Thứ hai 06/05/2024 12:10

Bỏ sổ hộ khẩu giấy, các thủ tục về đất đai sẽ thực hiện thế nào?

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Theo quy định của Luật Cư trú năm 2020, kể từ ngày 1/1/2023 sẽ không còn sử dụng sổ hộ khẩu, sổ tạm trú. Luật cũng giao Chính phủ, Bộ, cơ quan ngang Bộ và cơ quan khác có liên quan rà soát các văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền ban hành có nội dung quy định liên quan đến sổ hộ khẩu, sổ tạm trú hoặc có yêu cầu xuất trình giấy tờ, tài liệu xác nhận về cư trú để sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với quy định, hạn chế việc sử dụng thông tin về nơi cư trú là điều kiện để thực hiện các thủ tục hành chính (TTHC).
Với những nơi chưa được kết nối, chia sẻ CSDLQG về dân cư hoặc trường hợp phải sử dụng thông tin về sổ hộ khẩu đã được cấp trước ngày 1/7/2021 mà người dân đã bị thu hồi sổ hộ khẩu sẽ không đủ thành phần hồ sơ để thực hiện TTHC về đất đai
Với những nơi chưa được kết nối, chia sẻ CSDLQG về dân cư hoặc trường hợp phải sử dụng thông tin về sổ hộ khẩu đã được cấp trước ngày 1/7/2021 mà người dân đã bị thu hồi sổ hộ khẩu sẽ không đủ thành phần hồ sơ để thực hiện TTHC về đất đai

Vẫn còn một số thủ tục đất đai cần tới sổ hộ khẩu

Thời hạn 1/1/2023 sắp đến gần khiến nhiều người dân lo lắng về việc thực hiện các TTHC, đặc biệt là thủ tục liên quan đến đất đai - một tài sản lớn của nhiều người. Theo quy định hiện hành, những thủ tục về đất đai sau đây cần sổ hộ khẩu giấy: Xác định việc sử dụng đất ổn định; Xác nhận nguồn thu nhập ổn định từ sản xuất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp; Đăng ký biến động đất đai khi phân chia hoặc hợp nhất quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất của hộ gia đình, của vợ và chồng; Đăng ký biến động về sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất do thay đổi thông tin về người được cấp Giấy chứng nhận.

Được biết, Bộ Công an vừa hoàn thiện và gửi Bộ Tư pháp thẩm định dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định liên quan đến việc nộp, xuất trình sổ hộ khẩu, sổ tạm trú giấy khi thực hiện TTHC, cung cấp dịch vụ công.

Theo đó, 5 cách thức khai thác thông tin về cư trú khi bỏ sổ hộ khẩu giấy bao gồm: Sử dụng thẻ căn cước công dân (CCCD) gắn chíp điện tử là giấy tờ pháp lý chứng minh thông tin về cá nhân, nơi thường trú; sử dụng thiết bị đọc mã QRCode trên thẻ CCCD có gắn chíp; sử dụng thiết bị đọc chíp trên thẻ CCCD; Tra cứu, khai thác thông tin cá nhân trực tuyến trong cơ sở dữ liệu quốc gia (CSDLQG) về dân cư qua cổng dịch công để sử dụng khi thực hiện TTHC, dịch vụ hành chính công và các giao dịch dân sự; Sử dụng ứng dụng VNeID hiển thị các thông tin trên các thiết bị điện tử để phục vụ giải quyết các TTHC, dịch vụ hành chính công và các giao dịch dân sự; Sử dụng giấy xác nhận thông tin về cư trú; Sử dụng thông báo số định danh cá nhân và thông tin trong CSDLQG về dân cư.

Như vậy, khi bỏ sổ hộ khẩu giấy, người sử dụng đất có thể sử dụng một trong 5 cách trên để thực hiện các thủ tục về đất đai. Về phía Bộ TN&MT cho biết đã rà soát các TTHC về đất đai quy định việc nộp sổ hộ khẩu, sổ tạm trú hoặc có yêu cầu về giấy tờ, tài liệu xác nhận về cư trú thuộc thẩm quyền ban hành của Bộ trưởng Bộ TN&MT.

Theo Cục Đăng ký đất đai, Bộ TN&MT, qua rà soát, có 4 quy định (đã nhắc ở trên) trong Nghị định, Thông tư có yêu cầu về giấy tờ, tài liệu xác nhận về cư trú và sử dụng thông tin về nơi cư trú là điều kiện để thực hiện TTHC về đất đai. Theo các quy định trên, có một số TTHC về đất đai quy định nộp sổ hộ khẩu là thành phần của hồ sơ để xác định thời điểm sử dụng đất của người sử dụng đất; số thành viên có chung quyền sử dụng đất của hộ gia đình tại thời điểm Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất, nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất; thời điểm sử dụng đất của vợ, chồng.

Do đó, khi cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thực hiện giải quyết TTHC về đất đai liên quan đến các trường hợp này, cần thiết phải sử dụng các thông tin trong sổ Hộ khẩu đã cấp trước đây (cấp trước ngày 1/7/2021).

Hướng xử lý tình huống vướng mắc sẽ tạo thuận lợi cho người dân hay ngược lại?

Liên quan tới vấn đề này, Tổng cục Quản lý đất đai, Bộ TN&MT đã tổ chức làm việc với Cục Cảnh sát quản lý hành chính và trật tự xã hội (C06) thuộc Bộ Công an, Cục Kiểm soát TTHC thuộc Văn phòng Chính phủ. Tuy nhiên, trong cơ sở dữ liệu về dân cư hiện nay chỉ thể hiện, chia sẻ và cung cấp được dữ liệu về nhân thân của cá nhân, của hộ gia đình tại thời điểm từ ngày 1/7/2021 đến nay mà không cung cấp được dữ liệu biến động về sổ hộ khẩu, cũng như thông tin về sổ hộ khẩu đã được cấp trước ngày 1/7/2021.

Điều này dẫn tới, với những nơi chưa được kết nối, chia sẻ dữ liệu quốc gia về dân cư hoặc trường hợp phải sử dụng thông tin về sổ hộ khẩu đã được cấp trước ngày 1/7/2021 mà người dân đã bị thu hồi sổ hộ khẩu sẽ không đủ thành phần hồ sơ để thực hiện TTHC về đất đai.

Để giải quyết vấn đề này, được biết Bộ TN&MT sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các cơ quan liên quan để nghiên cứu, rà soát các văn bản thuộc phạm vi quản lý Nhà nước của Bộ để sửa đổi, kịp thời đáp ứng được yêu cầu. Đồng thời, khi cơ quan TN&MT giải quyết TTHC về đất đai cho người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất thì thực hiện việc kết nối, chia sẻ thông tin từ CSDLQG về dân cư.

Hiện Bộ TN&MT đã xây dựng dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của một số thông tư liên quan đến hoạt động kinh doanh thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ trưởng ban hành trong năm 2022 để tiếp tục xử lý đầy đủ các nội dung liên quan đến sổ hộ khẩu, sổ tạm trú hoặc có yêu cầu về giấy tờ, tài liệu xác nhận về cư trú theo yêu cầu của Luật Cư trú…

Về nội dung xác định việc sử dụng đất ổn định của người sử dụng đất; xác nhận nguồn thu nhập ổn định từ sản xuất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp, Bộ TN&MT đã đề xuất sửa đổi, bổ sung tại dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai.

Bên cạnh đó, phối hợp với Bộ Công an để rà soát, hoàn thiện dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của 19 Nghị định do Bộ Công an chủ trì xây dựng, trình Chính phủ ban hành trong năm 2022 theo trình tự rút gọn để phù hợp với Luật Cư trú.

Theo đó, để không ảnh hưởng phát sinh TTHC đối với người dân, đồng thời vẫn đảm bảo giá trị pháp lý, tính chặt chẽ khi giải quyết TTHC, các nội dung trên được đề xuất theo hướng trong trường hợp không khai thác được thông tin hoặc thông tin đó không có trong CSDLQG, chuyên ngành và hệ thống thông tin do Nhà nước tạo lập, cơ quan có thẩm quyền giải quyết TTHC, cung cấp dịch vụ công gửi văn bản đến cơ quan cư trú, quản lý về thông tin của công dân để xác nhận, cung cấp thông tin của hộ gia đình, cá nhân có trong sổ hộ khẩu, sổ tạm trú đã được thiết lập trước 1/7/2021.

Hà Nội công bố danh mục thủ tục hành chính lĩnh vực đất đai
Tránh trường hợp Luật Đất đai được thông qua nhưng các luật khác lại gặp nhiều cản trở trong việc thực thi
Hướng dẫn thủ tục, hồ sơ bổ sung hộ tịch
Xuân Thanh
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»
Thủ tướng gửi thư khen lực lượng Cảnh sát giao thông đảm bảo an toàn dịp nghỉ lễ 30/4-1/5

Thủ tướng gửi thư khen lực lượng Cảnh sát giao thông đảm bảo an toàn dịp nghỉ lễ 30/4-1/5

Ngày 5/5, đại diện Cục Cảnh sát giao thông (CSGT) cho biết, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa có thư khen gửi lực lượng CSGT và các lực lượng tăng cường, phối hợp, hỗ trợ trong công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông (TTATGT) trong dịp nghỉ lễ 30/4-1/5.
Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn gặp Bộ trưởng Ngoại giao Peru

Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn gặp Bộ trưởng Ngoại giao Peru

Chiều 2/5, tại Paris, nhân dịp dự Hội nghị Hội đồng Bộ trưởng của Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) năm 2024, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã gặp Bộ trưởng Ngoại giao Peru Javier Gonzalez Olaechea.
Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố Hà Nội thảo luận 6 nội dung quan trọng

Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố Hà Nội thảo luận 6 nội dung quan trọng

Sáng 2/5, Ban Chấp hành Đảng bộ TP Hà Nội khóa XVII tiến hành Hội nghị lần thứ 17, họp bàn 6 nội dung quan trọng. Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng chủ trì hội nghị.
Chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần

Chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần

Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch một số vùng; chỉ đạo quyết liệt triển khai các biện pháp phòng cháy, chữa cháy rừng trên phạm vi cả nước; điều hành chính sách tiền tệ năm 2024, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng... là những thông tin chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần từ 29/4-4/5/2024.
Lắng đọng bản hùng ca Điện Biên tại 5 điểm cầu “Dưới lá cờ Quyết Thắng”

Lắng đọng bản hùng ca Điện Biên tại 5 điểm cầu “Dưới lá cờ Quyết Thắng”

Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, tối ngày 5/5, cầu truyền hình “Dưới lá cờ Quyết Thắng” được tổ chức do Ban Tuyên giáo Trung ương chỉ đạo, Đài Truyền hình Việt Nam thực hiện.
Việt Nam bày tỏ quan điểm trước phát biểu của Campuchia về kênh đào Funan Techo

Việt Nam bày tỏ quan điểm trước phát biểu của Campuchia về kênh đào Funan Techo

Việt Nam luôn ủng hộ, vui mừng và đánh giá cao về những thành tựu Campuchia đã đạt được trong thời gian qua. Đối với dự án kênh đào Funan Techo, Việt Nam rất quan tâm và tôn trọng lợi ích chính đáng của Campuchia theo tinh thần của Hiệp định Mê Công 1995...
Nhiều nội dung mới mang tính đột phá

Nhiều nội dung mới mang tính đột phá

Bộ Tư pháp vừa công bố hồ sơ thẩm định dự thảo Nghị quyết của Quốc hội cho phép Luật Nhà ở năm 2023 và Luật Kinh doanh bất động sản (BĐS) năm 2023 có hiệu lực từ ngày 1/7, sớm hơn 6 tháng so với quy định của luật. Nếu 2 luật mới, sửa đổi này đi vào cuộc sống sẽ mang nhiều lợi ích thiết thực cho người dân và bổ sung một số quy định để tạo điều kiện cho các tổ chức, DN, cá nhân tham gia phát triển nhà ở…
Chiến thắng Điện Biên Phủ là một trong những trận đánh nổi bật của thế kỷ XX

Chiến thắng Điện Biên Phủ là một trong những trận đánh nổi bật của thế kỷ XX

Chiến thắng Điện Biên Phủ đã kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến của Việt Nam chống thực dân Pháp được các học viện quân sự trên thế giới nghiên cứu và gọi là trận Stalingrad của Việt Nam.
Đề xuất xây dựng bảng lương riêng cho các nhân tài

Đề xuất xây dựng bảng lương riêng cho các nhân tài

Tiến sĩ Trần Thị Quyên, Trường Đại học Luật Hà Nội cho rằng, pháp luật về thu hút nhân tài cần xây dựng bảng lương riêng cho các nhân tài đã thu hút. Bảng lương này có thể được xây dựng cao hơn 8 lần so với bảng lương của những người cùng vị trí việc làm tương tự.

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động