Chủ nhật 19/05/2024 18:51
Góp ý Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi):

Các quy định bảo vệ môi trường cần đảm bảo tính thống nhất và phù hợp

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Vừa qua, tại Hội thảo khoa học góp ý Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi), PGS. TS Vũ Thị Duyên Thủy, trường ĐH Luật Hà Nội đã có một số góp ý để đảm bảo tính khả thi, thống nhất và phù hợp của các quy định về bảo vệ môi trường trong Dự thảo Luật.
-	Dự án công viên Chu Văn An sau 7 năm quy hoạch trở thành các bãi tập kết phế liệu, vật liệu xây dựng ngổn ngang gây ô nhiễm môi trường… Ảnh: Khánh Huy
Dự án công viên Chu Văn An sau 7 năm quy hoạch trở thành các bãi tập kết phế liệu, vật liệu xây dựng ngổn ngang gây ô nhiễm môi trường… Ảnh: Khánh Huy

Trong đó, để đảm bảo tính thống nhất phù hợp hơn với yêu cầu bảo vệ môi trường nói chung và pháp luật bảo vệ môi trường nói riêng của các quy định tại Điều 28 của Dự thảo Luật, PGS.TS Vũ Thị Duyên Thủy có một số góp ý.

Thứ nhất, tên Điều Luật nên sửa đổi để đảm bảo bao quát hết các nội dung được điều chỉnh trong các điều khoản cụ thể. Nếu chỉ dùng thuật ngữ “giảm phát thải” thì không bao quát được hết các vấn đề được điều chỉnh tại khoản 2 đến khoản 5 của Điều Luật này… PGS.TS Vũ Thị Duyên Thủy cho rằng nên bỏ “và giảm phát thải” trong Điều luật này, chỉ nên quy định bảo vệ môi trường là đủ.

Thuật ngữ bảo vệ môi trường trong Điều luật này sẽ được hiểu theo nghĩa rộng, thống nhất với cách hiểu thuật ngữ hoạt động bảo vệ môi trường đã được giải thích tại Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020. Theo cách hiểu này, giảm phát thải là một trong những hoạt động phòng ngừa, hạn chế tác động xấu đến môi trường. Điều đó có nghĩa, bảo vệ môi trường đã bao hàm trong đó hoạt động giảm phát thải.

Thứ hai, khoản 3 Điều Luật này để nên đề cập vấn đề xã hội hóa, vì đây là một biện pháp đã và đang mang lại hiệu quả trong bảo vệ môi trường tại nhiều quốc gia trên thế giới cũng như Việt Nam. Trong việc giải quyết các vấn đề môi trường của Thủ đô, đặc biệt là thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải sinh hoạt, xã hội hóa bảo vệ môi trường sẽ góp phần không nhỏ trong việc huy động sức mạnh của các nhà đầu tư, các doanh nghiệp, hợp tác xã ngoài khu vực kinh tế Nhà nước.

Do đó, PGS.TS Vũ Thị Duyên Thủy dề xuất quy định tại khoản 3 Điều 28 của Dự thảo Luật như sau: Bố trí nguồn lực, xã hội hóa và thu hút đầu tư vào các dự án phân loại, xử lý chất thải rắn sinh hoạt, xử lý ô nhiễm môi trường sông, suối, ao, hồ, đầm có công nghệ tiên tiến, hiện đại.

Thứ ba, khoản 4 Điều 28 nên sửa lại là “UBND TP Hà Nội xem xét, quyết định bổ sung khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phải xử lý theo hình thức đặt hàng…”. Bởi lẽ, nếu quy định bổ sung số lượng chất thải rắn thì có thể dẫn đến hiểu nhầm và đi ngược lại với chủ trương khuyến khích giảm thiểu chất thải rắn sinh hoạt.

Hơn nữa, không phải chất thải rắn sinh hoạt nào cũng cần xử lý mà chúng có thể được tái chế hoặc tái sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau. Chỉ những chất thải rắn sinh hoạt phải xử lý thì UBND TP Hà Nội mới cần xem xét, quyết định bổ sung khối lượng theo hình thức đặt hàng đối với nhà đầu tư đang thực hiện dự án xử lý chất thải rắn sinh hoạt tự nguyện chuyển đổi toàn bộ công nghệ của dự án sang đốt phát điện.

Thứ tư, khoản 5 điểm a nên sửa lại cho phù hợp với thực tiễn và mục tiêu giảm phát thải từ các nguồn thải động. Bởi theo quy định tại khoản 5 Điều 28 Dự thảo Luật vô tình đã tạo ra sự phân biệt đối xử giữa việc sử dụng phương tiện giao thông cá nhân và sử dụng phương tiện giao thông công cộng quyền nghĩa vụ đối với bảo vệ môi trường.

Không thể phủ nhận việc sử dụng phương tiện giao thông công cộng là cần thiết để giảm phát thải, giảm thiểu nguy cơ ô nhiễm không khí tại Thủ đô. Song, điều đó không đồng nghĩa với việc các phương tiện giao thông công cộng là tuyệt đối an toàn cho môi trường, không cần kiểm soát.

Vì vậy, để phù hợp với thực tiễn và đảm bảo nguyên tắc bình đẳng trước pháp luật, PGS.TS Vũ Thị Duyên Thủy cho rằng, quy định này nên được sửa như sau: “HĐND TP Hà Nội quy định vừa phát thải thấp cho Thủ đô về vùng Thủ đô bao gồm quy hoạch vùng phát thải thấp, các biện pháp khuyến khích đầu tư đối với lĩnh vực, phương thức sản xuất, kinh doanh dịch vụ phát thể thấp trên địa bàn Thủ đô; biện pháp kiểm soát phương tiện giao thông, cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ không đảm bảo tiêu chuẩn về phát thải, sử dụng năng lượng hiệu quả và chuyển dịch năng lượng”.

Thứ năm, điểm d khoản 5 nên sửa lại cho phù hợp với mục tiêu cơ bản của việc khuyến khích sử dụng phương tiện công cộng dưới góc độ bảo vệ môi trường. Bởi lẽ, việc sử dụng loại phương tiện này không chỉ nhằm giảm ôn tắc giao thông và dưới góc độ bảo vệ môi trường, mục tiêu chính của biện pháp này là giảm thiểu phát thải, ngăn ngừa ô nhiễm không khí và giảm thiểu biến đổi khí hậu.

Vì vậy, theo PGS.TS Vũ Thị Duyên Thủy cần bổ sung thêm mục đích này trong quy định về sử dụng phương tiện công cộng tại điểm d khoản 5 Điều 28: “Sử dụng phương tiện giao thông công cộng để hạn chế uống tắc giao thông, giảm thiểu khí thải và ứng phó với biến đổi khí hậu”.

Đảm bảo chính sách ưu đãi, ưu tiên trong phát triển hệ thống giao thông công cộng
Phân quyền cho Hà Nội chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, đất rừng
Cân nhắc tính hợp lý của việc di dời các cơ sở giáo dục và các cơ quan, đơn vị
Bạch Dương
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»
Để Đảng mãi là ngọn cờ lãnh đạo dẫn dắt dân tộc

Để Đảng mãi là ngọn cờ lãnh đạo dẫn dắt dân tộc

Đạo đức cách mạng là "gốc" của người cách mạng - những người bằng uy tín của mình được nhân dân tín nhiệm giao trọng trách nắm và giương cao ngọn cờ lãnh đạo cách mạng của dân tộc.
Thứ trưởng Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng thăm, làm việc tại Thái Lan

Thứ trưởng Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng thăm, làm việc tại Thái Lan

Từ ngày 14-16/5, Thứ trưởng Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng dẫn đầu Đoàn công tác của Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao đi thăm, làm việc tại thủ đô Bangkok và tỉnh Kanchanaburi, Thái Lan.
Việt Nam tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách về quyền con người

Việt Nam tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách về quyền con người

Ngày 7/5/2024, tại trụ sở Liên hợp quốc tại Geneva, Thụy Sỹ, Đoàn đại biểu Việt Nam do Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt dẫn đầu đã tham gia Phiên đối thoại về Báo cáo quốc gia của Việt Nam theo Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc.
Công trình văn hóa khắc ghi tình cảm của Bác Hồ với Công an Thủ đô

Công trình văn hóa khắc ghi tình cảm của Bác Hồ với Công an Thủ đô

Công an TP Hà Nội trang trọng tổ chức Lễ khánh thành công trình "Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh và bức Phù điêu Bác Hồ với Công an Thủ đô" tại trụ sở chính Công an TP, số 87, phố Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm.
Kỳ họp thứ 7 Quốc hội sẽ xem xét, thông qua Luật Thủ đô (sửa đổi)

Kỳ họp thứ 7 Quốc hội sẽ xem xét, thông qua Luật Thủ đô (sửa đổi)

Sáng 19/5, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường đã chủ trì buổi họp báo thông tin về Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.
Chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần

Chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần

Thực hiện ngay việc thanh tra, kiểm tra chuyên ngành đối với thị trường vàng; chuẩn bị chu đáo, kỹ lưỡng Kỳ thi tốt nghiệp THPT, tuyển sinh đại học 2024... là những thông tin chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần từ 13-17/5/2024.
Tháo gỡ rào cản pháp lý để văn hóa Thủ đô phát triển

Tháo gỡ rào cản pháp lý để văn hóa Thủ đô phát triển

PGS. TS Bùi Hoài Sơn cho biết, Hà Nội có đầy đủ các lợi thế, nhưng chúng ta đang bị các rào cản pháp lý khiến chưa "bung tỏa", phát triển được. Trong dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) lần này có nhiều điểm mới, tiến bộ, chúng ta hoàn toàn có thể hy vọng khi Luật được ban hành sẽ có những cơ hội mới, điều kiện mới để phát triển bền vững Thủ đô trong thời gian sắp tới.
Người đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không được hưởng trợ cấp thất nghiệp: gây khó cho người lao động

Người đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không được hưởng trợ cấp thất nghiệp: gây khó cho người lao động

Điều 111 của dự thảo Luật Việc làm quy định người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động (HĐLĐ), làm việc sẽ không được hưởng trợ cấp thất nghiệp trừ một số trường hợp nghỉ mà không cần báo trước theo quy định Bộ luật Lao động. Chiếu theo quy định này, chỉ người nghỉ việc vì bị quấy rối tình dục, ngược đãi, đánh đập, tổn hại danh dự... đơn phương chấm dứt HĐLĐ mới được Quỹ bảo hiểm thất nghiệp chi trả trợ cấp.
Đồng loạt triển khai 580 công trình thanh niên làm đẹp cho Hà Nội

Đồng loạt triển khai 580 công trình thanh niên làm đẹp cho Hà Nội

Bằng những công trình, phần việc ý nghĩa, 580 công trình thanh niên là dấu ấn quan trọng trong công tác thanh niên Thủ đô năm 2024, góp sức trẻ cho một Hà Nội văn hiến, văn minh, hiện đại.

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động