Thứ sáu 19/04/2024 12:34

Vĩnh Phúc: Nỗ lực nâng cao chất lượng dân số, xây dựng gia đình tiến bộ, ấm no, hạnh phúc

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Những năm qua, công tác Dân số - KHHGĐ trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận - chất lượng dân số được cải thiện, góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển. Tuy nhiên, vẫn còn những khó khăn thách thức ảnh hưởng đến quá trình nâng cao chất lượng dân số, thực hiện mục tiêu xây dựng xã hội phồn vinh, gia đình hạnh phúc.
Vĩnh Phúc: Nỗ lực nâng cao chất lượng dân số, xây dựng gia đình tiến bộ, ấm no, hạnh phúc
Đẩy mạnh tuyên truyền để người dân thực hiện tầm soát, chẩn đoán điều trị bệnh tật trước sinh và sơ sinh.

Nhận thức của người dân về nâng cao chất lượng dân số có chuyển biến rõ rệt

Theo ông Nguyễn Hoài Nam, Chi cục trưởng Chi cục Dân số - KHHGĐ Vĩnh Phúc, những năm qua công tác Dân số - KHHGĐ trên địa bàn luôn nhận được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền và sự phối hợp tham gia tích cực của các ban ngành, đoàn thể, các tổ chức xã hội, đặc biệt là sự quan tâm chỉ đạo sát sao và toàn diện của Sở Y tế.

“Bên cạnh đó, nhận thức và hành động của cán bộ, đảng viên và nhân dân trong tỉnh có bước chuyển biến rõ rệt, quy mô gia đình có một hoặc hai con được đại đa số nhân dân trong tỉnh đồng tình, thực hiện. Việc xây dựng mô hình gia đình ít con, no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc được toàn dân hưởng ứng và ngày càng phát triển.” – ông Nguyễn Hoài Nam cho biết.

Trong 6 tháng đầu năm 2022, công tác chuyên môn có những kết quả đáng ghi nhận, cụ thể như sau, đối với chỉ tiêu mức giảm sinh, 6 tháng đầu năm có 5.698 trẻ em sinh ra, giảm 1.460 trẻ so với cùng kỳ năm 2021 (giảm 20,39%). Tỷ số giới tính khi sinh, số trẻ sinh ra là nam 3.088 trẻ, số trẻ nữ là 2.610 trẻ. Tỷ số giới tính khi sinh là 118,31 bé trai/100 bé gái, tăng 2,58 điểm % so với cùng kỳ. Tỷ lệ sàng lọc trước sinh, có 5.936 bà mẹ mang thai được sàng lọc trước sinh, giảm 1.863 người so với cùng kỳ năm 2021 (giảm 23,88%). Tỷ lệ sàng lọc sơ sinh, trẻ em được sàng lọc sơ sinh là 4.363 trẻ chiếm 76,57% số trẻ em sinh ra, giảm 718 trẻ so với cùng kỳ năm 2021 (giảm 14,13%).

Vĩnh Phúc: Nỗ lực nâng cao chất lượng dân số, xây dựng gia đình tiến bộ, ấm no, hạnh phúc

Chi cục Dân số - KHHGĐ Vĩnh Phúc phối hợp với Hội Nông dân tỉnh, tổ chức Hội nghị tuyên truyền về Mất cân bằng giới tính khi sinh cho Hội viên, Hội nông dân trên địa bàn huyện Tam Đảo.

Tỷ lệ sinh con thứ 3, có 1.046 trẻ em là con thứ 3 trở lên chiếm 18,36%, giảm 345 trẻ so với cùng kỳ năm 2021 (giảm 24,80%). Tỷ lệ nam, nữ thanh niên được tư vấn, khám sức khỏe trước khi kết hôn tăng mạnh, có 109.371 nam, nữ thanh niên được tư vấn, được cung cấp kiến thức về chăm sóc sức khoẻ sinh sản/KHHGĐ, tăng 35.262 người so với cùng kỳ năm 2021 (tăng 47,58%).

Tỷ lệ người cao tuổi được khám sức khỏe định kỳ 1 lần/1 năm, có 27.462 người cao tuổi được khám sức khỏe định kỳ, giảm 1.343 người so với cùng kỳ năm 2021 (giảm 4.66%). Số người mới sử dụng biện pháp tránh thai (BPTT) hiện đại, có 59.072 người, đạt 87,57% so với KH (KH năm 67.450 người) tăng 872 người so với cùng kỳ (tăng 1,49%).

Vẫn chưa đáp ứng yêu cầu của sự phát triển

Theo ông Nguyễn Hoài Nam, chất lượng dân số của tỉnh trong những năm qua tuy đã được nâng lên, nhưng so với yêu cầu nhiệm vụ phát triển của tỉnh trong giai đoạn hiện nay vẫn còn những hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu.

Vĩnh Phúc: Nỗ lực nâng cao chất lượng dân số, xây dựng gia đình tiến bộ, ấm no, hạnh phúc

Ông Nguyễn Hoài Nam, Chi cục trưởng Chi cục Dân số - KHHGĐ Vĩnh Phúc: "Chất lượng dân số của tỉnh trong những năm qua tuy đã được nâng lên, nhưng hiện nay vẫn còn những hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu của sự phát triển".

Những hạn chế, tồn tại cản trở đến quá trình hoàn thành các mục tiêu về công tác dân số trên địa bàn tỉnh, được Chi cục Dân số - KHHGĐ chỉ ra. Thứ nhất, công tác lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức triển khai thực hiện công tác Dân số - KHHGĐ ở một số cấp uỷ, chính quyền địa phương còn thiếu đồng bộ, chưa thường xuyên nên kết quả triển khai còn hạn chế.

Thứ hai, tổ chức bộ máy, cán bộ làm công tác Dân số - KHHGĐ đã từng bước được ổn định và đi vào hoạt động, tuy nhiên, do mô hình tổ chức mới nên nhiều huyện còn khó khăn, vướng mắc khi chỉ đạo, triển khai thực hiện. Một số nơi, công tác chỉ đạo, điều hành chưa thật tích cực. Tư tưởng, nhận thức của một số cấp uỷ Đảng, chính quyền còn chủ quan buông lỏng, ít quan tâm đến công tác Dân số - KHHGĐ nên ảnh hưởng đến kết quả công tác Dân số - KHHGĐ.

Thứ ba, đội ngũ cán bộ dân số các cấp luôn có thay đổi nên công tác đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ mới mặc dù đã được triển khai tích cực nhưng chưa đáp ứng được so với nhu cầu thực tế. Do vậy trình độ cán bộ Dân số - KHHGĐ cũng là một thách thức cho việc triển khai thực hiện công tác Dân số - KHHGĐ trong giai đoạn hiện nay.

Thứ tư, kết quả giảm sinh chưa vững chắc, mất cân bằng giới tính khi sinh tuy có giảm nhưng vẫn còn cao, kết quả thực hiện công tác Dân số - KHHGĐ chưa đồng đều giữa các địa phương. Một số huyện có tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên vẫn tương đối cao.

Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế nói trên, xuất phát từ những định kiến về giới tính, tư tưởng trọng nam hơn nữ, gia đình phải có con trai để nối dõi tông đường, thậm chí tư tưởng đông con – nhiều con nhiều của, vẫn còn tồn tại và ăn sâu vào nhận thức của người dân, của một số cán bộ, đảng viên.

Một số cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể ở một số cơ quan, địa phương chưa nhận thức đầy đủ tính chất khó khăn, phức tạp và lâu dài của công tác Dân số - KHHGĐ; chưa sâu sát trong việc lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện chính sách Dân số - KHHGĐ; chưa thường xuyên kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm và xử lý kịp thời những vấn đề nảy sinh trong công tác Dân số - KHHGĐ.

Khắc phục khó khăn thế nào?

Các giải pháp khắc phục những tồn tại, hạn chế để nâng cao chất lượng dân số, theo lãnh đạo Chi cục Dân số - KHHGĐ, trong thời gian tới, đơn vị tiếp tục tổ chức quán triệt sâu rộng chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác Dân số - KHHGĐ. Qua đó nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho đội ngũ cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân về ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác Dân số - KHHGĐ.

Vĩnh Phúc: Nỗ lực nâng cao chất lượng dân số, xây dựng gia đình tiến bộ, ấm no, hạnh phúc
Hưởng ứng ngày vệ sinh tay thế giới 5/5/2022, Chi cụ Dân số - KHHGĐ Vĩnh Phúc đẩy mạnh tuyên truyền vận động, qua đó có hàng trăm bài tham gia cuộc thi "Tay sạch khuẩn bảo vệ cộng đồng".

Tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, giáo dục, nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và hành vi của cán bộ, đảng viên và nhân dân về thực hiện các chính sách Dân số - KHHGĐ. Chú trọng, củng cố và phát triển các mô hình truyền thông ở cơ sở, đặc biệt là ở những địa bàn có mức sinh cao... nội dung tuyên truyền tập trung vào việc giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh, việc giảm sinh và nâng cao chất lượng dân số. Tổ chức thực hiện có hiệu quả hoạt động truyền thông chuyển đổi hành vi về Dân số - KHHGĐ ở các cấp theo các nội dung, đối tượng đã hướng dẫn; sản xuất, nhân bản và cung cấp sản phẩm truyền thông cho cơ sở.

Thực hiện miễn phí các biện pháp tránh thai cho đối tượng hộ nghèo, cận nghèo, gia đình chính sách vùng nông thôn, miền núi, kết hợp tuyên truyền, vận động để các nhóm đối tượng khác tự nguyện áp dụng các biện pháp tránh thai hiện đại và tự chi trả chi phí theo giá viện phí của các cơ sở y tế. Tổ chức tiếp nhận và cung cấp đầy đủ, kịp thời các phương tiện tránh thai an toàn, đa dạng, thuận tiện, đúng tiêu chuẩn, quy định.

Triển khai các hoạt động của đề án cân thiệp giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh; Chương trình mở rộng tầm soát, chẩn đoán, điều trị một số bệnh, tật trước sinh và sơ sinh; chăm sóc người cao tuổi dựa vào cộng đồng. Chỉ đạo, hướng dẫn Trung tâm Y tế các huyện, thành phố đẩy nhanh tiến độ thực hiện các hoạt động.

Tiếp tục thực hiện việc củng cố, ổn định tổ chức bộ máy, cán bộ làm công tác Dân số - KHHGĐ từ tỉnh đến cơ sở. Tăng cường đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ ở tỉnh và cơ sở nhằm cung cấp kiến thức, kỹ năng quản lý và tổ chức thực hiện các lĩnh vực của công tác Dân số - KHHGĐ. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra về lĩnh vực Dân số - KHHGĐ.

Vĩnh Phúc: Nâng cao chất lượng dân số, đáp ứng yêu cầu phát triển xã hội Vĩnh Phúc: Nâng cao chất lượng dân số, đáp ứng yêu cầu phát triển xã hội
Mức sinh cao đang tăng trở lại ở nhiều địa phương Mức sinh cao đang tăng trở lại ở nhiều địa phương
Sỹ Hào
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động