Thứ bảy 20/04/2024 13:03

Bệnh nhân đậu mùa khỉ thứ hai tại Việt Nam đã khỏi bệnh

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Thông tin từ Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP Hồ Chí Minh cho biết, sau 2 tuần được điều trị và cách ly tại bệnh viện, bệnh nhân đậu mùa khỉ thứ hai tại Việt Nam đã khỏi bệnh và được xuất viện vào chiều ngày 31/10.
Bệnh nhân đậu mùa khỉ thứ hai tại Việt Nam đã khỏi bệnh
Bệnh nhân mắc đậu mùa khỉ thứ hai tại Việt Nam được xuất viện sau 2 tuần điều trị. Ảnh: BVCC

Chiều ngày 31/10/2022, bệnh nhân mắc đậu mùa khỉ thứ hai tại Việt Nam được xuất viện sau 2 tuần điều trị và cách ly tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP Hồ Chí Minh. Sau thời gian điều trị và cách ly tại bệnh viện, bệnh nhân hết sốt, tổng trạng tốt, tinh thần thoải mái, các sang thương đã lành hoàn toàn. Phết sẹo sang thương ngày 31/10 làm PCR Monkeypox âm tính. Bệnh nhân đã khỏi bệnh và được xuất viện.

Trước đó, bệnh nhân đi làm tại Dubai từ ngày 29/9/2022 - 18/10/2022. Bệnh nhân có tiếp xúc gần với bạn trai có các biểu hiện nghi ngờ bệnh đậu mùa khỉ như sốt, mệt mỏi, nổi bóng nước vùng sinh dục trước khi khởi bệnh 10 ngày. Được sự hỗ trợ của bệnh nhân đậu mùa khỉ đầu tiên, bệnh nhân đã liên lạc với Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP HCM (HCDC) và được đưa vào cách ly và điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới ngay sau khi nhập cảnh Việt Nam.

Khi về Việt Nam, bệnh nhân không tiếp xúc với ai. Sau khi nhập viện, bệnh nhân được lấy mẫu xét nghiệm và kết quả PCR dương tính MP Ct=19.4 . Kết quả giải trình tự chuỗi gen định danh xác định là chủng Monkeypox virus thuộc clade Iib, chủng vi rút đã gây bệnh cho ca bệnh đầu tiên của Việt Nam và cũng là chủng vi rút gây bệnh trên thế giới từ đầu năm 2022 đến nay.

Bệnh viện Bệnh nhiệt đới khuyến cáo, để an toàn cho bản thân và cộng đồng, người dân cần thực hiện các biện pháp phòng ngừa bệnh đậu mùa khỉ theo khuyến cáo của ngành y tế. Khi có triệu chứng nghi ngờ hoặc tiếp xúc gần với ca nghi ngờ Đậu mùa khỉ, hãy liên hệ với HCDC, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới hoặc cơ sở y tế gần nhất để được hướng dẫn.

Theo Bộ Y tế, các triệu chứng thường thấy của bệnh đậu mùa khỉ gồm: sốt, đau đầu, đau cơ, đau lưng, sưng hạch bạch huyết, ớn lạnh, mệt mỏi, phát ban có thể nhìn giống như mụn nước xuất hiện trên mặt, bên trong miệng hoặc ở các bộ phận khác của cơ thể như bàn tay, bàn chân, ngực, bộ phận sinh dục hoặc hậu môn.

Bệnh đậu mùa khỉ có thể tự khỏi trong vòng 2-3 tuần, tuy nhiên hay gặp tổn thương da toàn thân và có hạch to kéo dài 2-3 tuần. Bệnh thường nặng ở trẻ em, phụ nữ có thai hoặc người suy giảm miễn dịch.

Theo hướng dẫn của Bộ Y tế, các biện pháp phòng ngừa chung để tránh lây nhiễm bệnh đậu mùa khỉ bao gồm: Tránh tiếp xúc với người/động vật có thể bị bệnh ( bao gồm cả động vật bị bệnh hoặc đã chết ở những khu vực xảy ra bệnh đậu mùa ở khỉ).

Tránh tiếp xúc với vật dụng, bề mặt có nguy cơ nhiễm vi-rút đậu mùa khỉ như khăn trải giường, quần áo người bệnh; Cách ly, điều trị người bệnh tại cơ sở y tế.

Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và các dung dịch sát khuẩn thông thường sau khi tiếp xúc với người/ động vật nghi ngờ nhiễm bệnh; Sử dụng phương tiện phòng hộ cá nhân khi chăm sóc người bệnh; Thực hiện đánh giá nguy cơ phơi nhiễm theo các quy định để có biện pháp xử trí phù hợp.

Bộ Y tế thông tin về bệnh nhân đầu tiên mắc bệnh Đậu mùa khỉ tại Việt Nam
Bệnh nhân mắc Đậu mùa khỉ đầu tiên tại Việt Nam hồi phục tốt
Hà Nội: Chủ động giám sát chặt chẽ dịch bệnh đậu mùa khỉ trong cộng đồng
Phát hiện ca nhiễm đậu mùa khỉ thứ 2 tại thành phố Hồ Chí Minh
Minh Nhật
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động