Thứ sáu 22/11/2024 21:54

Vay tiền qua App di động và vòng xoáy nợ nần, không lối thoát

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Chỉ cần vài thao tác trên điện thoại di động, người dân dễ dàng vay được tiền qua APP di động và nhận được tiền vay chỉ trong vòng vài phút nhưng đó cũng chính là cái bẫy do phía cho vay giăng ra để đưa người vay rơi vào vòng xoáy nợ nần, không lối thoát.

Vay tiền qua mạng, hay qua các ứng dụng đi động (App) đã và đang được rất nhiều người thực hiện trong thời gian gần đây bởi những tiện ích về thủ tục, thời gian. Nếu chỉ đơn thuần là vay - trả thì việc vay qua App không có gì đáng nói. Tuy nhiên, khi vay tiền qua App đòi hỏi người vay phải cung cấp thông tin cá nhân như: hình ảnh, số CMND, số tài khoản ngân hàng và đồng ý các điều khoản trên hợp đồng điện tử do ứng dụng soạn thảo.

Vay tiền qua App di động và vòng xoáy nợ nần, không lối thoát
Nhiều nạn nhân rơi vào bế tắc sau khi vay App di động (Ảnh báo Lao động).

Đặc biệt, người vay buộc phải chấp nhận điều khoản cho ứng dụng truy cập vào danh bạ điện thoại di động. Khi người vay không trả đúng hạn hoặc trốn nợ, thì chính những người thân, bạn bè có trong danh bạ người vay sẽ bị rơi vào những tình cảnh khốn đốn vì bị “đòi nợ”.

Nếu người vay không trả, người thân liên tục bị các đối tượng dùng nhiều hình thức để làm phiền, đòi nợ như: sử dụng số lạ gọi điện thoại đe dọa, tạo áp lực về tâm lý, tinh thần, yêu cầu chị liên hệ với người thân đã vay tiền để trả tiền nợ; thậm chí, các đối tượng còn sử dụng nick facebook ảo đăng tải nhiều lần, trên nhiều hội nhóm hình ảnh người thân ghép với người vay tiền với nội dung “truy tìm đối tượng vay tiền và những đối tượng bao che câu kết đi vay tiền ăn chơi không thanh toán nợ nần”.

Việc bị đăng ảnh lên mạng xã hội cùng những thông tin sai sự thật đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm lý, tình cảm, các mối quan hệ trong cuộc sống cũng như công việc của những người thân.

Gần đây nhất, một trường hợp do dịch bệnh kéo dài, khó khăn về kinh tế nên đã vay tiền qua App trên ứng dụng điện thoại di động. Việc giải ngân vay tiền rất nhanh khi anh này chỉ cần chụp ảnh CCCD/CMND cùng ảnh bản thân. Tuy nhiên, các ứng dụng này đã cắt phế tiền gửi về cho anh cũng như lãi xuất khá cao khiến anh ngày càng khó khăn trong việc trả nợ. Khi không trả được nợ, anh bị các đối tượng nhắn tin đe dọa, gọi điện thoại cho người thân nhằm khủng bố tinh thần để đòi tiền.

Phân tích về mặt pháp lý, Luật sư Diệp Năng Bình, Trưởng Văn phòng Luật sư Tinh Thông Luật cho biết, hậu quả việc vay qua App điện thoại di động đã xảy ra từ nhiều năm qua và các phương tiện truyền thông cũng nhiều lần đăng tải những bài viết tuyên truyền về cách thức vay tiền qua App để người dân nâng cao cảnh giác. Mặc dù đã cảnh báo nhiều nhưng vẫn còn có nhiều người dân tiếp tục sập bẫy.

Luật sư Diệp Năng Bình
Luật sư Diệp Năng Bình cho biết, vay qua App điện thoại di động đã xảy ra từ nhiều năm qua, mặc dù đã cảnh báo nhiều nhưng vẫn còn có nhiều người dân tiếp tục sập bẫy.

Với đường dây "tín dụng đen" cho vay theo hình thức qua ứng dụng, chỉ cần vài thao tác trên điện thoại, người dân dễ dàng nhận được tiền vay chỉ trong vòng vài phút nhưng đó cũng chính là cái bẫy do phía cho vay giăng ra để đưa người vay rơi vào vòng xoáy nợ nần, không lối thoát.

Theo quy định, đơn vị cho vay không được sử dụng biện pháp đe dọa đối với khách hàng; không nhắc nợ trong khoảng thời gian từ 07 giờ đến 21 giờ. Không nhắc nợ, đòi nợ, gửi thông tin về việc thu hồi nợ của khách hàng đối với tổ chức, cá nhân không có nghĩa vụ trả nợ, trừ trường hợp có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; Chỉ được nhắc nợ đối với khách hàng tối đa 05 lần/ngày; Trong hợp đồng cho vay tiêu dùng phải có thỏa thuận về hình thức nhắc nợ và thời gian nhắc nợ; Phải bảo mật thông tin khách hàng theo quy định của pháp luật.

Do đó, nếu như người nào khủng bố để đòi tiền bằng cách lấy ảnh của người vay tiền để ghép ảnh bôi xấu uy tín và danh dự của người vay tiền nhằm mục đích đòi nợ có thể bị xử phạt hành chính từ 10 – 20 triệu đồng.

Trong trường hợp công bố thông tin cá nhân và những bí mật khác của người vay tiền lên mạng xã hội (họ tên, năm sinh, số chứng minh thư, số điện thoại, địa chỉ, công việc… của người vay tiền) thì có thể bị xử phạt hành chính từ 20 – 30 triệu đồng.

Vay tiền qua App di động và vòng xoáy nợ nần, không lối thoát
Người dân vay tiền qua App và vòng xoáy không lối thoát.

Người nào vu khống người khác để đòi tiền có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu thuộc các khoản tại điều 156 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017. Trường hợp khủng bố, đe dọa giết người để đòi tiền thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự đến 7 năm tù giam.

Luật sư Diệp Năng Bình khuyến cáo, hiện nay xuất hiện nhiều App cho vay tiền núp dưới hình thức tín dụng đen, cho vay với lãi suất cắt cổ. Do đó, người dùng cần tìm hiểu kỹ thông tin điều khoản, dịch vụ, các quy định về lãi, phí, hạn mức trả nợ... trước khi quyết định vay tiền qua App. Để tránh những tình huống không hay như trên xảy ra, người dân khi gặp khó khăn về vấn đề tài chính, có nhu cầu vay tiền, thì nên đến các ngân hàng, tổ chức tín dụng tin cậy để được tư vấn cụ thể về mức vay, lãi suất, thời hạn trả tiền.

Đồng thời, khi phát hiện các App cho vay với lãi suất cao, hoặc bị làm phiền, xúc phạm danh dự bởi những đối tượng chuyên đòi nợ thì người dân cần liên hệ cơ quan Công an gần nhất để được hỗ trợ, giúp đỡ nhằm tránh những hậu quả không đáng có xảy ra.

Giả mạo zalo của cô giáo chủ nhiệm lừa phụ huynh đóng tiền học Giả mạo zalo của cô giáo chủ nhiệm lừa phụ huynh đóng tiền học

Một cô giáo ở thị xã Kinh Môn, Hải Dương bị đối tượng giả mạo zalo nhắn tin với các phụ huynh trong lớp yêu ...

Công Phương
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động