Thứ hai 07/10/2024 08:50

Bài học từ vụ việc thí sinh ngủ quên: Sự khác biệt giữa con người và robot…

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Vụ việc của em T - học sinh Trường THPT chuyên Phan Ngọc Hiển (phường 1, TP. Cà Mau) bị 0 điểm môn tiếng Anh vì ngủ quên, dẫn đến trượt tốt nghiệp có thể nói là tạm khép lại khi em T tự nhận ra lỗi của mình nhưng nó để lại bài học cho cả thí sinh và ngành giáo dục.
Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

T bị điểm 0 là do mình. Cái đó đúng thôi vì em ngủ say quá nên đã ko kịp làm bài thi, nhưng nó để lại bài học cho các kỳ thi sau. Bài học ở đây là không thể coi sự việc bất thường là bình thường, không thể vô tâm, vô cảm, bàng quan trước những điều bất thường.

Không ai mong sự việc này tái diễn lần nữa bởi sự cố điểm liệt của em T không chỉ đến từ em mà còn đến từ cán bộ coi thi (CBCT). Ngành giáo dục cần xem đây là bài học và phải tập huấn lại cho CBCT thi ở các kỳ thi tiếp theo. Không thể coi chuyện thí sinh ngủ trong phòng thi, nằm bất động đến 40 phút là chuyện bình thường, là đúng quy chế. Rõ ràng đó là điều bất thường và những điều bất thường này đã có quy định về hướng xử lý trong quy chế coi thi.

Theo Mục 11 về Phụ lục IV về Coi thi kèm theo Công văn 1523/BGDĐT-QLCL năm 2022 quy định như sau: “Trong quá trình coi thi, các tình huống bất thường (nếu có) đặc biệt là các tình huống ảnh hưởng đến quyền lợi của thí sinh, cán bộ coi thi phải thông qua cán bộ giám sát để báo ngay cho Trưởng Điểm thi xem xét quyết định trước khi xử lý”.

Ngủ hoặc bất động trong phòng thi đều là các trường hợp bất thường. Phòng thi là nơi để làm bài chứ không phải là nơi để ngủ. Thí sinh có thể nằm gục vì mỏi mệt, nhưng nằm ngủ ngon lành đến 40 phút thì CBCT cần kiểm tra, nhắc nhở.

Vậy nên, những ai coi chuyện thí sinh ngủ quên gần như cả buổi thi mà CBCT không có động thái kiểm tra (nếu nhỡ thí sinh bị đột quỵ trong phòng) hoặc đánh thức thí sinh (nếu thí sinh ngủ) là bình thường thì đều vô cảm.

Khoảng cách giữa lý và tình nhiều khi không rõ ràng và không phải lúc nào cái lý cũng là đúng tuyệt đối. Giúp đỡ một người khi họ khó khăn hay có bất thường sẽ tốt hơn là không làm gì và nói tôi không sai, nó không phải trách nhiệm của tôi.

Phải nói thêm là chuyện thí sinh gặp vấn đề về sức khỏe, bị ngất trong phòng thi đã xảy ra không ít và ở các hội đồng thi đều có bộ phận y tế trực sẵn để hỗ trợ. Cũng may, em T chỉ vì ngủ quên chứ không phải vì ngất xỉu hay đột quỵ mà bị trượt tốt nghiệp. Nếu có vấn đề về sức khỏe, ảnh hưởng đến tính mạng của em T, tôi tin chắc, những người coi việc CBCT không đánh thức là bình thường sẽ nghĩ khác, sẽ đổ lỗi là CBCT vô cảm, cũng trách móc họ mạnh mẽ. Đó chính là cảm xúc và cái lý lúc này cũng không còn nhiều nữa.

Lỗi của thí sinh thì rõ rồi. Nhưng nếu hai CBCT có tâm, có trách nhiệm với thí sinh dự thi sẽ không để em T ngủ ngon lành gần cả buổi thi để dẫn đến hậu quả như vậy. Thật sự đáng tiếc!

Vì thế, đây là bài học cho cả thí sinh và CBCT chứ không chỉ có mình thí sinh có lỗi để phủi sạch trách nhiệm nói làm đúng quy trình, quy chế. Con người khác robot ở chỗ là có đủ giác quan, biết phân tích đúng sai, hợp lý, còn robot thì không.

Thí sinh ngủ quên bị 0 điểm: Có thể giám thị không vi phạm nhưng thực hiện nhiệm vụ vô cảm như một Thí sinh ngủ quên bị 0 điểm: Có thể giám thị không vi phạm nhưng thực hiện nhiệm vụ vô cảm như một "cái máy"
Sơn Lâm
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động