Thứ năm 25/04/2024 21:00
Xét xử vụ án AIC Đồng Nai:

Việc đưa các bị cáo bỏ trốn ra xét xử là đúng pháp luật

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Đối đáp với quan điểm của các luật sư cho rằng, cần tạm đình chỉ điều tra đối với các bị cáo đang bỏ trốn thay vì xét xử, đại diện Viện kiểm sát (VKS) cho rằng, việc đưa các bị cáo bỏ trốn ra xét xử là đúng pháp luật.
Việc đưa các bị cáo bỏ trốn ra xét xử là đúng pháp luật
Nhóm bị cáo trong vụ án đang bỏ trốn

Chiều 28/12, TAND TP Hà Nội tiếp tục xét xử sơ thẩm vụ án sai phạm tại dự án Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai và Công ty AIC.

Trong phần tranh luận, luật sư bào chữa cho các bị cáo bị đưa ra xét xử vắng mặt cho rằng, cơ quan tiến hành tố tụng phải ra quyết định tạm đình chỉ điều tra đối với các bị cáo vắng mặt, bỏ trốn.

Đối đáp với quan điểm này, đại diện VKS viện dẫn nhiều quy định của pháp luật cho thấy, việc đưa các bị cáo bỏ trốn ra xét xử là đúng pháp luật.

Theo đó, Bộ luật Tố tụng hình sự quy định việc tạm đình chỉ điều tra, tạm đình chỉ truy tố, tạm đình chỉ xét xử khi chưa xác định được bị can/bị cáo hoặc không biết rõ bị can/bị cáo đang ở đâu nhưng đã hết thời hạn điều tra, truy tố hoặc chuẩn bị xét xử.

Tuy nhiên, Bộ luật Tố tụng hình sự cũng quy định trong trường hợp có nhiều bị can/bị cáo có lý do tạm đình chỉ nhưng không liên quan đến các bị cáo khác thì có thể tạm đình chỉ. Ngược lại, nếu lý do tạm đình chỉ mà ảnh hưởng đến nhiều hoặc tất cả các bị can khác thì có thể không thể tạm đình chỉ.

Đối chiếu với vụ án này, việc tạm đình chỉ đối với 8 bị cáo là có thể và có căn cứ. Tuy nhiên, việc tạm đình chỉ đối với 8 bị cáo nếu thực hiện sẽ ảnh hưởng đến vụ án, nên không thể tạm đình chỉ.

Trong vụ án này, bị cáo Nguyễn Thị Thanh Nhàn là người chủ mưu, tổ chức thực hiện tội phạm. Bị cáo Trần Mạnh Hà (Phó Tổng giám đốc Công ty AIC) và các bị cáo bỏ trốn đều có hành vi phạm tội liên quan đến các bị cáo khác trong vụ án nên cơ quan tố tụng không ra quyết định tạm đình chỉ điều tra mà vẫn truy tố vắng mặt các bị cáo bỏ trốn là đúng quy định của pháp luật.

Đồng thời, trong vụ án, bị cáo Nguyễn Thị Thanh Nhàn, với vai trò là chủ mưu, lại hiện bị cáo đang bỏ trốn nên phải áp dụng các biện pháp tăng nặng trách nhiệm hình sự.

Đối với bị cáo Đinh Quốc Thái (cựu Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai), đại diện VKS hay, tại phần luận tội đã đề nghị bị cáo mức án từ 9 - 11 năm tù, song tại phần đối đáp, VKS giảm mức đề nghị ông Thái xuống từ 8 - 9 năm tù. Lý do mà VKS đưa ra là do bị cáo Thái cần được khích lệ, động viên khi đóng góp tích cực và công tác điều tra, thành khẩn khai báo làm sáng tỏ vụ án.

Với bị cáo Bồ Ngọc Thu, cựu Giám đốc Sở KH&ĐT, VKS khẳng định, bà Thu có động cơ vụ lợi, bởi bị cáo đã lợi dụng chức vụ quyền hạn với lý do “sợ làm Bí thư phật ý”. Ngoài ra, tại các dịp lễ tết, bị cáo đã nhận tiền từ bị cáo Trần Mạnh Hà tổng số tiền 1 tỷ đồng. Do đó, việc truy tố bị cáo là không oan sai.

Với bị cáo Phan Huy Anh Vũ, căn cứ vào lời khai và các chứng cứ, đồng thời trong quá trình điều tra, bị cáo Vũ cũng thừa nhận việc nhận hối lộ và vận động gia đình nộp lại 14,8 tỷ đồng. Việc truy tố bị cáo Vũ về hai tội “Nhận hối lộ” và “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng” là hoàn toàn chính xác.

Một số hình ảnh vụ xét xử các bị cáo trong vụ sai phạm tại Công ty AIC Một số hình ảnh vụ xét xử các bị cáo trong vụ sai phạm tại Công ty AIC
Luật sư đề nghị đổi tội danh cho cựu Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Đồng Nai Luật sư đề nghị đổi tội danh cho cựu Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Đồng Nai
Cựu Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Đinh Quốc Thái xin HĐXX khoan hồng cho các bị cáo từng là cộng sự Cựu Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Đinh Quốc Thái xin HĐXX khoan hồng cho các bị cáo từng là cộng sự
Minh Dương
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động