh khi đỗ được vào ĐH, nhưng vì điều kiện tài chính của gia đình không kham nổi mức học phí của trường đã chọn nên không thể theo học
Trên thực tế, có không ít thí sinh khi đỗ được vào ĐH, nhưng vì điều kiện tài chính của gia đình không kham nổi mức học phí của trường đã chọn nên không thể theo học

Mức thu học phí theo lộ trình tại Nghị định 81/2021 là cần thiết?

Trên cơ sở thực tế, Bộ GD&ĐT đang đề xuất điều chỉnh lộ trình học phí theo hướng lùi thêm 1 năm so với lộ trình cũ tại Nghị định 81 của Chính phủ (tức là dự kiến áp dụng từ năm học 2023-2024). Đối với cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông công lập chưa tự bảo đảm chi thường xuyên, Bộ GD&ĐT đề xuất không quy định mức sàn học phí vì hiện nay có nhiều địa phương thuộc vùng địa bàn khó khăn (Lai Châu, Điện Biên, Cao Bằng, Kiên Giang...) đang quy định thấp hơn mức sàn tại Nghị định 81.

Theo phản ánh của các cơ sở giáo dục, việc giữ ổn định học phí đã gây khó khăn cho các cơ sở giáo dục trong cân đối nguồn lực để nâng cao chất lượng giáo dục, đầu tư cơ sở vật chất trong điều kiện kinh tế còn hạn chế, ngân sách chi thường xuyên bị cắt giảm hàng năm, đặc biệt là với các trường ĐH công lập, nguồn thu học phí chiếm tỷ trọng trên 80% tổng nguồn thu của trường. Vì thế, nhu cầu được áp dụng mức thu học phí theo lộ trình quy định tại Nghị định 81/2021 của Chính phủ là cần thiết để bù đắp chi phí hoạt động thường xuyên, nâng chất lượng giáo dục.

Tuy nhiên, từ phía người học, gia đình và xã hội, mức tăng học phí cần hợp lý, không thể dồn gánh nặng lên vai người học. Cùng với đó, cần đánh giá kỹ tác động, giải “bài toán” tổng thể về chính sách học phí mầm non, giáo dục phổ thông. Bởi chính sách học phí luôn có ảnh hưởng không nhỏ đến cơ hội tới trường của các em học sinh thuộc diện khó khăn, yếu thế, vùng sâu, vùng xa, miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Tại cuộc họp với Bộ GD&ĐT cùng các bộ, ngành liên quan vừa qua, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã nêu rõ thực hiện chính sách học phí đối với bậc học mầm non, giáo dục phổ thông công lập phải được đánh giá kỹ tác động, giải “bài toán” tổng thể về các nguồn lực hỗ trợ kịp thời cho những đối tượng chính sách, khó khăn, yếu thế; nâng cao chất lượng giáo dục, bảo đảm mục tiêu phổ cập giáo dục (mầm non, tiểu học, trung học cơ sở) với vai trò chủ đạo của Nhà nước.

Phó Thủ tướng cho rằng tăng học phí mầm non, giáo dục phổ thông công lập là vấn đề có tác động xã hội rất lớn, vì vậy, phải được tính toán, triển khai một cách căn cơ, bài bản, tổng thể, trên tinh thần nhân văn, không làm ảnh hưởng đến cơ hội tiếp cận giáo dục của những đối tượng chính sách, khó khăn, yếu thế, nhất là ở vùng sâu, vùng xa...

Phó Thủ tướng cũng nhấn mạnh yêu cầu “không làm thay đổi mục tiêu thực hiện phổ cập mầm non, tiểu học, trung học cơ sở” và nguyên tắc: Nhà nước giữ vai trò chủ đạo, cung cấp dịch vụ giáo dục cơ bản cho 100% học sinh mầm non, giáo dục phổ thông. Đây là chủ trương hết sức nhân văn, thể hiện tính ưu việt của chế độ.

Do đó, Bộ GD&ĐT cần tính toán nguồn ngân sách dành cho giáo dục từ các chương trình mục tiêu quốc gia (xoá đói giảm nghèo, phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi…); ngân sách tiết kiệm được khi thực hiện tự chủ đối với những cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập ở địa bàn có điều kiện thuận lợi trên cơ sở tính đúng, tính đủ chi phí. Từ đó, có phương án cụ thể về nguồn ngân sách nhà nước cấp bù phần học phí tăng thêm của mầm non, giáo dục phổ thông công lập cho các nhóm đối tượng chính sách, khó khăn, yếu thế...

Ngoài ra, đối với học phí giáo dục ĐH, giáo dục nghề nghiệp, Phó Thủ tướng cho rằng, cần sửa đổi Nghị định số 81/2021/NĐ-CP để có lộ trình thích hợp, sớm áp dụng chính sách học phí theo hướng tính đúng, tính đủ để thúc đẩy, nâng cao chất lượng giáo dục ĐH, nghề nghiệp. Khối giáo dục phổ thông còn đang chờ những quyết định của Chính phủ về việc có được hoãn tăng học phí một năm nữa hay không, còn khối ĐH, CĐ, năm học này, học phí đã tăng “chóng mặt”. Vì thế, lựa chọn ngành/trường học phù hợp với năng lực, cơ hội việc làm và túi tiền là bài toán cân não đối với thí sinh.

Những tác động bất lợi cần “lời giải” sớm

Theo tính toán, với mức học phí được quy định trong Nghị định 81 của Chính phủ về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân được các trường áp dụng từ năm học 2023 - 2024, học phí thấp nhất với trường ĐH công lập chưa tự chủ là từ trên 13 - 27 triệu đồng/năm học. Với các trường ĐH bảo đảm chi thường xuyên được thu mức tối đa bằng hai lần mức trên, khoảng 28,2 - 55,2 triệu đồng. Những trường tự đảm bảo chi thường xuyên và chi đầu tư được thu cao nhất gấp 2,5 lần, tương đương 70,5 - 138 triệu đồng/năm học. Mức học phí này còn tăng hằng năm không quá 10%. Như vậy, sau một khóa học, học phí và chi phí sinh hoạt của một sinh viên xa nhà lên đến con số gần nửa tỷ đến gần 1 tỷ đồng.

Đưa ra lời khuyên với các sinh viên, nhiều chuyên gia cho rằng, thí sinh có điều kiện bình thường, hoặc khó khăn nên chọn các trường chưa tự chủ, hoặc tự chủ cấp 1, hoặc cấp 2. Ngoài ra, sinh viên có thể vay ngân hàng chính sách xã hội để chi trả. Tăng học phí là bắt buộc với xu thế chung với tất cả các trường để đảm bảo chi thường xuyên, và sự phát triển.

Ngoài ra, cũng cần tìm hiểu thêm trường thí sinh muốn vào có nhiều nguồn học bổng hỗ trợ cho sinh viên không. Thí sinh cũng cần tìm hiểu ngành muốn học nhu cầu xã hội như thế nào, có phù hợp với xu thế phát triển của xã hội và nguồn lực phát triển của đất nước không. Thí sinh không nên lựa chọn ngành học vì thích nhàn, kiếm tiền nhanh, nhưng xã hội đang dư thừa nguồn cung lao động.

Việc tăng học phí cũng cần cân nhắc một số yếu tố bởi nếu mức học phí cao sẽ gây cản trở mức độ tiếp cận giáo dục ĐH của nhóm thí sinh có điều kiện kinh tế hạn chế. Trên thực tế, có không ít thí sinh khi đỗ được vào ĐH, nhưng vì điều kiện tài chính của gia đình không kham nổi mức học phí của trường đã chọn nên không thể theo học. Không chỉ học sinh mà ngay cả những sinh viên đang theo học cũng trăn trở trước thông tin học phí tăng.

Bên cạnh lộ trình tăng học phí, người học cũng cần chú ý cách tính học phí của các trường, bởi có trường tính theo năm, theo kỳ, theo quý, có trường tính theo tín chỉ. Trong khi học phí tăng thì mức cho vay đối với sinh viên còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế của các em.

Thêm nữa, với mức học phí cao, cha mẹ và học sinh thấy đây giống một khoản đầu tư cho tương lai nên việc lựa chọn ngành, lĩnh vực nào ra trường dễ xin việc, có thu nhập cao là điều người học hướng tới. Điều đó dẫn đến hệ lụy là một số ngành cần thiết cho sự phát triển kinh tế-xã hội và sự phát triển bền vững nhưng có học phí cao rất khó tuyển thí sinh.

Kỳ thi đánh giá năng lực vào ĐH 2023: Những điều cần lưu ý
Các trường Đại học đồng loạt tăng học phí trong năm học 2023-2024
Thái Phương
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»
Thúc đẩy sự phát triển của phụ nữ Việt Nam trong sự nghiệp nghiên cứu

Thúc đẩy sự phát triển của phụ nữ Việt Nam trong sự nghiệp nghiên cứu

Ngày 9/9, chương trình Giải thưởng khoa học L’Oréal – UNESCO “Vì sự phát triển Phụ nữ trong Khoa học” kỷ niệm 15 năm hành trình tại Việt Nam với sứ mệnh thúc đẩy sự phát triển của phụ nữ Việt Nam trong sự nghiệp nghiên cứu. Buổi lễ được tổ chức tại Ngôi nhà Xanh Một Liên Hợp Quốc tại Hà Nội, nhằm tôn vinh 38 nhà khoa học nữ xuất sắc của Việt Nam đã nhận Giải thưởng khoa học L’Oréal – UNESCO “Vì sự phát triển Phụ nữ trong Khoa học” từ năm 2009 đến năm 2023.
Quảng Ninh: hàng trăm suất cơm miễn phí hỗ trợ người dân vùng bão lũ

Quảng Ninh: hàng trăm suất cơm miễn phí hỗ trợ người dân vùng bão lũ

Mặc dù phải hứng chịu lũ lụt nặng nề sau bão số 3 song lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh vẫn quyết định nhường 100 tỉ tiền hỗ trợ từ ngân sách Trung ương cho các tỉnh miền núi phía Bắc. Trong khi đó, hàng trăm suất cơm miễn phí từ các nhà hàng đã được chuyển tới tay người dân ở thành phố Hạ Long.
Mở rộng hành lang đón các nhà đầu tư vào tái chế rác thải

Mở rộng hành lang đón các nhà đầu tư vào tái chế rác thải

Với tốc độ đô thị hóa ngày càng cao, nhu cầu sử dụng vật liệu xây phục vụ thi công xây dựng các công trình tại TP Hà Nội rất lớn, chiếm khoảng 15% nhu cầu cả nước. Điều này đặt ra bài toán về các loại vật liệu mới, tái chế, thông minh phù hợp với kiến trúc hiện đại thay thế cho các loại VLXD truyền thống. Để không lãng phí “tài nguyên” cần khuyến khích các nhà đầu tư, tái chế phế thải xây dựng nhằm đáp ứng nhu cầu hiện nay.
VinaPhone nhanh chóng đảm bảo liên lạc sau bão

VinaPhone nhanh chóng đảm bảo liên lạc sau bão

Cơn bão số 3 đi qua để lại hậu quả nặng nề cho các tỉnh phía Bắc trong đó mạng lưới viễn thông cũng bị gián đoạn. Bằng sự nỗ lực của toàn bộ Tập đoàn VNPT, phần lớn các trạm phát sóng bị ảnh hưởng trong bão đã được nhanh chóng khôi phục nhằm duy trì và hỗ trợ liên lạc cho các cấp chính quyền và người dân.
Nguyên nhân ban đầu làm sập cầu Phong Châu

Nguyên nhân ban đầu làm sập cầu Phong Châu

Sáng 9/9, sự cố sập cầu Phong Châu tại quốc lộ 32C, tỉnh Phú Thọ đã thu hút sự quan tâm lớn từ dư luận, nguyên nhân ban đầu cũng đã được cơ quan chức năng thông tin.
Phú Thọ thông báo phân luồng giao thông sau sự cố sập cầu Phong Châu

Phú Thọ thông báo phân luồng giao thông sau sự cố sập cầu Phong Châu

Liên quan đến sự cố sập cầu Phong Châu, Công an tỉnh Phú Thọ vừa phát đi thông báo phân luồng giao thông.
Sạt lở đất nghiêm trọng tại Bát Xát, Lào Cai khiến 8 người mất tích

Sạt lở đất nghiêm trọng tại Bát Xát, Lào Cai khiến 8 người mất tích

Sáng 9/9, huyện Bát Xát, Lào Cai lại tiếp tục đối mặt với một trận sạt lở đất nghiêm trọng, khiến 8 người mất tích sau trận mưa lớn gây lũ quét. Các lực lượng cứu hộ hiện đang khẩn trương tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn những người bị mất tích.
Sau bão số 3, Hà Nội và nhiều địa phương miền Bắc đối diện nguy cơ ngập úng

Sau bão số 3, Hà Nội và nhiều địa phương miền Bắc đối diện nguy cơ ngập úng

Sáng 9/9 đến 11/9, Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia thông tin cảnh báo lũ khẩn cấp trên các sông ở khu vực Bắc Bộ, nguy cơ cao xảy ra ngập lụt.
Thời tiết khu vực Hà Nội đêm 8/9 và ngày 9/9: có lúc có mưa và dông

Thời tiết khu vực Hà Nội đêm 8/9 và ngày 9/9: có lúc có mưa và dông

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, do ảnh hưởng của dải hội tụ nhiệt đới qua khu vực Bắc Bộ nối với hoàn lưu của vùng áp thấp suy yếu từ bão số 3, từ đêm 8/9 đến ngày 9/9, nhiều khu vực trên cả nước có mưa vừa, mưa to, cục bộ có nơi mưa rất to và dông; trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.
Hải Phòng: học sinh tiếp tục nghỉ học ngày 9/9/2024 cho đến khi có thông báo mới

Hải Phòng: học sinh tiếp tục nghỉ học ngày 9/9/2024 cho đến khi có thông báo mới

Sở Giáo dục và Đào tạo Hải Phòng yêu cầu các trường thông báo học sinh toàn thành phố tiếp tục nghỉ học ngày 9/9/2024 cho đến khi có thông báo mới.
Hà Nội: bảo đảm các điều kiện an toàn để học sinh đi học trở lại sau bão số 3

Hà Nội: bảo đảm các điều kiện an toàn để học sinh đi học trở lại sau bão số 3

Ngày 8/9, UBND TP Hà Nội đã ban hành công văn số 2962/UBND-KGVX về việc khắc phục hậu quả cơn bão số 3, đảm bảo các điều kiện để học sinh trở lại trường học.
Các trường học Hà Nội tích cực khắc phục hậu quả bão số 3 để đón học sinh trở lại

Các trường học Hà Nội tích cực khắc phục hậu quả bão số 3 để đón học sinh trở lại

Ngày 8/9, các trường học trên địa bàn Hà Nội khẩn trương khắc phục hậu quả của bão số 3, đảm bảo điều kiện an toàn, sẵn sàng đón học sinh trở lại vào ngày mai (9/9)

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động