Thứ ba 17/09/2024 05:19

Bệnh đậu mùa khỉ được xếp vào nhóm bệnh truyền nhiễm nguy hiểm

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Bộ Y tế mới ra quyết định xếp bệnh đậu mùa khỉ vào nhóm các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có khả năng lây truyền nhanh và có thể gây tử vong.
Bệnh đậu mùa khỉ được xếp vào nhóm bệnh truyền nhiễm nguy hiểm
Bệnh đậu mùa khỉ được Bộ Y tế xếp vào nhóm bệnh truyền nhiễm nhóm B - nhóm nguy hiểm (ảnh minh họa)

Quyết định số 3044/QĐ-BYT được Bộ Y tế ban hành đã xếp bổ sung bệnh đậu mùa khỉ vào danh mục bệnh truyền nhiễm nhóm B.

Theo đó, bệnh truyền nhiễm nhóm B gồm các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có khả năng lây truyền nhanh và có thể gây tử vong gồm bệnh do virus Adeno, bệnh do virus gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS), bạch hầu, cúm, bệnh dại, ho gà, lao phổi, sốt xuất huyết, sốt rét, sởi, bệnh tay chân miệng, thuỷ đậu…

Các hoạt động phòng, chống bệnh đậu mùa khỉ được thực hiện theo quy định của Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm đối với bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm B. Để chủ động phòng chống dịch bệnh đậu mùa khỉ, Bộ Y tế khuyến cáo người dân tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng bệnh như: Che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi; thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước sạch hoặc dung dịch sát khuẩn tay.

Người có triệu chứng phát ban cấp tính không rõ nguyên nhân kèm theo một hoặc nhiều triệu chứng nghi ngờ cần chủ động liên hệ với cơ sở y tế để được theo dõi, tư vấn kịp thời.

Bệnh đậu mùa khỉ được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1970 tại Cộng hòa Dân chủ Công Gô, kể từ đó bệnh đậu mùa khỉ ở người trở thành bệnh lưu hành ở khu vực Trung Phi và Tây Phi.

Từ tháng 5-2022 đến nay, dịch có diễn biến bất thường, lan ra nhiều quốc gia. Thời gian ủ bệnh 6-13 ngày, nhưng có thể dao động từ 5-21 ngày. Các triệu chứng thường thấy như: sốt, đau đầu, đau cơ, đau lưng, sưng hạch bạch huyết, ớn lạnh, mệt mỏi, phát ban có thể nhìn giống như mụn nước xuất hiện trên mặt, bên trong miệng hoặc ở các bộ phận khác của cơ thể như bàn tay, bàn chân, ngực, bộ phận sinh dục hoặc hậu môn. Bệnh có thể tự khỏi trong vòng 2-3 tuần.

Việt Nam cũng đã ghi nhận 2 trường hợp mắc đậu mùa khỉ về từ nước ngoài. Hiện chưa có ổ dịch đậu mùa khỉ nội địa, nguồn xâm nhập có thể từ nước ngoài về.

Số ca bệnh đầu mùa khỉ vượt mốc 70.000 Số ca bệnh đầu mùa khỉ vượt mốc 70.000
24 người có nguy cơ lây nhiễm bệnh dại do tham gia giết mổ chó ở Hà Nội được đưa đi tiêm vaccine 24 người có nguy cơ lây nhiễm bệnh dại do tham gia giết mổ chó ở Hà Nội được đưa đi tiêm vaccine
Bệnh nhân đậu mùa khỉ thứ hai tại Việt Nam đã khỏi bệnh Bệnh nhân đậu mùa khỉ thứ hai tại Việt Nam đã khỏi bệnh
Kim Quyên
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động