Sự cần thiết sửa đổi Luật Đất đai
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênChủ tịch Hội Luật gia TP Hà Nội Nguyễn Hồng Tuyến tiếp thu các ý kiến đóng góp của các luật gia |
Một số kiến nghị trong thực hiện Luật
Tại Hội nghị lấy ý kiến đóng góp Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) do Hội Luật gia TP Hà Nội tổ chức, ông Trần Văn Duy, Chi hội luật gia quận Tây Hồ cho biết: “Việc đấu giá quyền sử dụng đất để lựa chọn nhà đầu tư sẽ không phát huy tối đa hóa các lợi ích, mục tiêu tổng thể về phát triển KT-XH của dự án như trường hợp lựa chọn nhà đầu tư theo hình thức đấu thầu.
Dự thảo quy định chung chung, thực tế, khung giá đất của Nhà nước chưa phù hợp với giá đất thị trường, chỉ bằng 20%-30% giá thị trường mà thôi. Nếu chỉ đưa ra nguyên tắc, Quỹ đất để đấu giá quyền sử dụng đất thì không làm rõ được ở đâu mà có đất giáp ranh giữa tỉnh giàu và tỉnh nghèo là giá đất khác nhau ngay. Điều đó tạo ra sự bức xúc và tiềm ẩn các xung đột. Cơ chế định giá đất thực sự chưa rõ ràng, minh bạch.
Cùng với đó, việc đề xuất lập ngân hàng đất nông nghiệp, tạo quỹ đất nông nghiệp. Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) có làm nổi bật là đề xuất bổ sung quy định về ngân hàng đất nông nghiệp để thực hiện chức năng tạo lập quỹ đất nông nghiệp. Ông Trần Văn Duy cho rằng, không lên bó hẹp chỉ quỹ đất nông nghiệp mà cả những quỹ đất khác tránh lãng phí đất đai, rất kỳ vọng vào mô hình này, nhưng cũng đối mặt với nhiều khó khăn. Ví dụ, có nên chăng phải trả tiền thuê đất cho chủ đất tự nguyện đăng ký tham gia chương trình, cho dù mảnh đất đó chưa có ai thuê. Điều này có nguy cơ dẫn đến gánh nặng tài chính cho quỹ của chương trình.
Trong khi đó, Hội Luật gia thị xã Sơn Tây ý kiến về việc cơ quan quản lý đấ́t đai và công chức địa chính ở xã, phường, thị trấn. Về cơ cấu tổ chức đề nghị nghiên cứu quy định tổ chức dịch vụ công về đất đai (các Chi nhánh văn phòng đăng ký đấ́t đai) trực thuộc UBND cấp huyện nơi đóng trụ sở. Thực tế việc quy định các Chi nhánh VPĐKĐĐ trực thuộc VPĐKĐĐ thuộc Sở TN-MT cấp tỉnh theo quy định tại Điều 24 Luật Đất đai 2013 rất bất cập: Mô hình thống nhất VPĐKĐĐ thuộc Sở TN-MT sẽ đảm bảo sự thống nhất và chính xác về quản lý đất đai.
Tuy nhiên, trên thực tế, công tác triển khai việc sắp xếp này chưa có sự đồng bộ, trong đó mối quan hệ và trách nhiệm của các cơ quan gồm các VPĐKĐĐ thuộc Sở TN-MT và UBND cấp huyện, các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện, UBND các xã, phường, thị trấn là chưa rõ ràng, trách nhiệm cũng chưa cụ thể. Thực tế có việc các Chi nhánh văn phòng giải quyết hồ sơ chậm, muộn cho Nhân dân, buộc người dân phải có thêm các giấy tờ ngoài quy định của bộ thủ tục hành chính…
Ông Nguyễn Bá Hội, Chi Hội trưởng Chi Hội Luật gia VIM nhận định, Dự thảo lần này khá toàn diện, đảm bảo tính kế thừa, chỉnh sửa bổ sung những vấn đề mới, đảm bảo nguyên tắc dài lâu của Luật.
Đảm bảo quyền lợi cho người bị thu hồi đất
Vấn đề cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu cho người mua tài sản của tổ chức kinh tế được hình thành trên đất thuê của Nhà nước trả tiền hàng năm, Ths.Ls Dương Thị Bích Hạnh - Chi Hội Luật gia Đoàn Luật sư TP Hà Nội kiến nghị, sửa đổi điểm c Vấn đề cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu cho người mua tài sản của tổ chức kinh tế được hình thành trên đất thuê của Nhà nước trả tiền hàng năm, Ths.Ls Dương Thị Bích Hạnh - Chi Hội Luật gia Đoàn Luật sư TP Hà Nội kiến nghị, sửa đổi điểm c khoản 1 Điều 19 của dự thảo Luật Đất đai, cụ thể: “c) Bán hoặc cho thuê tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất và quyền thuê trong hợp đồng thuê đất khi có đủ điều kiện quy định tại Điều 212 của Luật này; Người mua tài sản gắn liền với đất và quyền thuê trong hợp đồng thuê đất được tiếp tục sử dụng đất theo mục đích đã được xác định và được cấp Giấy chứng nhận sở hữu hoặc giấy tờ khác có giá trị tương đương đối với tài sản”.
Luật sư - luật gia Lê Quốc Đạt cũng đã đưa ra một số góp ý trong việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất, đảm bảo quyền lợi cho người bị thu hồi đất: Công khai và lấy ý kiến rộng rãi, phải đạt được sự đồng thuận cao trong số những đối tượng bị thu hồi đất trước khi tiến hành thu hồi đất. Điều này thể hiện sự dân chủ và khách quan khi Nhà nước tiến hành thu hồi đất và hạn chế những tiêu cực trong việc che giấu thông tin, không bình đẳng trong thu hồi đất.
Bảo đảm thu hồi đất khi thực hiện các dự án phát triển KT- XH thì về nguyên tắc: Phải có sự thỏa thuận với người bị thu hồi đất; Những dự án phát triển KT-XH thì luôn mang lại những lợi nhuận nhất định cho các chủ đầu tư. Mà người bị thu hồi bị áp đặt mức giá đền bù không thỏa đáng thì lợi nhuận với chủ đầu tư là gấp bội và người bị thu hồi đất luôn bị thiệt thòi.
Chủ đầu tư phải bố trí được khu tái định cư xong thì mới được tiến hành thu hồi đất. Điều này xuất phát từ thực tiễn là trong thời gian qua, luật sư tham gia vào nhiều vụ việc bảo vệ quyền lợi cho người bị thu hồi đất. Hầu hết chủ đầu tư đều đưa ra những hứa hẹn về khu tái định cư nhưng khi người bị thu hồi đất giao đất xong thì đến khi nhận nhà, nhận đất tái định cư không đúng như thông tin ban đầu chủ đầu tư đưa ra: Bị sụt giảm về vị trí, giao cho những diện tích, vị trí như thông tin ban đầu công bố; Lúc này người bị thu hồi đất không còn lựa chọn nào khác vì nhà, đất đã bị thu hồi.
Phải công khai toàn bộ số tiền dự toán cho việc bồi thường khi tiến hành thu hồi đất để người bị thu hồi đất biết được với số tiền đó là bao nhiêu thì người bị thu hồi đất có thể mường tượng ra quy mô, độ lớn của dự án cũng như dự kiến số tiền đã nằm trong dự toán ngân sách mà chủ đầu tư đã bỏ ra chi trả cho việc thu hồi đất.
Sau khi công bố số tiền dự toán đó, thu hồi bồi thường xong thì chủ đầu tư phải công khai số tiền đã bồi thường cho những người bị thu hồi và con số này, phải được các cơ quan kiểm toán độc lập kiểm toán đồng thời có sự tham gia của Thanh tra Nhân dân nơi xảy ra dự án phải thu hồi đất đó đảm bảo sự chính xác và công khai về mặt tài chính. Vì thực tế hầu như tất cả các dự án, những thông tin gần như là bí mật, không ai được tiếp cận.
Tại Hội nghị lấy ý kiến đóng góp Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), Chủ tịch Hội Luật gia TP Hà Nội Nguyễn Hồng Tuyến tiếp thu các ý kiến đóng góp của các luật gia; Các ý kiến đều khẳng định sự cần thiết của Luật và sẽ được Hội Luật gia TP Hà Nội tiếp thu, tổng hợp làm cơ sở tham gia đóng góp hoàn thiện Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi). |
Đảm bảo hài hòa lợi ích cho Nhà nước, bảo vệ quyền lợi cho Nhân dân |
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại