Thứ tư 24/04/2024 21:04

Bí quyết “ẵm” điểm cao môn KHXH kỳ thi tốt nghiệp THPT

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Trước khi các sĩ tử chính thức bước vào Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2022, nhiều thầy, cô giáo đã chia sẻ “bí quyết” giúp các em “ẵm” điểm cao các môn KHXH.
Bí quyết “ẵm” điểm cao môn KHXH kỳ thi tốt nghiệp THPT
Có phương hướng làm bài tốt, thí sinh có thể đạt kết quả cao trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay. Ảnh: Khánh Huy

Môn Lịch Sử

Cô giáo Trần Vân Anh - Giáo viên môn Lịch sử của Hệ thống Giáo dục HOCMAI cho biết: “Đề có 4 cấp độ câu hỏi: Nhận biết - Thông hiểu - Vận dụng - Vận dụng cao. Nếu mong muốn 7 - 8 điểm, các em nên tập trung vào kiến thức trọng tâm và hiểu kiến thức đó trong bài. Để đạt được điểm cao hơn, các em cần liên hệ, kết nối giữa các phần kiến thức khác nhau trong bài và liên hệ kiến thức liên quan đến đời sống thực. Tuy nhiên cần, làm chắc từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, tận dụng thời gian hợp lý.

Ví dụ với 40 câu trong 60 phút thì vòng 1 đọc tất cả các câu và khoanh các câu chắc đúng, tốc độ 1 phút nhân với 40 câu, câu nào không chắc chắn thì đánh dấu để sang câu tiếp theo. Vòng 2 chỉ làm các câu đánh dấu, phân tích kỹ hơn, nếu chưa làm được, dùng phương pháp loại trừ để loại bớt phương án nhiễu. Vòng 3, chỉ còn các câu khó, không chắc chắn, trường hợp chỉ còn 5 phút hết giờ thì chọn một trong số các phương án đang phân vân”.

Môn Giáo dục công dân

Thầy giáo Trần Văn Năng - Giáo viên môn Giáo dục công dân của Trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam cho rằng môn Giáo dục công dân là môn học tương đối dễ chịu và dễ giành điểm cao trong các môn thi. Nó là cứu cánh cho các môn khác khi xét tốt nghiệp.

“Các em lưu ý mấy điểm sau. Thứ nhất là ôn thi bám sát đề tham khảo của Bộ GD&ĐT. Thứ hai là ôn tất cả các bài trong đề thi tham khảo nhưng tập trung vào các bài có nhiều câu hỏi sẽ xuất hiện trong đề thi như bài 2, 4, 6, 7, 8 lớp 12. Thứ 3 là bình tĩnh khi làm bài, phân bổ thời gian hợp lí, câu dễ làm trước, câu khó làm sau; gạch chân các từ khóa; đọc đi đọc lại các câu hỏi và phân tích kĩ các câu hỏi vận dụng cao; phải làm hết tất cả câu hỏi trong đề thi; câu nào khó quá thì dùng phương pháp loại trừ để đi đến đáp án đúng nhất có thể.

Tổ hợp Xã hội

Cô giáo Trần Vân Anh - Giáo viên môn Lịch sử của Hệ thống Giáo dục HOCMAI chia sẻ: “Nếu xem lại bài trước ngày thi nên tập trung vào kiến thức, kỹ năng cơ bản, có thể vẽ sơ đồ tư duy, sơ đồ cây hoặc bảng biểu, đọc thông tin và thực hành trên Atlas.

Đối với các môn trắc nghiệm, có thể dành thời gian làm lại các đề đã được luyện tập để củng cố các dạng bài, câu hỏi mà mình chắc chắn, làm lại các phần mình còn nhầm lẫn; đối với môn tự luận có thể ghi lại cấu trúc dàn ý của đề bài”.

Cô Vân Anh nhấn mạnh: “Khó có thể nói môn nào dễ lấy điểm hay khó lấy điểm vì điều đó phụ thuộc và sức học và tâm lý của học sinh trong phòng thi. Tuy nhiên, với học sinh có mục tiêu khác nhau thì cách tiếp cận môn thi cũng khác nhau. Cụ thể, với học sinh chỉ thi tốt nghiệp, có thể tập trung vào môn mình học tốt nhất để nâng điểm cao hơn ở các môn thi này và chú ý ôn tập các môn mình chưa tốt để tránh trường hợp bị điểm liệt.

Với học sinh sử dụng kết quả các môn thì để xét tuyển đại học thì cần chú trọng đầu tư vào tổ hợp môn xét tuyển đại học, các môn khác có thể ở mức trung bình, đủ để xét tốt nghiệp. Quan trọng là không được để điểm liệt, hay vi phạm quy chế thi hoặc vì lý do nào đó bỏ thi, trừ trường hợp bất khả kháng ngoài khả năng kiểm soát của các em, như cấp cứu, bệnh dịch..."

Cô Nguyễn Thị Tuyết Trinh - tổ KHXH của Hệ thống Giáo dục HOCMAI lưu ý học sinh một số vấn đề. Thứ nhất, phân tích và xử lý nhanh, không nhất thiết phải làm theo trình tự câu hỏi. Câu nào thấy dễ và tự tin thì làm trước, câu khó làm sau. Những câu dễ phải làm nhanh và chắc.

Thứ hai, đọc kỹ yêu cầu của câu hỏi và tìm “từ khóa”, có thể lấy bút chì khoanh tròn “từ khóa” để giải quyết câu hỏi nhanh nhất và tránh bị lạc đề hay nhầm kiến thức.

Thứ ba, nếu không nhớ chính xác có thể sử dụng phương pháp loại trừ. Nếu đến cuối giờ vẫn không tìm được đáp án cần chọn cách “phỏng đoán” dựa trên cơ sở kiến thức hoặc kinh nghiệm, cố gắng không đoán mò.

Cô Tuyết Trinh cũng đưa ra những kinh nghiệm làm bài từng môn. Cụ thể: Đối với môn Lịch sử, cố gắng xâu chuỗi sự kiện, tìm ra mối liên hệ giữa các sự kiện để trả lời những câu hỏi thuộc vùng kiến thức mình không chắc chắn.

Đối với Địa lí, khai thác triệt để Atlat Địa lí Việt Nam: giành điểm ở những câu sử dụng Atlat trước và sử dụng Atlat cho cả những câu hỏi lí thuyết khác mà mình không nhớ chắc chắn kiến thức. Lưu ý khi sử dụng Atlat phải đọc kĩ chú giải để phân biệt các kí hiệu (ví dụ như trang 15, khái niệm quy mô dân số và phân cấp đô thị rất nhiều học sinh nhầm lẫn).

Đối với môn Giáo dục công dân, ưu tiên những khái niệm có trong sách giáo khoa (nếu các phương án trả lời tương tự như nhau, nên chọn đáp án là một khái niệm/thuật ngữ đã bắt gặp trong sách giáo khoa). Đối với những câu vận dụng cao, nên đọc xem đề hỏi tìm người vi phạm quyền gì trước, sau đó mới đọc ngược lên phần dẫn để tìm “chứng cứ” vi phạm của các nhân vật sau.

Cuối cùng, phải giữ tâm lí thật bình tĩnh, tự tin, không nên tự tạo áp lực cho mình để ảnh hưởng đến bài làm. Sau khi làm bài xong nếu còn thời gian nên soát lại cho chắc chắn.

Những quy định nếu vi phạm có thể khiến bài thi phạm quy thí sinh cần lưu ý
Thầy cô dặn dò học trò những lưu ý để "ăn điểm" môn KHTN
“Chiến thuật” đạt điểm cao môn Tiếng Anh kỳ thi tốt nghiệp THPT
An Nhiên
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động