Thứ sáu 22/09/2023 04:16
Luật Đất đai (sửa đổi):

Cần đảm bảo quyền lợi cho người bị thu hồi đất, bổ sung cơ sở dữ liệu thu hồi đất

Ngay khi việc tổ chức lấy ý kiến đối với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) được thực hiện, đã có rất nhiều người dân tham gia đóng góp nhằm hoàn thiện dự thảo Luật, đảm bảo thống nhất quản lý của Nhà nước về đất đai, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất…
Cần đảm bảo quyền lợi cho người bị thu hồi đất, bổ sung cơ sở dữ liệu thu hồi đất

Cần đảm bảo quyền lợi cho người bị thu hồi đất, bổ sung cơ sở dữ liệu thu hồi đất (Ảnh: Internet)

Đảm bảo quyền lợi cho người bị thu hồi đất

Tại Chương VII: Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất. Việc thực thi Luật Đất đai năm 2013 đã xảy ra rất nhiều bất cập và người bị thu hồi đất là người luôn bị thiệt thòi. Vì vậy về nguyên tắc khi thu hồi đất được quy định tại Dự thảo Luật lần này, Luật sư – Luật gia Lê Quốc Đạt (Hội Luật gia TP Hà Nội) có một số kiến nghị để đảm bảo quyền lợi cho người bị thu hồi đất. Cụ thể:

Công khai và lấy ý kiến rộng rãi, phải đạt được sự đồng thuận cao trong số những đối tượng bị thu hồi đất trước khi tiến hành thu hồi đất. Điều này thể hiện sự dân chủ và khách quan khi Nhà nước tiến hành thu hồi đất và hạn chế những tiêu cực trong việc che giấu thông tin, không bình đẳng trong thu hồi đất.

Bảo đảm thu hồi đất khi thực hiện các dự án phát triển kinh tế - xã hội thì về nguyên tắc: Phải có sự thỏa thuận với người bị thu hồi đất; Những dự án phát triển kinh tế - xã hội thì luôn mang lại những lợi nhuận nhất định cho các chủ đầu tư. Mà người bị thu hồi bị áp đặt mức giá đền bù không thỏa đáng thì lợi nhuận với chủ đầu tư là gấp bội và người bị thu hồi đất luôn bị thiệt thòi.

Chủ đầu tư phải bố trí được khu tái định cư xong thì mới được tiến hành thu hồi đất. Điều này xuất phát từ thực tiễn là trong thời gian qua, Luật sư – Luật gia Lê Quốc Đạt tham gia vào nhiều vụ việc bảo vệ quyền lợi cho người bị thu hồi đất, hầu hết chủ đầu tư đều đưa ra những hứa hẹn về khu tái định cư nhưng khi người bị thu hồi đất giao đất xong thì đến khi nhận nhà, nhận đất tái định cư không đúng như thông tin ban đầu chủ đầu tư đưa ra: Bị sụt giảm về vị trí, giao cho những diện tích, vị trí không như thông tin ban đầu công bố. Lúc này người bị thu hồi đất không còn lựa chọn nào khác vì nhà, đất đã bị thu hồi.

Phải công khai toàn bộ số tiền dự toán cho việc bồi thường khi tiến hành thu hồi đất để người bị thu hồi đất biết được với số tiền đó là bao nhiêu thì người bị thu hồi đất có thể mường tượng ra quy mô, độ lớn của dự án cũng như dự kiến số tiền đã nằm trong dự toán ngân sách mà chủ đầu tư đã bỏ ra chi trả cho việc thu hồi đất.

Sau khi công bố số tiền dự toán đó, thu hồi bồi thường xong thì chủ đầu tư phải công khai số tiền đã bồi thường cho những người bị thu hồi và con số này phải được các cơ quan kiểm toán độc lập kiểm toán đồng thời có sự tham gia của Thanh tra Nhân dân nơi xảy ra dự án phải thu hồi đất đó đảm bảo sự chính xác và công khai về mặt tài chính. Vì thực tế hầu như tất cả các dự án, những thông tin gần như là bí mật, không ai được tiếp cận.

Cần bổ sung Cơ sở dữ liệu thu hồi đất

Chương XI. Hệ thống thông tin đất đai và cơ sở dữ liệu đất đai. Theo luật sư – luật gia Lê Quốc Đạt, đây là Chương mới phù hợp với phát triển khoa học công nghệ 4.0, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý xã hội, quản lý kinh tế và quản lý con người đã rất phổ cập, mọi thông tin tìm kiếm đều trên mạng. Tuy nhiên, Chương này chỉ quy định một cách chung chung nhất Cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai gồm các thành phần: (Khoản 2 Điều 135)

Cơ sở liệu về văn bản quy phạm pháp luật về đất đai; Cơ sở dữ liệu địa chính; Cơ sở dữ liệu điều tra, đánh giá đất đai; Cơ sở dữ liệu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; Cơ sở dữ liệu giá đất; Cơ sở dữ liệu thống kê, kiểm kê đất đai; Cơ sở dữ liệu về thanh tra, kiểm tra, giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai; Cơ sở dữ liệu khác liên quan đến đất đai.

Luật sư – luật gia Lê Quốc Đạt đóng góp ý kiến, cần bổ sung một nội dung: Cơ sở dữ liệu thu hồi đất. Hoặc nếu không, khi Nhà nước thu hồi đất thì Chủ đầu tư phải thiết lập 1 Website (một kênh thông tin của Dự án) để mọi người có thể cùng công khai truy cập vào thu thập được tài liệu, thông tin, dữ liệu, những văn bản có giá trị pháp lý liên quan đến việc thu hồi đất và thông qua đó những người truy cập vào cũng có thể gửi những kiến nghị công khai của mình lên Website, một mặt để các cơ quan quản lý Nhà nước, chủ đầu tư dự án biết. Đồng thời, những người quan tâm đến dự án, cùng bị thu hồi đất biết và cùng tham gia, có sự chia sẻ thông tin và hỗ trợ giúp đỡ lẫn nhau khi họ bị thu hồi đất.

Từ đó, giúp cho việc khiếu nại, giải quyết khiếu nại, vướng mắc được khách quan, đúng pháp luật. Kết quả giải quyết khiếu nại (nếu có) cũng được công bố công khai, rộng rãi tránh khiếu nại vượt cấp, khiếu nại kéo dài.

Sự cần thiết sửa đổi Luật Đất đai
Hội Luật gia TP Hà Nội: Tập huấn phổ biến chính sách mới sửa đổi, bổ sung Luật Đất đai và Luật Thủ đô
Bạch Dương
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»
Lễ Kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Nhật Bản

Lễ Kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Nhật Bản

Chiều tối 21/9/2023, tại Trung tâm Hội nghị quốc tế ở Hà Nội đã diễn ra trọng thể Lễ Kỷ niệm 50 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Nhật Bản (21/9/1973 – 21/9/2023) do Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam và Hội hữu nghị Việt Nam - Nhật Bản chủ trì phối hợp với Bộ Ngoại giao Việt Nam tổ chức.
Tái khẳng định Công ước Luật biển 1982 là khuôn khổ pháp lý cho mọi hoạt động trên biển

Tái khẳng định Công ước Luật biển 1982 là khuôn khổ pháp lý cho mọi hoạt động trên biển

Ngày 20/9/2023 tại New York, trong khuôn khổ hoạt động của Tuần lễ cấp cao Đại hội đồng Liên hợp quốc khóa 78, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã ký Hiệp định về Bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học ở vùng biển nằm ngoài quyền tài phán quốc gia, còn gọi là Hiệp định về Biển cả. Nhân dịp này, Bộ trưởng đã trả lời phỏng vấn tại New York.
Việt Nam đề xuất bốn trọng tâm đối với hợp tác của 3G và G20 trong tương lai

Việt Nam đề xuất bốn trọng tâm đối với hợp tác của 3G và G20 trong tương lai

Sáng 20/9/2023 (giờ địa phương), tại trụ sở Phái đoàn thường trực Singapore tại New York, Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt đã tham dự Hội nghị Bộ trưởng nhóm 3G năm 2023 được tổ chức bên lề Tuần lễ cấp cao Khoá họp thứ 78 Đại hội đồng Liên hợp quốc.
Hà Nội với Trường Sa và trách nhiệm của lực lượng vũ trang Thủ đô

Hà Nội với Trường Sa và trách nhiệm của lực lượng vũ trang Thủ đô

Ngày 22/9/2023, Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội chủ trì phối hợp với Hội Cựu Chiến binh, Sở Giáo dục và Đào tạo, Thành đoàn Hà Nội tổ chức Giao lưu “Hà Nội với Trường Sa và trách nhiệm của lực lượng vũ trang Thủ đô”. Buổi giao lưu, tọa đàm được tổ chức tại Bộ Tư lệnh Thủ đô và truyền dẫn xuống 32 điểm cầu ở các quận, huyện, thị xã và các đơn vị trực thuộc Bộ Tư lệnh.
Giải quyết tình trạng dôi dư công trình, tài sản công sau sắp xếp các cơ quan, đơn vị hành chính

Giải quyết tình trạng dôi dư công trình, tài sản công sau sắp xếp các cơ quan, đơn vị hành chính

Sau khi đi kiểm tra thực tế về công tác quản lý, sử dụng tài sản công dôi dư sau khi sắp xếp các đơn vị hành chính tại một số huyện, ông Lại Thế Nguyên - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Thanh Hóa đã có ý kiến chỉ đạo để giải quyết vấn đề này.
Cần cho Hà Nội quyền quy định các tiêu chuẩn, quy chuẩn khác biệt về giao thông, môi trường, đặc biệt là công tác PCCC

Cần cho Hà Nội quyền quy định các tiêu chuẩn, quy chuẩn khác biệt về giao thông, môi trường, đặc biệt là công tác PCCC

Ngày 20/9, tại phiên họp thứ 26, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Thủ đô (sửa đổi). Tại phiên họp, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho rằng cần cho Hà Nội quyền quy định các tiêu chuẩn, quy chuẩn khác biệt về các vấn đề giao thông, môi trường... đặc biệt là công tác phòng cháy, chữa cháy (PCCC).
Có những nội dung mới được đưa vào để đáp ứng yêu cầu phát triển của Thủ đô

Có những nội dung mới được đưa vào để đáp ứng yêu cầu phát triển của Thủ đô

Góp ý Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi), TS Nguyễn Ngọc Bích, Trưởng Bộ môn Luật Hành chính, Trường đại học Luật Hà Nội chia sẻ với PV PL&XH:
Trách nhiệm xây dựng, phát triển và bảo vệ Thủ đô

Trách nhiệm xây dựng, phát triển và bảo vệ Thủ đô

Ông Đặng Đình Luyến - nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội cho biết, ông tán thành với nhiều nội dung của dự thảo Luật Thủ đô và có một số ý kiến đóng góp về Chương I và VII để Cơ quan soạn thảo tham khảo, cân nhắc thêm.
Vụ cháy chung cư mini tại quận Thanh Xuân: Báo chí đề cao tính nhân văn, chuẩn mực

Vụ cháy chung cư mini tại quận Thanh Xuân: Báo chí đề cao tính nhân văn, chuẩn mực

Những ngày qua, kể từ khi xảy ra vụ cháy chung cư mini tại số nhà 37 ngách 29/70 phố Khương Hạ (phường Khương Đình, quận Thanh Xuân) làm 56 người tử vong, cả hệ thống chính trị TP Hà Nội đã nỗ lực không kể ngày đêm tổ chức cứu hộ, cứu nạn.

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động